100 ngôi nhà nghệ sĩ Hà Nội / Băng Sơn ( 1932- 2010)
Nxb Thanh niên, Hà Nội 2008.
ĐÌNH YÊN PHỤ HÀ NỘI :
thân xác ra đi hồn ở lại: thạch lam ơi ! *
tùy bút : băng sơn
T ôi có quen ông Vũ Xuân Tạo ở 22 làng Yên Phụ, một người 60 tuổi mới bắt đầu nghĩ đến chuyện làm thơ , và không hế có ý định gửi đi đăng báo. Muốn đến được nhà ông, phải đi qua đường Thanh Niên, vướt dốc, từng có nhà thuyền Tiểu Đồ Sơn và nhà thuyến Hừng Nhân kinh doanh cho thuê trên Hồ Tây khá quen thuộc của Hà Nội thanh lịch nmột thời. Đi một đoạn khoảng cây số nữa men theo con đê phía trong, sẽ gặp cái cổng làng Yên Phụ, di tích từ trước cách mạng sót lại. Cái cổng hình như mỏng, nó không có khồi vuông mà bẹt, cứ như sẽ đổ nếu giông bão nổi lên. May mà không phải thế . Nóc cổng không mái, chỉ là một vòm cong như mảnh trăng, rất chênh vênh. Dốc thẳng, đường hẹp, nhà nhà sát ngay ra mặt bê tông, không vỉa hè, cong rồi lượn rồi lại lượn và cong, men theo Ao Vả, vượt qua cửa đình làng, sẽ đến nhà ông bạn già của tôi. Nói là già nhưng ông rất trẻ tính, vui tính, vợ đẹp, 7 con trai khôn lớn, hoà thuận. Nhưng ông bỏ quá cho, tôi định nói về cái khúc đường cạnh đình làng.
Ngôi đình làng Yên Phụ có lẽ do thế đất ven hồ hẹp, một bên đá là bờ Hồ Tây trông sang chùa
Trấn Quốc, còn một bên là cái ao rất dài, hẹp, từng là một cái nhánh của hồ, có cái đảo con mọc lên cây vả và cổ thụ nên nó được mang tên Ao Vả, khi tôi viết bài này thì cây vả không còn nữa, nó cũng thành một cốn nhân Hà Nội mất rồi . Đinh Yên Phu có lẽ là một trong vài ngôii đình thờ theo chiều dọc, giống nhu bên Lào, khác hẳn mọi ngôi đình Việtnam toàn thờ theo chiều ngang , hình chuối vồ hậu cung là cái chuôi ấy. Đầu hồi đình trông ra đường, trên nóc có đôi chim hượng chim Hoàng đang múa, khác các ngôi đình khác, chỉ có rồng chầu mặt nhật mặt nguyệt. Chim Phượng cũng nằm trong bộ Tứ linh, nhưng nó con tượng trưng cho tình yêu cở xưa, khúc hát Phượng cầu hoàng của Tư Mã Tương Như và nàng Trác Văn Quân chi dó ... cây thị già, chắc năm nào cũng ra hoa đậu quả, những quả thị quen thuộc với tất cả người Việtnam bằng hương thơm và bằng cổ tích, cây thị này nếu có trí nhớ, hẳn nó đã ghi vào lõi gỗ hình dáng một con người, thân xác ra đi nhưng hồn còn ở lại : Thạch Lam.
Q ua cửa đình trăm thước thôi, có một ngôi nhà nhỏ, nép mình dưới gốc thị, đá mờ rêu theo năm tháng, có vẻ quạnh hiu giữa hai bờ sông nước. Chiếc cổng thấp bé, hai cánh cổng từng là thân tre ghép nguyên cả cây, đã được thay bằng ván gỗ, vẫn còn một chiếc mắt bò nhỏ bằng miệng bát để trong nhà nhìn ra khi có khách hỏi, trước khi mở cổng, Không hiểu chủ nhà này là ai, nhưng ngôi nhà này từng có một người vừa sang vừa nghèo cư ngụ, vừa thượng lưu vừa trung lưu, nhưng chết trong nghèo túng, Thạch Lam ơi . ! ..
Ô ng sinh ra ở Cẩm Giàng, nơi mẹ ông có cái trang trại thuộc lạoi sang và đẹp nhất ở đấy, nhưng ông lại sống và chết cho Hà Nội ở tuổi 32. Nhưng có lẽ hồn ông không tan, tài ông không mất, Hà Nội vẫn luôn nhớ đến ông như một mảnh đời mình, một nét tài hoa, thanh lịch trong cuốn sổ biên niên đời mình : Nguyễn Tường Vĩnh, Nguyễn tường lân cũng là Thạch Lam đấy !
Ô ng đã thuê ngôi nhà này đầu năm 1940, ở đấy cùng vợ con. Khi bé Giang ra đời, cũng là lúc ông giã từ cuộc thế và rời làng Yên Phụ ra đi vĩnh viễn, vì bệnh lao phổi, trong tay người em trai, trong cái chăn bông không đủ tiền mua vải làm vỏ.
Hà Nội những năm ấy chưa phải là đông đúc ồn áo lắm, cũng chỉ là 36 phố phường , chứ không như cái thể kỷ sau đã gấp 10 lần, đến 400 phố phường chật chội. Mấy anh em đều có học, có địa vị xã hội vậy; mà Thạch Lam đã không chịu ở biệt thự trong phố, lại ra đây thuê nhà ở, không đi xe, mà hàng ngày đi bộ từ đây xuống 90 Quán Thánh và từ đấy đi bộ về, với nghề viết báo, viết văn cùng anh mình là Nhất Linh.
Đ ời Thạch Lam ngắn ngủi. Ông viết ngắn. Nhung có lẽ cái ông để lại thì dài cùng với Hà Nội cũng dài bất tận.
Sau khi ông lịm đi trong tay người em trai , gia đình ông gồm người vợ trẻ, cô con gái mới khoảng 10 tuổi, một bé trai nữa và một hài nhi vừa ra đời ... không còn lưu lại đây nữa, mà về sống ở cái trạii tại ga Cẩm Giàng cho đến ngày tòan quốc kháng chiến. Cây liễu ông trồng cũng không hiểu gục ngã xuống hồ thời gian nào, không ai biết nữa.
Từ bấy giờ , hơi hướng con người cao gầy, mảnh khảnh, từng bất chấp dư luận, dám chống lại sức ép của sư luận và gia đình, kết hôn với người phụ nữ từng có một đời chồng và có con trai riêng, dù ông còn là trai tân đẹp trai, có tài, phong lưu mã thượng. Cũng may, thân mẫu ông sau này đã nghĩ lại chăng, nên đã cưu mang đùm bọc vợ con ông chu đáo. Chỉ riêng căn nhà ông thuê kia, đành trong cảnh hiu hắt cô đơn, chia biệt một con người đã ghi lại nhiều Hà Nội cho Hà Nội và no cũng chìm vào quân al4ng, không ai nghĩ đến chuyện giữ gìn !.
R ồi đây sẽ ra sao ? Ai mà biết được !
Ông Vũ Xuân Tạo mà tôi quen, cũng chỉ biết lơ mơ, lắc lắc cái đầu hói biểu lộ ngậm ngùi ...
Làng Yên Phụ ít biến thiên giống tố. Ngôi nhà nhỏ bé kia như vẫn còn phảng phất một chút hồn thư sinh trong truyện Liêu Trai của Bồ Tùng Linh, một chút hơ mộng ngắn ngủi. Nó còn hơn cả cái phố Ngã Tư Sở kia đã đổi thay ghê gớm, không còn một chút nhận diện nào, không tìm ra được
số nhà cũ 71 - nơi thi sĩ tửu đồ Tản Đà đã ra đi, có lẽ lên trời để than với Trời rằng : " Văn chương hạ giới rẻ như bèo !" và số nhà cũ 72 cạnh đấy, nơi : ' .. ông vua phóng sự Bắc kỳ Vũ trọng Phụng " cũng theo bước Tản Đà sau đó chỉ mấy tháng - vào cái năm 1939 ấy !.
Tản Đà còn được kém 1 tuổi đầy 50 tuổi, Vũ trọng Phụng ít hơn nhiều, mới hơn 27 tóc xanh , nhưng ông kịp để lại một Xuân Tóc Đỏ, một Típ-Phờ-Nờ một bà Phó Đoan, một Nghị Hách mà ngày nay vẫn có ....
Đã hư không. Đã thành cái Trôi, cái Bay, cái Mất ...
Gần đây, cô ( phải gôi là bà, đúng hơn ) cái em bé đỏ hỏn, con gái của
Vũ trọng Phụng , cũng ra đi ở tuổi 54, sau khi đã đền ơn cha bằng xây mộ, đưa di hài nhà văn tài ba về đất tổ tiên ngay làng Giáp Nhất, dưới mấy bóng cây soài cổ thụ đình làng Mọc. Cạnh mộ Vũ quân là mộ mẹ và vợ ông, cả hai đều góa bụa sớm, sống trong nghèo túng, nhưng trong sạch. Bà Vũ My Hằng ra đi trong một chiều nắng quái trên đường gập ghềnh đang trải đá, có mặt cả bạn cũ của Vũ quân, bạn của bà, và nhiều văn nhân Hà Nội khác ...
Tản Đà đã lênh đênh bộ cốt từ Sơn Tây, xứ Đoài ... rồi mới về nghỉ gần chùa Hương ở Mỹ Đức. Ông Vũ Trọng Phụng cũng yên nghỉ cạnh nhà lưu niệm do con gái xây cho.
Còn Thạch Lam , ông đang ở nơi nào, trôi không biết, chỉ dư ảnh một ngôi nhà xưa kia ông từng cư ngụ một thời gian mà trong cơn lốc thị trường, cũng sẽ chưa biết số phận nó sẽ như thế nào ?
Hà Nội, cứ bước ra đường, hình như ta đều chạm vào những bóng người, những tài năng, những hơit hở, những thăng hoa, những tâm sự và những dặn dò ... của bao lớp người Hà Nội đã thiên thu ...
Xin được ghi lại một làn gió thoảng, còn lại hay bay đi, không biết nữa ...
[]
-----
* tựa tác giả đặt : Giữa làng Yên Phụ.
BĂNG SƠN.
2-1997
( trích TRĂM NGÔI NHÀ NGHỆ SĨ HÀ NỘI / BĂNG SƠN ( 1932-2010)
Nxb Thanh niên, Hà Nội 2008 - tr. 261 - 264)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét