Thứ Bảy, 14 tháng 7, 2012

nhật ký nguyễn ngọc lan, nhìn từ ... / bài: nguyễn văn trung

 nhật ký nguyễn ngọc lan , nhìn từ  ....
nguyễn văn trung, bản thảo hạn chế , saigon  1995

nhật ký nguyễn ngọc lan ,
nhìn tphía  người đọc trong  nước *

 bản thảo hạn chế  / nguyễn văn trung 

-----------------------------------------------------

N hà xuất bản  TIN ở Paris  đã cho in 2 tập NHẬT KÝ  của  Nguyễn Ngọc Lan:
1) SỐNG THẲNG NÓI THẬT  - NHẬT KÝ 1989- 1900 2)  SỐNG THẲNG NÓI THẬT - NHẬT KÝ  1990- 1991.   Theo tờ TIN NHÀ, và qua đài phát thanh nước ngoài, thì 2 cuốn này được một   số dư luận ở nước ngoài ca tụng .Ở quê nhà, chỉ có một số người được đọc lén :
 -  tập  1  còn có người tò mò hỏi nhau mượn xem,  nhưng đến tập 2,   thì hầu như hết cả tò mò, vì đã chán ngán, thất vọng và cả phẫn nộ .
Đ ó là những phản ứng ghi nhận được nơi một số người không quen biết, nhưng vẫn kính phục NGUYỄN NGỌC LAN ,  thậm chí coi Nguyễn Ngọc Lan như một  thần tượng; hoặc nơi một số người quen biết, bạn bè cũ của tác giả - trong đó  có  người từng sát cánh với Nguyễn Ngọc Lan từ nhiều năm.
 D ưới đây , tôi ghi lại một số nhận định, giải thích tại sao lại có những phản ứng  chán ngán , thất vọng, phẫn nộ  kể trên . 

  NGUYỄN VĂN TRUNG
  4. 10. 1993
-----------------------------------------------------------------------------



  1.-     ủng hộ cách mạng  triệt để 



  N hóm  linh mục Chân Tín (CT ) , Nguyễn  Ngọc Lan (NNL)   cho ra tờ Đối  Diện  số 1 tháng 7 năm 1968.   Xu hướng thiên Cộng  càng ngày càng rõ rệt, lộ liễu, vì có một số bài làm người đọc tưởng đây là tờ báo của Mặt trận Giải Phóng Miền Nam   ( GPMN)   xuất bản ở thành phố . Theo anh Lý Chánh Trung đã có một trao đổi giữa anh và NNL, Lý Chánh Trung chủ trương cần kín đáo, dè dặt hơn.   Và ông Tạ Bá Tòng  phụ trách  trí vận hồi đó cũng tán thành ý kiến của anh Trung ( Lý ).

NNL còn phụ trách làm kinh tài, đổ ngoại tệ cho Y4 ( ký hiệu Chi khu Sài Gòn - Gia Định) , đi  Khu nhiều lần .  Còn việc lấy Nhà Dòng Chúa Cứu Thế  làm cơ sở hoạt động  cách mạng, thì Đứng Dậy số  100 ( tháng 10 / 1977)  đã tường thuật rồi.   Dòng Bénédictine  là một cơ sở cách mạng  cũng do NNL móc nối.
X u hướng thiên Cộng thể hiện rõ trong các bài của NNL, đặc biệt là những bài giảng tại nhà thờ Phú Quý và nhả thờ  đường Kỳ Đồng được đăng trên Đứng Dậy.
Đứng Dậy  số ra ngày 15 / 4 / 1975 đã đăng bài  Chúa hôm nay và ngày mai,  ghi âm bài giảng Tin Mừng ngày chúa nhật  6/4/1975 tại nhà thờ đường Kỳ Đồng, đại ý nói :
' Cách mạng sắp đến là giờ của Chúa, có thể anh em bị thử thách, nhưng để đức tin của anh em được tôi luyện, nếu anh emc có đức tin và đừng cứng lòng tin, thì sẽ thấy hoàn cảnh chúng ta   sắp rời bỏ không phải là lý tưởng , thuận lợi cho sự phát triển của đức tin; vì đó là xã hội thối nát ... và vì thế , anh em đừng nhốt Chúa  trong một đá, là cái thế giới tự do này từ lâu  rồi , và Chúa không còn thở nổi nữa .   Còn hoàn cảnh mới, dầu có khó khăn đi nữa, thì chắc gì Chúa chẳng đến với chúng ta dễ dàng hơn, qua nếp sống công bằng tình thương chia sẻ đó  '.

S au  30 / 4/ 1975, tờ Đứng Dậy,  số 70 ngày 4/ 7/ 1975,  tiếp tục đăng 3 bài giảng Tin Mừng của NNL , cũng tại 2 nhà thờ nói trên . 
Xin trích :
  -  đi vào lịch sử mới  ( 4/5/1975)   ' C húng ta  đang sống trong 1 tuần lễ phi thường, có 2 không 2 trong  cuộc đời chúng ta, cũng như trong lịch sử đất nước ta ...  30 / 4 : ngày vui chung , niềm vui lớn; mà những sự kiện ngoài đường, như là những tín chỉ, điềm lành; chẳng hạn khuôn mặt anh em bộ đội đi  vào thành phố Sài Gòn , tư cách khiêm tốn, đạo đức  của họ, đã làm cho tôi nói đùa với một ông thiếu tá :' ...-   giá như quân đội Sài Gòn   của anh vừa chiến thắng, xông vào thành phố Hà Nội; thì hầu như ngay ngày đầu tiên , đã có hàng chục ngàn đàn bà, con gái bị hãm hiếp '. 

 Mặc dầu  họ phê bình quá nặng, nhưng không oan đâu  : ' Thành  phố  Sài Gòn thật nguy nga, linh tinh lắm, nhưng trẻ con thì mất dạy '.  - B ài giảng ' Tại sao cứ đứng đó mà nhìn lên Trời'  ( nhân ngày lễ  chúa Yêsu lên  Trời - 11/ 5/ 1975 ) :' Hoàn cảnh  chúng ta đang sống không khác gì giờ phút đặc biệt của các đồ đệ chúa Yêsu đứng mải mê nhìn Trời, chúng ta cũng có khuynh hướng mải mê nhìn lại quá khứ, mà quên tiến về tương lai.   ' Hỡi những  tín hữu miền Nam, tại sao còn đứng lặng đó mà nhìn vào đâu mê mải, tiếc nuối 1 quá khứ, mà không nhận ra nước Chúa ở đâu; 1 nơi thì tinh khôn , chụp giật, gạt gẫm, 1 nơi thì mộc mạc, thật thà  '. ( qua thái độ của bộ đội ). -B ài giảng vào  Ngày lễ hiện xuống  ' Ngàn năm một thuở' ( 18 /5 / 1975 ) : C ách mạng  là đổi đời, đổi thế giới, chỉ chấm dứt vương quyền trên Israel.  Đó là một mất mát , nhưng mất mà được, vì có thuận lợi đón nhận năng lực, khí phách  Chúa Thánh Thần .  cách mạng giải phóng đặc biệt cho Giáo hội, vì kéo Giáo hội ra khỏi xã hội, chỉ :' ... nuôi béo con người cũ , chỉ thuận lợi cho vương quyền Israel  , phản lại  hẳn về thực chất nước Thiên Chúa .  Lễ Hiện xuống 1975  là cơ may tuyệt vời để Giáo hội đi vào nếp sống mới đích thực hơn, với hy vọng chính đáng là càng mất quyền hành, thế lực, phương tiện bao nhiêu; thì càng được Chúa Thánh Linh ban cho năng lực, khí phách anh hùng và đức yêu thương ' vị Phụ tá  của mình mỗi buổi sáng.'

-Số  71, Kỷ niệm 30 năm Cách Mạng Tháng   ( CMTM )   trong Lời nói đầu, ký tên   Đ D: ' Con đường đã  vượt qua và con đường sẽ đi tới '.NNL xác định   lập trường của  báo Đối Diện (ĐD) :    
 ... đã không ngừng chống lại đế quốc và ngụy quyền tay sai, nhưng không phải chỉ trong một nhãn giới  đối lập và  cải lương - mà là, với ý tưởng cách mạng.   Ngày nay  Cách mạng (CM )  đã thành công, thế đứng của ĐD đương nhiên  đổi mới.   Góp phần củng cố và xây dựng CM trở thành nhiệm vụ đương nhiên của ĐD, để trung thực với chính mình, đi đến con đường mình đã chọn .
  ĐD thú nhận  trong giai đoạn đã qua, ĐD đã hoàn toàn tiêu cực, đối với chế độ  Sài Gòn, vì nó đã đem hết nỗ lực vào việc phá hoại 1 chế độ bóc lột và thối nát toàn diện và tự nền tảng .     ( trang 5, 6) .

Số 72 , nhân vụ Phó TGM Nguyễn Văn Thuận  buộc trở  lại Nha Trang, ĐD có thư ngỏ:
' N ếu  ... ' ( của NNL)  gửi TGM Sài Gòn , trách Đức cha Nguyễn Văn Bình đã cố giữ  GM  Nguyễn Văn Thuận trong 3 tháng qua, trước khi  chịu nhận  để GM Thuận trở lại Nha Trang, vì ' GM Nguyễn văn Thuận rời Sài Gòn- Gia Định đi Nha Trang :
' ... chỉ là chuyện của Xê- Da ( César)  trả lại cho Xe-Da '.' Thật là  chính đáng công bình '
 (NNL in chữ đậm) , Đức Cha  có thể nghĩ đến  vị Phụ tá của mình  mỗi buổi sáng, khi đọc lời Chúa, cảm tạ Chúa như thế, trong kinh Tiền tụng lễ hàng ngày '
( trang 70 ).

Số 73, về Hà Nội, NNL, Chân Tín,  Hồ Đỉnh ( từ Pháp về )  và 1 vài nhân vật khác, được mời ra Hà Nội ( lúc đó đi Hà Nội là một ân huệ, 1 phần thưởng, chưa phải là 1 quyền công dân, chỉ dành cho những người có  công với CM ).
 B ài của Chân Tín  có đăng hình Chân Tín   , Nguyễn Ngọc Lan, bên cạnh Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi ( tr.3).   
  NNL viết  1 loạt bài  HÀ NỘI TÔI THẾ  ĐÓ, ca tụng thủ đô,  biện minh cho sự nghèo đói của người dân Hà Nội :
'  ... không mặc đẹp  không phải vì đã thay đổi tinh thần , khoái ăn ngon hơn; nhưng chỉ vì quí những cái gì khác hơn cơm áo' (NNL  xếp   chữ nghiêng , tr. 37 ) - hoặc cái nghèo  của Hà Nội là cái nghèo tự trọng, cái nghèo của truyền thống   đói cho sạch rách  cho thơm,  cái nghèo tự chủ  nhân dân ta  thà còn nghèo, còn thiếu thốn, nhưng đang làm  sáng rực hơn độc lập, tự do ( tr. 51)  -   hoặc  ưu thế của  miền Bắc, không phải là ở số lượng tủ lạnh, ti-vi; nhưng là ở những giá trị khác ( tr. 40 số  75 báo Đối  Diện) .    'Dân chúng ngoài này  có khác, trọng kỷ luật, đâu ra đó' .

 R ồi NNL so sánh tinh thần kỷ luật đi đường của người dân Đức quốc, còn : '... ở Sài Gòn  đèn đỏa ngã tư  đường phố, chẳng được người đi bộ coi ra gì ...' ( tr. 125- 152 số 77, 78)   v.v. ...
Vụ Vinh Sơn  xảy ra trong lúc Đứng Dậy nghỉ Tết ( số 79-80, ngày 6 2 / 1976) ; ĐD in thông báo, nơi trang 88:
 - N hân vụ  Vinh Sơn, để tìm hiểu vấn đề một cách toàn diện và sâu sắc, xin mời đọc lại Đối Diện  số 6, số báo cuối cùng  trước ngày giải phóng, với bài của Chân Tín Hương Khê ' Vai trò của các tôn giáo  trước tình thế hiện nay '.  
- Bài này  dài 62 trang, trong đó Chân Tín  và Trương Bá  Cần ( bút hiệu Hương Khê)  đã trình bầy thế lực  của các tôn giáo, các giáo hội, đối với công cuộc tái thiết, hòa giải, và riêng Công giáo, cho thấy sự dính líu, đồng lõa với các thế lực chống cộng, đế quốc như thế nào ... Tóm lại, đây là một bài lý luận biện minh cho đường lối đàn áp của nhà cầm quyền lúc đó.   Chân Tín đại diện cho báo Đứng Dậy  trong lễ truy điệu  liệt sĩ Nguyễn Văn Răng tại hội trường của An ninh Nội chính  tp. HCM , vào lúc 19 giờ  ngày 19 /2 1976 .
( báo Sài Gòn giải phóng số 245, ngày 26/2/ 1976) .

2. .  quay lưng lại với cách mạng

C uối  năm 1978, ĐD ra sốp 114, số cuối cùng, vì ' đã làm xong vai trò lịch sử '  cũng như báo Tin Sáng  ... Không rõ   lúc ông Võ Văn  Kiệt gặp Nguyễn Ngọc Lan, đề nghị NNL làm những gì;  nhưng sau đó, thì NNL trong  1 lần gặp gỡ, nói với tôi :
- Bây giờ tôi chỉ còn  Giấy Chứng minh nhân dân ( CMND) .
Ít lâu sau, NNL viết những bài gửi đi, mà chúng tôi gọi là thư luân lưu .  Thư cho mấy vị lãnh đạo  Nhà nước, cho Bề Trên Nhà Dòng Chúa Cừu Thế , cho giáo sư Nguyễn Khắc Viện và đặc biệt cho những linh mục ( LM ) là đồng chí của NNL ở tờ    báo Công giáo  & Dân tộc , Ủy Ban  Đoàn Kết Công giáo ( UBĐKCG)  ...
T hư nào cũng là  thư ngỏ cả , chụp phococopie gửi  người nọ người kia .   Ngoài ra, NNL  cũng phê phán  vấn đề thời sự ( mà sau này in trong cuốn NHẬT KÝ  ở Paris ).   Nhưng,  nếu đọc kỹ, sẽ thấy NNL chjưa bao giờ  bày tỏ lập trường chống đối, phủ nhận chế độ , mà NNL đã đem Thần  học, Đức tin ra biện minh  và phê phán  này nọ, của NNL, thì những người viết sách, báo; kể cả đảng viên  ( CS ) còn nói thẳng, nói  nặng hơn NNL nhiều.
H ồi tháng  8/ 1969, 1 nhóm linh mục và giáo dân họp ở trụ sở báo Đức Mẹ  Hằng Cứu Giúp  (cũ ) ( thuộc dòng Chúa Cứu Thế )  soạn thảo  2 bức thư, gửi TGM Sài Gòn và Hội đồng Giám mục (HĐGM)  ( 15/ 8 / 1989)  do 2  giáo dân chấp bút.   Trong cả 2 thư đều nêu trường hợp 
 Phan Khắc Từ  lấy vợ mà vẫn làm linh mục , riêng thư gửi TGM Sài Gòn, có nêu đề nghị :
-   Phó TGM Nguyễn Văn Thuận  ( được) trở lại Sài Gòn .
 ... thư này, theo 1 trong  những người ký tên, kể lại với tôi, là anh em không để cho Nguyễn Ngọc Lan ký ,  vì điểm tế nhị là có liên quan đến  Phan Khắc Từ; nhưng nội dung thì NNL  tán thành.

N ếu tôi không nhầm,  thì việc đình chỉ báo Đối Diện ,  Tin Sáng - nguyên nhân chính  , chỉ là đường lối, chínhsách.   Cho đến nay , về kinh tế có thể có 5 thành phần ; nhưng về tư tưởng, ý thức hệ, thì chỉ có MỘT.  Vậy theo đường lối của Đảng (thời đó) , làm sao có thể  kéo dài tình trạng Đảng tuyệt đối lãnh đạo  về tư tưởng, ý thức hệ; lại cho phép 1 tạp chí tôn giáo, mà càng về sau lại càng không ủng hộ 100% đường lối của Đảng.   Theo anh Lý Chánh Trung, báo 
 Đối Diện càng ngày  càng ít ca tụng, hay có thái độ dè dặt, lại bỏ qua , không nói đến  những điều cần phải nói .   Sau cùng, có lẽ Đảng cho rằng linh mục có  1 vợ con không sao, miễn là lén lút;   nhưng không thể dùng linh mục xuất tu  làm công tác trong giới Công giáo.   Có thể, Đảng đã đề nghị vời NNL nhận những vài trò khác, có tính cách hành chính, hay Mặt trận; không phải vai trò lãnh đạo tư tưởng ( như làm tạp chí ) , NNL  cho là không xứng đáng, nên từ chối chăng ?

T háng 5 / 1990,  Nguyễn Ngọc LanChân Tín  bị quản thúc, biện pháp  hành chính  được loan tin trên báo, đài, tổ chức học tập trong giới Công giáo  ...  Trong thời gian bị quản thúc, một dư luận nước ngoài, qua báo, đài; coi Nguyễn Ngọc Lan như tù nhân lương tâm , chiến sĩ tranh đấu  cho nhân quyền, '  1 sĩ phu có tâm hồn linh mục, dường như đường tình  đều trọn vẹn , thời nào cũng can đảm chống đối nhà cầm quyền ,  giữa  một xã hội độc tài , độc đảng, độc ngôn, NNL  ngang nhiên sống tự do , ngang nhiên giữ quyền lên tiếng '.( thay lời Giới thiệu  NHẬT KÝ II ) . 
  
 C òn NNL thì coi mình và Chân Tín là 2 người + thêm vào danh sách  117  thánh tử đạo Việtnam .
S ự thực ra sao ?
ó phải Nguyễn Ngọc Lan  thực sự theo C S hay chống CS không ?   Theo hay chống đối đều thành thực, hay chẳng qua, chỉ  nhằm phục vụ một cái gì  khác ?   Không phải mình vì mọi người  và mọi người vì mình ?  
 C ó phải NNL  thực sự bênh vực Chúa , Giáo hội không ?   hay Chúa, Giáo hội, chỉ là công cụ phục vụ cho một cái gì khác ?   Cái khác đó là cái gì ?
C ó phải  NNL thực sự tranh đấu cho nhân quyền không ? hay chỉ bảo vệ nhân quyền chính mình ?


3.  dũng sĩ diệt bạn

T hế giới nhân sự  trong cả 2 tập NHẬT KÝ được sắp xếp như sau :
-Thánh gia gồm Nguyễn Ngọc Lan,  Thanh VânLan Chi
 V ợ và con được NNL đề cao, xưng tụng, được nhắc đến hầu  như trong mỗi trang .  bạn bè gọi đùa là thánh gia . 
- N goài ra, tất cả mọi người khác, được chia ra 2 hạng :   
        1.   H ạng được NNL trân trọng  , ưu ái, vì biện hộ  cho  mọi hành động của NNL, ủng hộ NNL 100%, thăm viếng, cho quà   ...

N guyễn Ngọc Lan trước đây  theo Cộng sản về chính trị , cấp tiến về tôn giáo;  bây giờ thay đổi đường lối.   Ai ủng hộ đường lối hiện nay của NNL  và phải ủng  hộ 100% , thì được NNL ca tụng, trân trọng; bất kể đường lối, tâm tình của người đó là chống CS hay bảo thủ.  
 G iám mục địa phận Xuân Lộc  không phải là GM thân Cộng, cũng không phải  là GM  tiến bộ,
nhưng ủng hộ NNL 100%. ( trả lời phỏng vấn ngày 16/ 12 / 1990 trên  báo Église d' Asie ) ; hoặc
 Triệu Minh đã  khen toàn diện  NHẬT KÝ   trong  tạp chí Quê Mẹ ( Paris) , hay Ban Phát thanh RFI, BBC ( trước 1975 NNL mỉa mai  là Bê ba xu ) đều khen 100%, nên NNL cám ơn .   Còn khen 99% như tờ Diễn Đàn  ( bài của Đặng Tiến  / Paris )  thì Nguyễn Ngọc Lan phản pháo, bằng 1 thư luân lưu móc, xỉa   Diễn  Đàn ( gửi cho tờ báo )   đồng thời photocopie phổ biến khắp nơi.
R iêng Chúa , lúc nào ( NNL) cũng tỏ ra trung thánh, phục vụ NNL .  Và NNL  mượn lời Chúa để biện hộ cho chế độ CS, và thuyết phục tín hữu ủng hộ CS, như đã thấy  trong các bài giảng của NNL từ hồi 1975. ...  Bây giờ, lời Chúa , được sử dụng để biện minh cho thái độ chống đối chế độ, qua ácc thư từ trao đổi giữa NNL và Chân Tín , trong thời gian bị quản thúc .
  ( đăng trong NHẬT KÝ, tập 2 ).

L ời Chúa : ' cái gì của Xê -Da trả lại cho Xê-Da'  và lời cầu nguyện   trong kinh Tiền tụng lễ hàng ngày :  ' Thật là chính đáng và công bình ' đã được Nguyễn Ngọc Lan  sử dụng biện minh cho thái độ tán thành quyết định buộc  TGM Nguyễn Văn Thuận trở lại Nha Trang hồi 1975 - năm 1989, trong thư gửi TGM tp. HCM, lại đề nghị trả lại Đức  Cha( Nguyễn Văn )   Thuận cho Sài Gòn .   Như vậy phải chăng bây giờ đối với NNL
' cái gì của César không trả lại cho César'  và phải  chăng đó cũng ' thật là chính đáng và công bằng ' ?
T hật ái ngại  cho Chúa vì trong Tin Mừng , không thấy có chỗ nào nói ngược lại  câu đã quen thuộc, nên  Chúa có thể bị Nguyễn Ngọc  Lan  đả kích coi như phản bội ?

          2  Những người đã là đồng chí , đồng hành, đệ tử của Nguyễn Ngọc Lan   trước đây , nghĩa là thân cộng, cấp tiến ... bây giờ NNL thay đổi thái độ, mặc dầu những người này không hề phê phán  NNL, tôn trọng sự thay đổi thái độ của NNL;    nhưng vẫn bị NNL phê phán, đả kích , vu khống, cáo gian thậm tệ - chỉ vì, họ tiếp tục đã cùng đi với Nguyễn Ngọc Lan .  Xin kể vài người, đối tượng bị đả kích nặng nề, hơn cả  trong tập NHẬT KÝ .

a)    TRƯƠNG BÁ CẦN ,  người bạn linh mục thân thiết  của NNL, trong vụ vận động trục xuất Đức Cha Nguyễn Văn Thuận.   
T heo Thanh Lãng  :  'Thử ghi lại một biến cố, đưa một giám mục chống cộng làm Tổng Giám mục Sài Gòn lúc này ' ( 13 trang )  - và tại buổi họp  tại Ủy ban Quân Quản , ngày 27 /6/ 1975 ( 39 trang đánh máy ) ,  Trương Bá  Cần và Nguyễn Ngọc Lan là 2 người chủ chốt đứng ra vận động các linh mục :
'  Ngày 7/ 5/ 1975, Nguyễn Ngọc Lan  và Trương Bá Cần kéo  đến tôi, hai anh Cần , Lan , đề nghị, nên tổ chức buổi họp có đông đảo anh em hơn và  nhận công tác triệu tập buổi họp đó ...'.
T hế mà  bây giờ, Trương Bá Cần bị Nguyễn Ngọc Lan  mạt sát là con vật . 

b)   LÝ CHÁNH TRUNG , người bạn cùng Nguyễn Ngọc Lan  có những liên hệ, tiếp xúc với Mặt Trận Dân tộc Giải Phóng Miền Nam ( MTDTGPMN)   bị vu khống, cáo gian bằng những chuyện bịa đặt, xúc phạm đến đời tư của anh .
     ( NHẬT KÝ /   tập 1 và 2 ) .

 c)  PHAN KHẮC TỪ   bị tố cáo  công khai về vụ có vợ lén lút, mà vẫn làm linh mục.    Khi tố cáo  Phan Khắc Từ, NNL  quên mình đã làm như Phan Khắc Từ .
   ( sẽ trình bày sau)
         V ới một số bạn hữu  khác cũng vậy :
Nguyễn Ngọc Lan  biên thư sang Rôma tố cáo  Huỳnh  Công Minh    lấy nhà thờ Tân Cảng làm nơi hoạt động cách mạng, còn NNL không những dùng các cơ sở nhà  Dòng  Chuá Cứu Thế  và cá nhà dòng khác,    thì sao  không báo cho  Tòa Thánh  biết ?    NNL chỉ trích những gì
Huỳnh Công Minh , Phan Khắc Từ đã viết , đã nói hồi  1975 ở Quốc hội, trên báo chí để tố cáo  họ, mà không nhớ  chính mình đã  rao giảng trong nhà thờ;   rồi lại  đăng trên báo Đối Diện , mà lúc  đó ,  xét  về hoàn cảnh nói và uy tín trí thức của NNL , thì hẳn là có tác dụng hơn nhiều , so với Huỳnh Công Minh, Phan Khắc Từ phát hiện.

  Nguyễn Ngọc Lan  mạt sát  TRẦN TAM TỈNH ' Mấy  anh cyniques  như TTT thì khỏi nói gì nữa  ! ( Tin Nhà , số 1 tr. 7)   - vì đã  cho tái bản ' Thập giá và lưỡi gươm' , có thể là ngoài ý muốn.
   Nguyễn Ngọc Lan  mạt sát tiếp:  ' Nếu còn liêm sỉ  thì phải viết thêm' Thập giá và súng AK' .
N hưng  NNL quên rằng, chính mình đã đăng Thập giá và lưỡi gươm của Trần Tam Tỉnh  trước tiên trên báo Đối Diện ( số 45 ngày 12/ 4/1975) .   Và bài của anh ta  đăng trước 1975, chắc chắn ảnh hưởng nơi độc giả hơn là sau 1975, ít ra đối với người  Công giáo , có lẽ chỉ có phản tác dụng.
  N guyễn Huy Lịch  và Chân Tín  là 2 linh mục đàn anh , được NNL  kính trọng hơn cả , mùng 2 Tết nào,   NNL cũng chỉ mới có 2 ngài mà thôi.   Nguyễn Huy Lịch  là người đứng ra làm lễ cưới  cho Nguyễn Ngọc Lan và  Huỳnh Thị Thanh Vân .   Khi thành lập  Ủy Ban Đoàn Kết Công giáo , nhóm Canh tân hòa giải - mà chủ chốt  là Nguyễn Huy Lịch, Chân Tín, 
 Nguyễn Đình Đầu , đồng ý để 4 người  vào  Ủy Ban  Đoàn Kết  là Nguyễn Huy Lịch, 
 Nguyễn Đình Đầu và 2 nữ tu Mai Thành  và Quỳnh Giao .   Không hiểu Phan Khắc Từ đã xử thế  nào, để 2 người được cài vào lại trở thành chiêu hồi làm cho Nguyễn Ngọc Lan thù ghét Nguyễn Huy Lịch.
       N hưng  tệ hơn cả, là việc NNL làm thịt  2 người đệ tử ruột của mình : học trò  theo gương cha giáo làm linh mục Dòng Chúa Cứu Thế ; thân Cách Mạng ;  rồi lại theo gương thầy xuất tu, là những cộng sự viên  thân tín lâu dài với NNL, nhưng cách đối xử của NNL đã đẩy họ ( cùng nhiều người khác ) xa lánh NNL - thậm chí lại đi   cộng tác với Phan Khắc Từ. 
 
          D o đó trong  NHẬT KÝ  / tập 2 , họ đã bị NNL chỉ trích  đích danh:
  ' ... cựu linh mục  Dòng Chúa Cứu Thế , học trò cũ ... rồi vu khống, làm chỉ điểm cho C.A.   Trong NHẬT KÝ/ TẬP 2 , một hai bạn trẻ còn được  NNL  đề cao, nhưng bây giờ đã trở thành thù địch.  Và chắc sẽ được NNL bới lông tim vết trong  NHẬT KÝ 1992 ( ?).     Bạn bè cũ, đệ tử của NNL còn bao nhiêu ?   Càng ngày con số càng bị trừ đi, nên những người này đã tặng NNL danh hiệu : DŨNG SĨ DIỆT BẠN  ...(!)


( Còn tiếp )

NGUYỄN VĂN TRUNG

-------------------

nguồn:    một bản thảo  đánh máy  trên giấy pelure mỏng, khổ  21 x33, dày 29 trang- tôi mới tìm được khi sắp xếp lại tủ sách .   Trước khi  cựu  linh mục Dòng Chúa Cứu  Thế qua đời ở Phường 6, Quận 10, tp. HCM  cuối tháng 2 / 2007 - thì  trước đó, vào khoảng trên  10 năm,  tác giả Nguyễn Ngọc Lan  trao tôi  bản thảo này .  Giữa anh và giáo sư Nguyễn Văn Trung có  sự  hiềm khích,  tập bản thảo  của Nguyễn văn Trung , được  coi như một bài điểm sách , đối chiếu tác phẩm tác giả, rất dài, kỹ lưỡng,   tuy  đôi chỗ   chủ quan  thô bạo, lệch lạc , soi mói đời tư cá nhân  quá đáng ,  một đoạn nhỏ , NVTrung sử dụng văn phong  porno  (   NNL và T.V) - và   tranh luận, cãi cọ , đưa  dữ  kiện  không  được kiểm chứng  đúng sự  thật,  chỉ  cố  ý  vơ phần  nói đúng,  nói  phải  về phía NVT.  

 C ũng nhớ lại,   khi Nhật Ký 1 / Nguyễn Ngọc Lan xuất bản ở Paris,  giáo sư Trung nhắc tôi,   NNL có  ít dòng nói về tôi  không đúng sự thật . Ấy là nói tôi bị đưa đi cải tạo dài hạn,  mà đúng, tôi, hạ sĩ quan quân chủng Không quân Việt Nam Cộng Hòa ( không bị liệt  vào danh sách bị luu ý ), nên  trình diện bìuh thường , học tập cải tạo tại chỗ  3 ngày tại trường Tiểu học  Trần Khánh Dư, phường  Tân Định ( quận 1), sau đó  được thong thả về nhà .     


 S au năm 2000 ( tôi không nhớ rõ 2001 hay 2002) giáo sư Trung về Saigon chơi,  tôi chở anh   sau xe gắn máy  dạo  chơi,. cà phê- cà pháo , chiều  muộn ,  hoàn trả anh tại nhà cô con gái ở mạn Phú Xuân, quận 7.    Và tuyệt nhiên, tôi  không nhắc đến  bài điểm sách dài này về Nhật Ký  1 và II của Nguyễn Ngọc Lan .    Anh Trung  trao tôi một bản thảo khác bàn về văn học ,  khi xét ra ,   thuận tiện,  sẽ POST lên  Blog  của tôi .  

M uốn nói gì thì nói, tập bản thảo 29 trang  của giáo sư Trung, với tôi thôi - một  xcuốn sách nhỏ phê bình văn học , đối chiếu tác phẩm tác giả , rất  hiếm có ai viết được vậy !  -   giúp ích thật nhiều cho  đọc giả (  trong nước + nước ngoài )  muốn biết về một giai đoạn  lịch sử  diễn biến khá trung  thực  tại miền Nam, sau 30 /4/ 1975 .

 THẾ PHONG

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét