Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012

đọc THƯ VIẾT Ở SAIGON / THẾ PHONG - bài: Hồ Công Tâm.

Thư viết ở Saigon / Thế Phong / Văn Uyển xb, San Jose, Cali, USA 2000

 đọc  thư viết saigon / thế phong
                               bài : hồ công tâm


-----------------        ... trần  thị bông giấy,  thế phong ,  hoàng hương trang  , tuệ nga,  ông Khai Trí , tô giang, tố hữu, vũ hoàng chương, đinh hùng, võ phiến, giản chi, nguyễn hiến lê,  dr. paul engle,  hua nei ling,
 e. bunker,   đàm xuân cận, đàm xuân thiều,  trần thiện đạt , trần trung đạo,  đào nương,  nguyễn thị ngoc dung, nguyễn tà cúc,  trần thị vĩnh tường ,  hoàng dược thảo, huỳnh thụy châu,
du tử lê,  hoàng đạo  ( nguyễn tường long),  đào đăng vỹ,  từ ngọc ( nguyễn lân) ,  nguyễn nam ...

--------------------------------------------------------------------------------------------------


------------------. Nga ơi,  đến giờ này không còn mấy ai nói đến người trong nước, ngoài nước, theo chũ nghĩa này, chủ nghĩa nọ  ; bởi vì  ...  

 -.-------------- ấn phí chừng 2 mỹ kim một cuốn, bán ra với giá gấp 1o lần! đó là.. Thư viết ở Sài gòn...
--------------- và  rất nhiều tay chống Cộng xưa oang oang, nay đã về làm sui gia với Cộng gộc...

-----------------. tôi xin lỗi bác tha tội cho, bác cũng bố láo như đã chê ông ( Nguyễn Hiến ) bố láo....
------------------- .. Thế Phong tiếp tục bôi lọ Khái  Hưng... bị CS thủ tiêu... rồi kết án Khái Hưng
' ăn cắp ý tưởng hay , cốt truyện lạ' của Từ Ngọc  ..( giáo sư Nguyễn Lân - Hà nội bây giờ ) ...

----------------- Thế Phong  trốn nhập ngũ, gia nhập Không Quân VNCH, khoe quen biết với một giáo sư đại học Mỹ, Dr Paul Engle ... thành phần phản chiến, và thân Cộng ..
.--------------------...Đàm Xuân Cận ,  con của giáo sư Đàm  Xuân Thiều , dịch sang anh ngữ South  Vietnam, the baby in the arms of the Amrican nurse , thơ Thế Phong... -----------------------------------


 C ơ sở xuất  bản và  phát hành Văn Uyển của Trần Thị Bông Giấy, ở San Jose, California vừa cho phát hành cách đây mấy tháng một cuốn sách mỏng, khoảng chừng 240, nếu không kể phần Chỉ danh ( gồm 60 trang, phụ lục ở cuối cuốn sách, nhiều chi tiết tào lao, thất thiệt, không chính xác )

  Giá cứa cổ là 20 mỹ kim, ai nể tình cô chủ nhà xuất bản mua một lần, tởn đến già.   Một hình thức làm tiền người quen một cách trắng trợn, ấn phí chừng 2 mỹ kim một cuốn, bán ra với giá gấp 10 lần !   Đó là tập tạp bút nhan đề Thư viết Ở Sài Gòn của nhà văn Thế Phong , hiện đang cư ngụ ờ Sài Gòn, trình bày lem nhem, bìa đơn giản  2 màu đỏ và  đen.    Nội dung cuốn sách bới móc đời tư một sô nhà văn miền Nam thuộc thành phần  phó thường dân , không có ai chức sắc, vai vế gì trong Đảng CSVN,  nhằm khai thác thị hiếu tò mò về chuyện đời riêng tư của người cầm viết ! 

   Đồng thời bôi bẩn một số nhà văn Sài Gòn ( cũ )  ở trong nước ,  chẳng những không được Đảng ưu ái, mà còn cần phải triệt hạ uy tín, và tiếp tục ném bùn một số nhà văn ở hài ngoại.

Thư viết Ở  Sài Gòn  là một cuốn  sách gồm 10 chương,  dưói hinh thức 10 email ở trong nước  gởi ra cho văn hữu ở hải ngoại.    Việc nhà nước Cộng Sản mượn tay
Thế Phong,  một nhà văn Sài Gòn cũ,  đưa sách ra xuất bản ở hải ngoại như một hình thức giao lưu văn hóa, tuyên truyền kin đáo cho bạo quyền rằng trong nước đã cởi mở,  được viêt lách thoải mái,  đông thời tiếp tục bới móc đời tư,  đánh phá một số người cầm bút ở hải ngoại.

 Trong lá thư E-mail thứ 5,  Thế Phong  cho đăng lá thư của  Hoàng Hương Trang  gởi cho nữ sĩ Tuệ Nga ngày 1 /12 /  1998, có những đoạn tuyên truyền khéo léo như sau :

"...Nga ơi, đến giờ này không còn mấy ai nói đến người trong nướ`c, ngoài nước, theo chủ nghĩa này, chủ nghĩa nọ;  bởi nó xưa như trái đất rồi.   Không hiểu sao các vịở nước ngoài vẫn còn dai dẳng nói chuyện chính trị; trong khi ở đây, chẳng ai thèm nói đến nữa .   Họ thích cới mở, làm giàu, cho con cái học tiếng anh,  bỏ tiếng nga, đi du học Úc, Mỹ thôi.   Và rất nhiều tay chống Cộng  xưa oang oang,  nay đã về làm sui gia với Cộng gộc ..."(....).

 "...Ai cũng in thơ  , có chừng khoảng 250 đô, là in được một tập thơ 150 trang, có danh là nhà thơ Thời  Cởi Mở mà,  ai làm gì cũng được, miễn không phạm chính
 trị là được rồi ..."(...)

"... Hà Nội rất quí những người tài trong Nam.   Điều đó đáng kính phục đấy !   Mình nói rất thực lòng,  được đãi lọc qua 23 năm nay đó,   Nga ạ.    bây giờ đi hội họp đâu cũng tha hồ to mồm , không còn sợ sệt nữa ...."
       ( TVOSG, trang 102, 103, 104 ).

Trong việc làm quảng cáo  cho chiến dịch giao lưu văn hoá với hải ngoại ,
 ông Khai Trí  ( sau 1975 đã bị Cộng Sản thu toàn bộ tài sản, bị bắt đi cải tạo trong chiến dịch đánh tư sản mại bản ở miền Nam, được thả ra và đã  xuất ngoại, lại trở về Việtnam làm ăn với Cộng Sản ), đã bỏ vốn  ra in một cuồn sách dày 'Thơ Tình Việtnam & Thế giới Chọn Lọc .   Tên  các tác giả  xếp  theo  thứ tự vần abc ; Thế Phong  không bỏ lỡ cơ hội  được cầm ống đu đủ thổi khéo nhà thơ lớn  Tố Hữu, nguyên văn như sau :'

"...Có  nhà thơ  tiền bối sinh năm 1920, nổi tiếng từ thời tiền-kháng-chiến Tố Hữu phải ngồi chung với một' âm binh' Tô Giang chẳng mấy tiếng tăm, chỉ tại xếp theo vần abc.."  ( TVOSG, Thế Phong, trang 146).

C ùng học một bài  bản  với Võ Phiến ( khi ông này bịa chuyện gán vào miệng nhà  thơ
Vũ Hoàng Chương lời chê bai thơ của em vợ là Đinh Hùng vậy ),  Thế Phong  đã bịa chuyện, gán cho nhà văn Giản- Chi - Nguyễn -Hữu- Văn  chê Nguyễn  Hiến  Lê , là người từng viết  chung  với mình nhiều tác phẩm, viết về văn học và triết học Trung Quốc, để hạ uy tín của nhà văn lão thành.    Đoạn, kể chuyện phong thần ấy được Thế Phong  bịa ra như sau :

".. Ông (TP)  đọc,  nhớ khá kỹ .   Như thế`, ông thấy bài thơ của tôi viết cách đây trên nửa thế kỷ hay chớ gì,  mà anh Lê,  anh này dốt chữ nho lại bố láo khi nhận xét về tôi như  vậy ?:
" Thứa bác ( Giàn Chi )  gọi ông  Lê  vậy là việc của bác, nếu coi ông ấy dốt chữ nho so với bác; người từng thi Hương khoá cuối cùng,  chẳng có gi sai !   Nhưng có điều bác là đồng tác giả  bộ' Đại Cương văn Học Sử Trung Quốc ' , chữ Hán   phải đủ đọc, đủ nhớ mặt chữ viết, bác lại chê người đồng tác giả dốt, vậy bác tất giỏi, rất giỏi chữ Hán !
" Tôi không muốn nói như vậy,  nhưng quả anh ấy dốt chử hán thật đấy !.
" Tôi xin lỗi bác tha tội cho,  bác cũng bố láo như đã chê ông Lê bố láo.   Bởi lẽ,  một người giỏi chữ Hán như bác lại cộng tác với một ông dốt chữ nho như ông Lê sao được ?   "
Mặt lão Giàn Chi biến sắc hồng, bèn gọi người  cháu ra, bảo; " Tiễn ông này ra cửa ngay  giúp bác ! ( Lão nói theo kiểu đối thoại phim Hồng Kông ).
     ( sđd, trang 231, 232).

V iệc Thế Phong  làm tay sai Cộng sản bôi lọ   những người cầm viết có tinh thần Quốc Gia hiện còn sống ở trong hoặc ngoài nước chẳng đáng quan tâm,  duy có việc Thế Phong tiếp tục bôi lọ để triệt hạ uy tín nhà văn Khái Hưng trong Tự Lực Văn Đoàn,  một ngừơi đã chết , bị Cộng  Sản thủ tiêu từ năm 1945, khi moi móc để kết án nhà văn Khái Hưng đã ăn cắp ý tưởng hay, cốt truyện lạ   của Từ Ngọc  , nằm    trong ý  đồ chạy tội cho Cộng Sản đã sát hại một nhà văn hóa lớn  của dân tộc Việtnam . ( sđd, tr.83 ố 94) .
 
Thế Phong ở Hà Nội di cư vào Sài Gòn năm 1954, khoe voi chức sắc Cộng Sản rằng ông  trốn nhập ngũ, cuối cùng trốn không được, đành phải gia nhập hàng hạ sĩ quan binh chủng ( sic )  Không Quân VNCH,  khoe quen biết với một giáo sư đại học Mỹ, thuộc thành phần trí thức phản chiến và thân Cộng, Dr Paul Engle ( Chairman  of the International Writing Program, Đại học Iowa, và vợ Hua Nei Ling,  người gốc Trung Hoa .  Cả hai cặm cụi dịch thơ Mao Trạch Đông ).

"...Rồi sau  1975, lá thư duy nhất của Paul Engle chúc tết tôi và báo tin được giải Nobel Hòa bình.   Trớ trêu lạ !  Ông này ròng rã mời tôi 4 năm liền sang Iowa, 4 lần Cố vấn văn hóa Linclon  củ Đại sứ   Huê Kỳ E, Bunker  từ chối cấp visa , mặc dầu vé máy bay   và ăn ở tại IOWA  tài trợ ..." ( TVOSG, Thế Phong, tr. 11).

T rước 1975, Thế Phong ( tên thật Đỗ Mạnh Tường , sinh năm 1932, cón có bút hiệu khác như : Tương Huyền, Đinh Bạch Dân, Đường Bá Bổn ) chủ trương   tủ sách Đại Nam Văn Hiến,  phấn lớn   đều in bằng máy Ronéo , đóng tập , phát hành lậu, không qua hệ thống kiểm duyệt của Bộ Thông Tin VNCH.  Thế Phong có một tập thơ nhan đề  Nam Việtnam, đứa trẻ thơ của vú em Huê Kỳ  , được Đàm Xuân  Cận, con của giáo sư Đàm Xuân Thiều, dịch sang anh ngữ, được bọn phản chiến Mỹ triệt để lợi dụng khai thác với tựa  là
 South Vietnam, the baby in the arms of the American nurse  . (  Cận vượt biên tới Thái Lan  và định cư tại Úc vào năm 1984)..

M ột số Việt kiều  yêu nước  về Việtnam  cung cấp tin tức thất thiệt ở hải ngoại cho Thế Phong xào nấu lại và gởi ra hải ngoại.    Trong số những người này có
Trần Thị Bông Giấy  và Nam Nghĩa . ( Nam Nghĩa là bí danh của Trần Thiện Đạt, chủ nhiệm kiêm chủ bút tờ báo chợ khổ magazine,  thường đăng bài thiên Cộng và bài của Cộng Sản ở trong nước  gởi ra, tờ Người Việt New York / Trần Trung Đạo đã hết lời ca tụng Trần Thiện Đạt trong buổi tổ chức Lễ Ra Mắt tạp chí nói trên tại New York).

 Những tin ruồi bu   về Đào Nương,  Nguyễn  Thị Tà Cúc, Trần Thị Vĩnh Tường liên quan đến vụ phê bình 2 cuốn hồi ký của Nguyễn Thị Ngọc Dung, vợ cũ của
 Văn Quang , hiện có chồng Mỹ cư ngụ tại Virginia ( vùng  thủ đô Hoa kỳ )  do Trần Thiện  Đạt Nguyễn Thị Bông Giấy ( sic )  cung cấp.   Đại để những tin như :

" ... Đào Nương , vợ cũ của thi sĩ Xóm Chuồng Bò, Ngã Bảy năm xưa.   Còn
Nguyễn Tà Cúc,  trước từng được thi sĩ, tác giả Saut Đêm từng nhảy vào đời , bây giờ là nơi đóng quân của thi sĩ nhớn  Nguyễn Nam, từng hắt rượu vào mặt tác giả Mười đêm ngà  ngọc, Tháng giêng cỏ non ..." ( sđd, tr, 35).

Thế Phong viết email  cho nhà văn Hoàng Hải Thủy, đua tin thất thiệt  giới thiệu về
 Đào Nương, Nghé Ngọ, Hoàng Dược Thảo , tức Huỳnh Thụy Châu , như  sau :

"...Trong' Phiếm Dị'.. tiếp theo, trên bài báo photo từ Sài Gòn Nhỏ ( Orange County) ,  dược sĩ bỏ nghề quay sang làm chủ bút báo, luận văn chương..."  
 ( sđd., tr.32) .

Trong  phần phụ lục Chỉ danh  còn tiểu sử   Đào  Nương ( dưới tên của nhà soạn từ điển Pháp Việt và Việt Pháp Đào Đăng Vỹ ; và trên tên của nhà văn Hoàng- Đạo-Nguyễn- Tường -Long , 1906-1948, nhà văn trong nhóm Tự Lực Văn Đoàn  ), láo toét nguyên văn như sau :

"...Dược sĩ Hoàng Dược Thảo , chủ bút Sài gòn Nhỏ, Huê kỳ; viết báo - vợ cũ Du Tử Lê thời ở  Sài Gòn.  "  .( sđd, tr 257, phần Chỉ danh ).

Trong cái xã hội  nhố nhăng ở hải ngoại, tay sai Cộng sản ở   trong nước viết thư ra hải ngoại thì kín đáo để ca tụng chế độ. Người việt yêu nước  về du lịch Việtnam  thì phét lác, huênh hoang, một tấc đến trời.   Đảng cà Nhà nước CSVN đang triệt để lợi dụng sự đi lại  giữa trong và ngoài nước để bịp bợm  giao lưu văn hóa một chiều  , tuyên truyền tốt đẹp  cho chế độ của chúng.   Chung quanh chúng ta lại nhởn nhơ những khuôn mặt đón gió trở cờ, cam tâm muối mặt làm tay sai cho kẻ thù để thủ lợi.    Người tị nạn có lương tri phải làm sao đây để tự cảnh giác và báo động nguy cơ đánh phá của Cộng Sản .
[]

HỒ CÔNG TÂM
----
( nguồn:  mạng Internet ' Hải ngoại nhân văn' , năm 2000.  Tiện dịp,  gửi lời cảm ơn  Phó TBT  N.Q.T.  báo Doanh Nghiệp tại tp HCM  cung cấp  bài này ).
  ( Biên tập chú thích ).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét