Điệu múa cuối cùng của con thiên nga ( tập II) :
triệu trung tiên - bài : trần thị bông giấy
nxb văn uyển, san jose, california, usa, 2005.
người nghệ sĩ tài hoa âm thầm ở dalat :
triệu trung tiên *
bài: trần thị bông giấy
vài hàng về tác giả-
----------------------------------------------- Sinh ở Huế, lớn lên và trưởng thành ở Saigon.
Tốt nghiệp vĩ cầm, nhạc cổ điển Tây phương Trường Quốc gia Âm nhạc Saigon năm 1957.
Tham gia trình diễn vĩ cầm với nhiều ban nhạc danh tiếng ở miền Nam, trước và sau 1975.
Năm 1982, cùng gia đình đi Pháp.
Năm 1986, một mình sang Mỹ, định cư ở vùng San Jose , California.
Tác phẩm đầu tay : Nước chảy qua cầu , có lời tựa của Trần Nghi Hoàng ; tái bản 1991 - chuyển ngữ River of Time xuất bản ở Mỹ 2004 - được chuyển ngữ một cách ' tài hoa' bởi nữ dịch giả Trần Thy Hà , 18 tuổi, học dương cầm với tác giả . Tựa của giáo sư Mark Berkson, Ph.D. Văn chương tại Đại học San Francisco, USA.
Chủ trương tao chí văn chương Văn Uyển, và nhà xuất bản cùng tên ở San Jose ( 1980-2000)
Đã xuất bản 14 tác phẩm, với nhiều thể loại: tự truyện, tâm bút, truyện ngắn, biên khảo, dịch thuật.
Hiện sống cùng con gái, Trấn Nghi Âu Cơ - 18 tuổi - còn là một tay viết anh ngữ ở San Jose, California . **--------------------------------------------------------------------------------------------------------
TRẦN THỊ BÔNG GIẤY
... N. Second St.
San Jose, CA 95112.
E-mail : ttbg@bcglobal.net
------------------------------------------
* tựa chính : NGƯỜI NGHỆ SĨ ĐÔN HẬU
** tiểu sự tác giả cung cấp : ngày 3 - 8- 2005.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
... một mẫu nghệ sĩ thật sự trên nhiều góc cạnh, từ bề sâu cho đến bề mặt, trong đói tôi ít gặp . Một người bạn hiếm hoi luôn dành cho tôi tình cảm chân thành quý trọng, từ ngày xưa cho tới ngày nay []
TTBG.
I
D o cục thịt u nổi lên sau lưng và bởi cái nghề dạy dương cầm mà người ta gọi anh là Thầy Gù. theo ngày tháng , hai chữ Thầy Gù được gọi mãi để rất dông người Dalat không còn nhớ đến tên thật cỉa anh:
TRIỆU TRUNG TIÊN .
Gốc Trung hoa , chiều cao chỉ bằng đứa con nít tuổi lên 10, đôi vai bành ra và theo chiều ngang, bước đi không đều, cái lưng khòm khiến cái đầu lúc nào cũng như phải chúi xuống, khuôn mặt đôn hậu, mái tóc lòa xòa rũ ra trước trán, chiếc áo sơ-mi ngắn tay dù mùa hè hay mùa đông lạnh giá, từ nơi anh toát ra một nét gì rất độc đáo. cái nét này, ngay buồi đếu gặp anh, tôi đã nhận biết, mãi về sau thấy vẫn không phai.
C ó lần tôi bảo anh :
" Anh là một nghệ sĩ thật sự, Thu Vân rất hiếm khi gặp được trong đời mình từ trước .
Anh cười, vẻ e thẹn:
" Không dám đâu !"
Tôi tiếp:
" Thật ! Thu Vân chưa một lần tìm hiểu tại sao lại nói thế, nhưng cứ mãi tin vào ý nghĩ của mình ."
N ăm 1974, khi còn là một violoniste tại vũ trường Duy Tân Dalat, đêm đêm đứng trình diễn, tôi vẩn nhìn thấy nơi góc bar đối diện ở cuối phòng nhảy, có một người đàn ông ngồi im, hai tay vòng trước ngực, mặt hướng về sân khấu, vẻ trang trọng khiêm tốn. Giữa một đám đông thanh lịch, chiếc áo sơ-mi mỏng và vóc dáng kỳ lạ của người đàn ông đã đánh mạnh vào trí tưởng tôi những niềm rung cảm. Tôi không biết anh là ai, và cũng chưa bao giờ được nghe bất cứ ai trong vũ trường nói về anh; tuy nhiên , như một thói quen thấn thiết, đêm đêm tôi vẫn mơ hồ chờ đợi con người tàn tật rất đúng giờ ấy, đồng thời mình đang đàn cho anh ta nghe, hơn là cho bất cứ người khách nào chung quanh.
T háng 4 / 1975, tôi kẹt lại Dalat trong cuộc di tản tàn khốc của toàn thề thành phố. Một buổi chiều lang thang trên con đường Bờ Hồ, nhìn Dalat dãy lên trong cơn sốt chiến tranh, tôi và anh tình cờ gặp lại. Nét mừng thoáng lên trên đôi mắt hai kẻ xa lạ ... kể từ đó, chúng tôi trở thành bạn của nhau.
A nh lớn hơn tôi gấn 10 tuổi, không vợ con, sống cùng trong gia đình một người em gái. Sinh nhai bằng nghề dạy dương cầm nhạc cổ điển tây phương, anh dễ dàng trở nên thân thiết với tôi trong giai đoạn đau buồn dữ dội của Dalat . Những lần đàm luận về âm nhạc, những buổi café quán cóc lề đường nói với nhau biết bao là chuyện, anh giúp tôi quên được phần lớn những nỗi niềm tan nát, khiến tôi ấm lòng theo cảm nghĩ , mình vẫn còn một người bạn trong bối cảnh chiến tranh ghê gớm khi ấy đã làm mất của tôi tất cả mọi người thân chung quanh.
Đ ầu tháng 3/ 1975, tôi rời Dalat. vài lần sau có dịp trở lại thành phố mù sương, lúc nào tôi cũng đếu được anh đón tiếp rất nồng hậu. Điểm lạ kỳ rằng anh vẫn là anh giống y như ngày đầu gặp gỡ, trong khi tôi đã chuyển đổi theo từng hoàn cảnh sống. Vậy mà tình thân giữa hai vẫn không chút nào suy suyển, cho dù tôi có hiện diện cạnh bên bất cứ người đàn ông nào khi ấy. Một thứ tinh chân thật giữa những người bạn với nhau mà không bất cứ ai có thể đánh giá sai .
II
B uổi chiều , một ngày trong tháng 6/ 1997, tôi ngồi đối diện anh nơi một chiếc quán cóc trên đường Minh Mạng, cạnh bên đứa con gái nhỏ. Anh vẫn là người bạn thứ nhất tôi tìm đến trong lần này trở lại Dalat. bầu trời ẩm một màu sương xám dù rằng đang gần giữa mùa hè khô ráo. Giọng nói xúc động, lơ lớ Trung hoa của anh vang lên :
" Tôi không ngờ còn được gặp Thu Vân sau nhiều năm tháng cách xa ".
Tôi cười, nhìn anh. Giữa một Dalat nhộn hịp của thời kỳ bao cấp đổi mới dưới chế độ Cộng sản, tôi tưởng như tôi và anh đang còn hiện hữu trong một quãng đời nào xa lắc. vẫn mái tóc lòa xòa trước trán, đôi mắt chân thật, khuôn mặt đầy nét đôn hậu, anh làm tôi nhớ lại những gói mì sợi, những cốc café đen anh chia cho tôi dạo nào 4 / 1975 cũ kỹ đau buồn.
Anh nhận định :
' Thu Vân vẫn không thay đổi! "
Tôi cười:
" Chính anh mới là người không thay đổi. Nhưng anh đã lập gia đình chưa ?"
Anh lắc đầu, vẻ e thẹn:
" Đâu có ai thương được tôi mà lấy ?"
Trong điệu nói có hằn rõ sự nhẫn nhục. Tôi ngậm ngùi :
" Chẳng lẽ anh ở độc thân suốt đời ?"
Anh cúi đầu:
" Chắc vậy".
B uổi chiều muà hè Dalat bỗng bất ngờ đổ nhanh cái lạnh. Tôi co người trong tấm áo choàng, thấy se lòng theo đôi tay trần của anh:
" Anh mặc thế này, sao không nghe rét ?"
Anh cười hềnh hệch:
" Quen rồi ! Bâty giờ cho áo dài cũng không mặc. Ttrời mưa vẫn không bao giờ mặc áo khóac nữa ."
Tôi hỏi:
" Ngộ nhỡ có lần anh được dịp đi ngoại quốc, trời mùa đông lạnh không chịu thấu, thì sao ?"
Anh thản nhiên :
" Chăc không bao giờ rời Dalat, Sinh ra ở đâu thì ở đó cũng là chỗ chết của tôi."
Tôi kêu lên :
" Bây giờ thì Thu Vân mới ngô ra chút nào ý nghĩa của câu mình đã nói , khi cho rằng anh là một chân nghệ sĩ . Sư bất biến trên hình thức nói lên sự bất biến của tâm hồn. Hai mươi hai năm xưa với 22 năm sau, thời gian làm đổi thay nhiều thứ, nhưng điều này với anh trở thành vô nghĩa.
Vẻ mặt anh hiền lành:
" Chỉ mong vậy !"
Tôi tiếp:
" Thủy chung là tính căn bản của một nghệ sĩ thật sự. Anh là người bạn nghệ sĩ duy nhất mà sau 22 năm gặp lại, thấy cá chất này nơi anh vẫn sáng tỏ.
Anh cười:
" Thu Vân nói quá lời ! Nhưng nếu không giữ sự thủy chung trong lòng, tôi còn điều gì có thể nghĩ rằng mình đang được sở hữu những thứ gọi là kỷ niệm riêng ?"
III
Đ êm xuống nhanh. Đi với anh trên vỉa hè dốc Hòa Bình, lắng nghe tiếng gót giầy bvvang lên đều đặn, tôi nghĩ đến những ngày còn ở Bruxelles, ở Paris thời gian đấu mới từ bỏ quê hương, tôi cũng nhiều lần lần làm điếu ấy. hai không gian cách xa hàng vạn dạm cung tạo nên trong tôi một kỷ niệm tuyệt diệu. Một điều là rằng dẫu cho đã ở trên đất Mỹ 11 năm nhưng bất cứ khi nào nghĩ về Dalat là tôi lại đồng hóa nó với một Paris nào xa lắc lơ tôi từng sống qua .
Dalat càng về khuya càng đẹp. Lớp sương mù phủ nhanh trong không gian một màu độc ẩm. Tôi nghe anh nói:
" Bây giờ Dalat không còn lạnh nhiều như trước. Nhà nào cũng cần có tủ lạnh, đôi khi cả máy điều hòa không khí ".
Tôi kêu lên:
" Quả là một khám phá bất nghờ không tưởng được ".
Anh gật đầu::
" Người ta phá rừng đốn cây nhiều quá làm thời tiết trở nên nóng"
Tôi hỏi:
" Nhưng tại sao họ làm vậy ?
Giọng anh nhẫn nhục :
" Bởi vì nghèo. Chính phủ cấm nhưng dân chúng vẫn lén đốn các cội thông, đem về chẻ nhỏ làm ngo chụm lửa mang ra chợ bán. Các ngọn đồi ở Dalat không còn đẹp va thơ mộng như xưa ".
Tôi ngạc nhiên :
" Đọc trong các tờ báo Công an thành phố, thấy viết rằng lúc àny đám thanh niên học sinh Việtnam nghiện hê-rô-in nhiều lắm . Như vậy chứng tỏ dân chúng có tiền mới dám mua hê-rô-in mà hút ?
Anh gật đầu:
" Đúng ! Nhưng đó chỉ là một thiểu số con cái các ông bà cán bộ cao cấp giàu có, chứ dân thì vẫn rất nghèo. "
N gang qua một lò bắp nướng, tôi dừng lại lựa mua dăm trái. Bà cụ bán hàng trông vẻ mặt rất già, nói với tôi :
" Cô mua giùm thêm ít quả. Suốt từ tối ra hàng, ngồu quạt tốn bao nhiêu than mà chẳng thấy người khách nào ghé mua cho ".
Anh giơ tay:
" Cụ gói cả đi. Cháu mua hết số bắp này cho cụ ."
Tôi cười:
" Phải đó ! Mỗi người mình ăn cao lắm là chỉ một trái, nhưng cứ mua hết cho cụ."
Vá quay sang bà :
" Cụ về thu xếp mà ngủ sớm đêm nay nghe ?"
Bà cụ nở nụ cười hiền lành :
" Phúc đức quá ! Cảm ơn cô cậu ".
C húng tôi ghé vào một quán café lô thiên ngay đầu dốc Nguyễn Trương Tộ. Trời đã rất khuya. Sương mù phủ kín một góc xa xa trước mặt. Tôi nghe trong tâm ngất ngây một mối hạnh phúc nhẹ nhàng trên tôi. Dalat của tôi những ngày tháng cũ . Hai mươi hai năm rồi , vật đổi sao rời, nhưng khoảng thời gian nửa khuya về sáng, Dalat vẫn chẳng khác bao nhiêu so với thuở ngày xưa. Từ Bờ Hồ, khí lạnh làm mờ con đường. Không gian phủ trùm gía rét. Vài người bộ hành cúi đầu trong cổ áo khóc, tiếng gót giầy gõ mạnh giữa khuya.
T ôi nhìn thản nhiên trong tấm áo sơ-mi mỏng, bật tiếng kêu nhỏ:
" Thật chịu anh ! mặc thế này mà không thấy lạnh sao ?"
Anh cười, cái cười hề hề hiền lành vô tội .
C húng tôi trở lại hướng Hòa Bình. Giấc ngủ im lìm phủ xuống trên các dãy phố. Ngay các bậc tam cấp dẫn xuống chợ vẫn còn các chiêc gánh hàng rong san sát; mỗi gánh đều có máng nơi đầu gióng một chiếc đèn măng xông hay đèn dầu hỏa. Khí trới lành lạnh, bước đi giữa lớp bàn ghế bày ra bừa bãi, một cảm giác thú vị chụp lấy tôi trong ý tưởng rằng đang bước chân vào một vùng chốn nào ở thế giới bên kia.
Trước một hàng nghêu, cô chủ quán cất tiếng kêu vui vẻ :
'A Thầy Gù ! Mời thầy cô ăn nghêu mới hấp !"
Anh dừng lạii nhìn tội:
" Thu Vân và Âu Cơ ăn nghêu không ?"
Tôi gật.
Cả ba ngồi xuống chiếc băng gỗ thấp. Tội hỏi anh:
" Dạo này anh còn đi uống café đêm ?
Anh lắc đầu:
" Thỉnh thoảng thôi. bấy giờ Dalat mất an ninh lắm !"
Cô chủ quán xen vào :
" Đúng đó chị. Ai cũng sợ nên bọn em đâm ra ế khách ."
Cô khựng một nháy :
" À mà hình như chị không phải dân Dalat ?"
Tôi cười:
" Tôi không phải dân chính cống Dalat, nhưng cách đây 22 năm, tôi sợ rằng tôi biết Dalat còn rõ hơn bất cứ ai sinh trưởng tại đây ?
Tôi hỏi lại cô:
" Sao cô abiết anh bạn tôi mà gọi ?"
Cộ đon đả :
" Ở Dalat ai mà chẳng biết Thầy Gù? Trông thầy như vậy mà tâm địa rất tốt, được nhiều người thương qúy lắm. Em có đứa em gái học với thầy, thầy thấy nhà nghèo nên cho không, chẳng lấy học phí."
Anh nở nụ cười e thẹn:
" Chuyện nhỏ mà !"
Nhìn cái cười (của ) anh, bỗng dứng tôi nghe trong hồn dậy lên một nỗi niềm vô cùng ấm, áp. 22 năm rồi mà mọi sự dường như không thay đổi. Các hàng quán khuya. Những con người lao động chuyện sống về đêm. Mùi café, mùi bắp nướng và đủ thứ mùi trộn lẫn cùng mùi sương đêm giá buốt. Những cái mùi đặc biệt, chỉ những kẻ bộ hành muộn trể của Dalat mới có dịp làm quen. Và anh, con người vẫn không thay đổi với cái cưới xiết bao đôn hậu, tôi ghi nhận ngay từ lần đầu gặp gỡ. Một mẫu nghệ sĩ thật sự trên nhiều góc cạnh, từ bề sâu cho đến bề mặt, trong đời tôi ít gặp. Một trong bạn hiếm hoi luôn dành cho tôi tình cảm chân thành quý trọng, từ ngày xưa cho tới ngày nay .
[]
TRẦN THỊ BÔNG GIẤY
( trích ĐIỆU MÚA CUỐI CÙNG CỦA CON THIÊN NGA, tập II /
TRẦN THỊ BÔNG GIẤY / Văn Uyển xuất bản , San Jose, USA 2005 - tr. 197 - 203 )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét