h ồ d z ế n h :
' em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé ' *
bài : băng sơn
'... N hà văn Băng Sơn kể lại : " vào khoảng đầu những năm 60, thời gian ông chuyển sang làm thơ , được họa sĩ Đỗ Quân giới thiệu tới phố Trấn Quốc Toản ( Reinach ) để mua một chiếc máy chữ. Tưởng là ai , không ngờ là Hồ Dzếnh. Một chiếc máy chữ xách tay hiệu Baby, hộp vuông. Không hiểu sao một nhà văn lại bán đi chiếc máy chữ của mình, dù rằng loại máy chữ không có clavier quốc ngữ .... Phải chăng vì ông đã thay một chiếc mới tốt hơn, hay vì ông không còn viết văn nữa; vì chán viết ? Ông Băng Sơn mua máy chữ mà không dám hỏi, vì biết chủ là Hồ Dzếnh, mà ông từng đọc thơ Hồ Dzếnh trước đó hàng chục năm - khi chính bản thân ông lúc đó còn đóng kịch, diễn vở kịch Mẹ Việtnam , trích trong tập thơ Hoa xuân đất Việt của Hồ Dzếnh. Nhưng Hồ Dzếnh không biết người mua chiếc máy chữ là ai , cũng là điều tốt trong chuyện mua, bán máy .,. "
N gười mua máy chữ là Băng Sơn biết rất rõ bà Hồng Nhật, vợ góa cố thi sĩ
Trần Trung Phương, người làm thơ cho thiế`u nhi kah1 hay, với chủ trương rất mới vào lúc ấy' chơi mà học, học mà chơi '. Nhưng tiếc sao, thi sĩ mất sớm , mà sau này, vì cùng hoạt động trong nội thành, cảm thông đồng cảnh - Hồ Dzếnh và bà Hồng Nhật đã làm lại cuộc đời, làm nhiều người vui sướng đồng tình - vì đúng là cặp trai tài gái sắc. Sở dĩ Băng Sơn biết bà Hồng Nhật, vì bà có một cửa hàng sách kiêm bán một số đồ dùng văn phòng, mỹ phẩm ở ngã ba phố Huế và Trần Quốc Toản- nhà sách Bình Minh , một cửa hàng xinh xinh , ngăn nắp, sáng sủa, đẹp đẽ - đẹp như chính chủ nhân của nó, và đẹp như khuôn mặt cô gái ngồi bán hàng, tên An, người phố Lê Văn Hưu ( mẹ cô, bà Loan ở phố ấy, từ khá lâu có quen biết với gia đình bên vợ của Băng Sơn ).
K hông những thế, Hà Nội vào thời điểm àny, cái gì cũng ít ỏi. Băng Sơn làm thơ thì ,không sống nổi, ông còn đi dạy học và còn nghề tay trái là làm ra những tấm bưu thiếp, đem gửi bán ở nhiều hiệu sách - trong đó có hiệu sách Bình Minh, nên quen biết bà Hồng Nhật, tuổi đàn chị. Ngoài ra, lớp thanh niên Hà Nội lúc đó, thường kháo nhau, Hà Nội có vài ba người phụ nữ Hà Thành cực đẹp , đáng để chiêm ngưỡng - đó là bà Vượng - người đứng bán sách ngoại văn ở phố Tràng Tiền và bà Hồng Nhật, chủ hiệu sách Bình Minh. Phải nói thêm một chút, thanh niên biết vậy - biết bà Vượng là phu nhân nhà nhiếp ảnh Lê Vượng, biết bà Hồng Nhật là vợ nhà thơ Hồ Dzếnh. ... Nhưng nhiều người vẫn thích , lâu lâu đảo qua các phố ấy, ngắm các bà trrong giây lát, ngắm một cách kính cẩn, một cách tôn thờ, như em ngắm chị, một pho tượng thánh, chứ hoàn toàn không có ý gì vẩn đục, bờm xơm. Và đó, cũng chính là tính cách của con trai Hà Nội nhiều thời.
T rở lại chuyện Hồ Dzếnh, ông cũng ở ngay tại căn gác hẹp cửa hiệu sách này, cứ như cái tổ chim . Không ai nhìn thấy ông đứng bán hàng bao giờ. và có khi ông đã thành chiếc bóng của bà Hồng Nhật, hoặc cũng là cái bóng chính mình, bóng của một nhà thơ nồi tiếng mộtt hời - khiến Thạch Lam cũng phải tự nguyện viết tựa cho cuốn sách đầu tiên của Hồ Dzếnh - khi Thạch Lam đi tàu từ Hà Nội về Cẩm Giàng thăm mẹ là cụ Thông Nhu - tình cờ phát hiện người ngồi bên cạnh là Hồ Dzếnh đang đọc lại tập Chân trời cũ , một quyển sách ( sau này ) đã từng làm nao lòng không biết bao người đọc, gây ấn tượng cảm thương, ngậm ngùi, pha thêm một chút bi thương về thân người trong truyện. Nó nổi tiếng ngay, rồi bị hắt hủi một thời gian và sau này, như rượu ngon càng lâu càng nồng, nay có vị trí xứng đáng trên văn đàn Việtnam, được viết ra bởi một người - cha là Trung hoa, mẹViệtnam, sinh ra ở Thanh Hóa, lớn lên phiêu bạt mười phương, rồi nằm, xuống tại Hà Nội.
V ào cuối thế kỷ XIX , đầu thế kỷ XX, nhiều người Trung hoa chạy loạn sang Việtnam, rồi lấy đất Việtnam làm nơi cư trú lâu dài. Một buổi chiều, có một người đàn ông Tàu, vai đeo tay nải đến Thanh Hóa, thì dừng lại ; gọi con đò qua bến Ghép, với cái giọng líu lo ' t..ò.. ò ..ơi ' . Không hiểu sao cô lái đò nghe được, quay lại đón khách sang sông và sau nên duyên vợ chồng.
Đ ó chính là cha mẹ đứa trẻ với tên Hà Triệu Anh, đọc giọng Quảng đông là Hồ Dzếnh sau này . ( ... )
C uộc đời Hồ Dzếnh còn để lại mưoi cuốn sách, không nhiều - như một số nhà văn khác - nhưng ấn tượng về thơ và về câu chuyện về nhà văn, thì ai đọc một lần là không thể quên được ! Ông từng có những câu thơ như một triết lý nhẹ nhàng, thâm trầm; chỉ như tiếng thở dài không âm vang, không đao to búa lớn, mà vẫn cứ tạo ra bâng khuâng thiên cổ. Ấy là câu thơ nói về người con gái lỡ hẹn, đã hẹn àm không đến :
' Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé '
(..........................................)
T ưởng chỉ là nhẹ nhàng thế, nhưng Hồ Dzếnh cũng có thể yêu đến chết, khi ông viết :
Trời đẹp như trời mới tráng gương
Chim ca tiếng sáng rộn ven tường
Có ai trong cửa ngồi hong tóc
Cho chảy lan thanh một suối hương ...
... ...........
Giữa một giờ thiêng tình rất đẹp
Rất buồn và rất, rất thanh thanh
Mày ai bán nguyện người ai nhỏ
Em ạ yêu nhau chết cũng đành ...
V à ông yêu đời đến nỗi, ngay từ lúc trên 30, đã tự tưởng tượng ra cảnh mình nằm trong quan tài, nghé mắt ra ngoài, tủi thân; vì thấy đời vẫn rộn rã ở ngoài đó :
Ta toan giận dỗi xa đời
chợt hay khăn liệm quanh người vẫn thơm
nát thân không nát nổi hồn
lẫn trong cáic hết vẫn còn cái đau ..'
Đ ã có nhiều người nói nhạc sĩ Đoàn Chuẩn , con chim của mùa thu, vì hầu hết các ca khúc của ông đều viết về mùa thu. Còn Hồ Dzếnh thì được gọi là thi sĩ của buổi chiều, mặc dù ông chỉ có một bài thơ viết về buổi chiều, nhan đề Mầu mây trong khói - mà nhạc sĩ Dương Thiệu Tước phổ nhạc, trong 6 tháng mới xong, đặt tên ca khúc Chiều - đã vang lên trên sóng điện, trong nhiều lầu son ca hát và trong lòng người nhiều thập kỷ !
K hông hiểu ông là ngưởi Việtnam thuần túy, nhìn cây, nhìn mây đồng bằng Việnam mà cảm xúc hay trong cân não kia, có chút gì nghĩ đến quê cha, một quê hương ở tận đẩu tận đâu không hề biết; vì thế, nó còn mông lung hơn, hoài niệm nhiều hơn, và cũng nghi ngút hơn chăng ? Không ai biết . Có người hỏi nhạc sĩ Dương Thiệu Tước rằng - có phải ca khúc phổ nhạc của ông làm cho Hồ Dzếnh nổi tiếng, thị họ Dương đáp : chính bài thơ làm cho họ Dương thơm lây, vì bài thơ quá hay, hoán chỉnh; nhất là nỗi buồn trong đó. Họ Dương chỉ là người phụ họa. Có lẽ nhạc sĩ Dương Thiệu Tước có phần khiêm tốn chăng ? Thực ra, thơ đã hay, mà nhạc càng hay; nó vượt qua thới gian , không gian rồi . (....) .
B ài thơ Mây trong mầu khói chỉ có 13 câu, gồm 65 chữ , xin trích toàn văn :
Trên đường về nhớ đầy
Chiểu chiều đưa chân ngày
Tiếng buồn vang trong mây
Chim rừng quên cất cánh
Gió say tình ngây ngây
Có phải sấu vạn cổ
Chất trong hồn chiều nay
Tôi là người lữ khách
Màu chiều gió làm khuây
Ngỡ lòng mình là rừng
Ngỡ hồn mình là mây
Nhớ nhà châm điếu thuốc
Khói huyền bay lên cây .
1943
thơ HỒ DZẾNH .
(....)
Hồ Dzếnh ra đi ngày 12-8-1991 tại phố Ngô Thì Nhậm , Hà Nội (.....)
[]
BĂNG SƠN.
-------
* tựa bài viết của tác giả : MỘT CHÂN TRỜI CŨ LẶNG LẼ.
trích TRĂM NGÔI NHÀ NGHỆ SĨ HÀ NỘI / BĂNG SƠN /
Nxb Thanh niên Hà Nội 2008) .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét