CUỘC ĐỜI SỰ NGHIỆP : nghệ sĩ PHÙNG HÁ + nhà văn SƠN NAM
Nguyễn Thanh Nhã sưu tầm, biên soạn / Nxb Văn học 2011.
N h à v ă n S ơ n N a m
v à n ỗ i đ ờ i t r ô i n ổ i *
bài viết : Kiên Giang - Hà Huy Hà .
"... nhớ ơn người vú nuôi gốc Miên ( Campuchia ) Phạm Minh Tày lấy bút hiệu Sơn Nam . ..."
Phạm Minh Tày ( nhà văn Sơn Nam ) đã chuyển kiếp từ ngày 13 - 8 - 2008 . Hạt bụi không nghiêng mình nhớ đất quê mà du cư đến Bến Cát Bình Dương , an giấc ngàn thu ở công viên Nghia trang Chánh-Phú- Hòa .
Đồng bào ở Kiên Giang, nhất là các bạn trong Hội Văn học Nghệ thuật Kiên Giang hơi bàng hoàng khi Sơn Nam không gói mình trong câu thơ :
Sống thì xuôi ngược bôn ba
Chết về đất mẹ quê cha ngủ vùi ...
Riêng tôi cảm thấy áy náy hụt hẫng khi Sơn Nam vẫn rời cố thổ ở phút cuối đời . Lắng lòng suy tư , hóa giải sự đắn đo , không riêng của tôi mà một số con cháu thân nhân vẫn thỏa lòng nhìn thấy Sơn Nam an giấc ở phần mộ nằm trong công viên Chánh-Phú-Hòa cũng ấm áp khang trang .
Một ông già miền Nam hốc U Minh trên 60 năm cuộc đời hành trình đầy chông gai hố sâu ... an giấc ngàn thu ở Bình Dương , từ tấm lòng ái mộ mộ nhân tài hiếm hoi ở miền Nam . Đó là một ân huệ .
Trên 50 cây số , người có lòng với Sơn Nam thuở sinh tiền nên không thể xem là khỏang cách vô cùng cách trở . Khoảng cách này cũng là một thử nghiệm với ai còn thương kính Sơn Nam :
Thác còn tinh anh hồn văn gửi lại
Non trăm đầu sách quý của Sơn Nam
Nhớ đời Sơn Nam . Tôi mong mỏi giới bạn đọc cho phép tôi kể sơ mối quan hệ đời thường , đời văn học nghệ thuật và mấy đêm sau cùng với Sơn Nam ở nhà tang lễ 25 Lê Quý Đôn, tp. Hồ Chí Minh .
Năm 1945 , Sơn Nam học trường Collège de Cần Thơ với phẩm chất học sinh giỏi được phụ cấp . Tôi thi rớt , học trường tư thục Nam Hưng Cần Thơ . ( ở trường Delanuoe ) , nay là trụ sở UBND phường An Lạc . Từ đó, hai đứa học trò đồng hương mới có dịp gặp nhau lần đầu trong tình đồng hương .
Năm 1946 - 1954 , cùng tham gia kháng chiến ở tỉnh Rạch Giá , tôi là Thanh niên Cứu quốc, phụ trách Đoàn văn nghệ lưu động thiếu nhi , Sơn Nam được gỉai thưởng Văn nghệ Cửu Long với đầu sách Bên rừng cù lao Dung rồi Tây đầu đỏ năm 1952 .
Ở Rạch Giá , Sơn Nam từng làm thơ ký cho tiệm tạp hóa Bỉnh Thái Xương . Ẩn náu ở Bỉnh Thái Xương, Sơn Nam đanh truyền đơn , đêm đêm dán truyền đơn ở nhiều trọng điểm ( chợ búa, bến xe ) . Ban ngày len lỏi khắp xóm nghèo, phố rách . Đó là những cuộc thám hiểm ngầm . Nhìn bao quát nắm trọng tâm . Đo là quá trình viết và lách của Sơn Nam gạn lọc trong nhiều tác phẩm . Tình đồng hương càng đậm đà trong tình văn học và nỗi đời trôi nổi .
Trong chiến dịch Long-Châu-Hà, tôi là phóng viên chiến trường , Sơn Nam xem lại và duyệt sơ bài, trước khi đưa in - bột nếp để dán ở công sở - " nhà việc " sau khi quân ta chiếm cứ được . Vốn thích xem hát đình ( hát bội ) , anh Sơn Nam vẫn chú ý ( tới) cải lương . Năm 1956 , Sơn Nam trong thời lang thang , đươc soạn giả Hà Triều và Hoa Phượng mời về nhà ở mướn, ở sau lưng Nhà đèn Chợ Quán . Nhà nhỏ vẫn chứa đông bạn bè trốn quân dịch và anh em gốc kháng chiến .
Hoa Phượng là thơ ký đánh máy ở Viện Hối đoái lãnh lương rồi nuôi hết anh em . Chính Sơn Nam đã gợi ý cho Hà Triều và Hoa Phượng viết tuồng từ đề tài Nhật Bản ; các vở Cầu sương thiếp phụ
chàng * *, Trăng thượng tuần sắp lặn đều do Sơn Nam cung cấp chứng liệu .
( Có một lần ) , anh Sơn Nam mua được ở vỉa hè một tập sách nhỏ, đó là vở tuồng chèo Nghĩa Kim Bằng , anh đã gợi ý cho tôi soạn vở Người đẹp bán tơ ( Lưu Bình Dương Lễ ) . Đa số kịch bản cải lương của Hà Triều và Hoa Phượng , và ( cả tôi ) đều ăn khách . Đương nhiên , đàn em phải rỉ tai bồi dưỡng , đúng ra là giúp đỡ ( đàn anh) trong cơn chìm nổi . Trong giai phẩm Giải Thanh Tâm và giai phẩm đoàn Thanh Minh, anh Sơn Nam đã viết nhiều bài về sân khấu, gợi ý cho soạn giả cải lương viết tuồng có ấn tượng, định hướng đậm đà bản sắc dân tộc , nhất là ở miền Nam ( này ) .
Trước chiến dịch Long-Châu-Hà , ở vùng nam Thái Sơn, trước khi xuất quân vào ba bản : Vĩnh Trạch , Vĩnh Hạnh - các chiến sĩ đều được thưởng thức chương trình văn nghệ dưới bầu trời đêm .
Riêng Sơn Nam hứng khởi đọc thơ :
Ngồi trên cầu khỉ cheo leo
Em bé mắt nheo
Nhìn theo bộ đội
Bô đội đi rồi , em vẫn ngó theo ...
Rất tiếc tôi không nhớ đoạn thơ sau . Lời thơ chân chất, đã phản ánh rõ nét ánh mắt của trẻ con ở nhà quê đều thương mến chiến sĩ .
Sơn Nam ít làm thơ . làm thơ phải xuất thần. Xuất thần kể như giọt nước bị dồn nén . Trước con người thật có ấn tượng có phẩm chất hoặc trước bối cảnh kỳ vĩ thì cảm xúc xuất thần mới phát tiết cao độ ...
" Làm thơ nghèo khổ lắm. Phải chịu nghèo khổ mà vẫn làm thơ thì mới ra thơ ...".
Lời nói Sơn Nam thật đúng khi tôi vào tuổi 80 .
Nhà văn Sơn Nam có biệt tài kể chuyện tiếu lâm, chuyện khôi hài rất hấp dẫn. văn hóa văn minh miệt vườn vẫn ăn rễ từ nông thôn , từ lễ hội . Cúng Kỳ Yên ở đình là lễ hội lớn ở thôn quê . Nơi nào có đền thờ Lễ Thành hầu-Nguyễn Hữu Cảnh đều được Sơn Nam thăm viếng và chiêm bái .
Trước năm 1975 , Sơn Nam và tôi xuống Châu Đốc , đến chuà Phi Lai để nói chuyện về công trình khai hoang . Sau khi đồng bào ở quanh chùa Phi lai bị thảm sát , tôi và Sơn Nam đều sụt sùi - khi đứng nhìn vô số đầu lâu được gom lại trong vòng" bò le " ... đan bằng tre . Sau chuyến nói chuyện do Sơn Nam chủ xướng và chương trình thi ca câu hò câu hát dân gian do tôi trình bày - để tránh né sự theo dõi - tôi và Sơn Nam tạm ẩn náu tại nhà của một nhà giáo , nhà thơ Liêm Châu ở Châu Đốc .
Đa số anh em được Hà Triều và Hoa Phượng nuôi đều là dân trốn quân dịch và dân có gốc kháng chiến . Ở lâu sợ bể, Sơn Nam quyết định phân tán mỏng , chia nhau tìm nhà trọ, nhà mướn ở ven đô . Chính vì thế , tôi và Sơn Nam sống lang thang .
Sau khi Sơn Nam gặp tôi , chủ nhiệm Ngô Công Đức và Tổng biên tập Hồ Ngọc Nhuận báo Tin Sáng sẵn sàng yểm trợ Sơn Nam .
- Đăng mọi bài của Sơn Nam .
-Trả thù lao cao .
Khi Sơn Nam lâm bệnh năm 2003, báo Tin Sáng đã trợ giúp một số tiền lớn .
Sau ngày 30 - 4 - 1975 , mỗi lần báo Tin Sáng tổ chức tiệc tất niên , Sơn Nam vẫn được mời ở hàng cổ thụ . Dù Ngô Công Đứic qua đời , nhưng góa phụ Ngô Công Đức vẫn đến phúng viếng Sơn Nam .
Suốt 2 đêm trắng với Sơn Nam , tôi dã nghe và thấy biết bao tấm lòng thuộc mọi đẳng cấp , thành phần xã hội Sài Gòn , ở nước ngoài ( đối ) với nhà văn Sơn Nam .
Ngoài tràng hoa lớn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, các con cháu của Sơn Nam không thể đếm hết mấy trăm tràng hoa cườm, hoa tươi, thư pháp, bưu thiếp tang .
Gần nửa đêm 16 - 8 - 2008, có nhiều người tóc bạc , phục sức đơn sơ ; có lẽ ở xa, cũng là bạn tâm giao, bạn nghèo của Sơn Nam đã đến bái lạy qua hai hàng nước mắt .
Sơn Nam và tôi sống lang thang trong cảnh không nhà trên dưới 30 năm, nên rất xúc động khi đọc sổ tang :
" Nhớ năm nào tôi với anh sát cánh quyết tâm giữ lại Lăng Ông Lê Văn Duyệt . Lúc đó anh là người góp phần lớn để thực hiện một việc không phải là dễ dàng . Và công lao đó tôi đã thay mặt Đảng bộ, cấp cho anh một ngôi nhà ."
( Nguyễn Chơn Trung - 6 Quang - nguyên chủ tịch UBND quận Bình Thạnh ).
Một trong những giám đốc sở Văn hóa thông tin tp HCM đã ghi trong ' Sổ tang " :
" Rất thương tiếc và cám ơn Sơn Nam có công lớn, bằng tấm lòng tài năng hiếm có góp phần khơi dậy niềm tự hào và lòng biết ơn văn hóa , hào khí Đồng Nai, Việtnam do nhiều thế hệ hun đúc , trường tồn ".
( Dương Đình Thảo )
Thành ủy và UBND tp. HCM với sự hiện diện của các ông Lê Thanh Hải , Nguyễn Văn Đua và bà Phạm Phương Thảo, đã ghi :
" Thành ủy vô cùng thuông tiếc nhà văn Đất Phương Nam Sơn Nam . Nhà văn lớn đã góp phần to lớn bảo tồn phát triển văn hóa dân tộc , sức sống mãnh liệt của tổ quốc , làm giàu đời sống văn hóa tinh thần cho đồng bào nhân dân ".
Rất nhiều người bạn cùng quê hương, nhiều bạn làng văn, nhiều nàh văn , nhà báo, nhiều người Việtnam ở nước ngoài đã ghi nhiều tình cảm , ý tưởng trong sổ tang ; kể cả bản thư pháp và bưu thiếp tang - nên không thể tóm lược hết .
Giáo sư Trần Văn Khê đã viết ngắn gọn, khái quát rất cao :
" Trong suốt cuộc đời, anh đã đem Văn hóa miền Nam Việt đến bao người nhiêu người Việtnam trong và ngoài nước ..."
Tôi đã đọc Tình nghĩa giáo khoa thư trong chuyến xe đò từ Sài Gòn ra Phan Thiết 1964 : Chuyện đời thường mà phi thường .
Sơn Nam nói về 2 bạn học cũ . Ra trường , người bạn ở Cà Mau mua báo chậm trả tiền . Người bạn ở Sài Gòn là nhân viên thu tiền , đòi tiền . Xuống Cà Mau, hai bạn lâu gặp nhau ngủ chung ở xứ muỗi . Kể chuyện đi học xong lại kể chuyện ở Cà Mau , cực khổ nhiều vì sinh nhiều con . Người bạn đi đòi tiền cảm thấy thương bạn nghèo, không nỡ đưa biên lai . Trở về Sài Gòn , người bạn cũ ở Sài Gòn không bị phê bình, thì ( cũng) bị đuổi việc . Mặc !
Tình nghĩa giáo khoa thư của Sơn Nam cũng là tình người sâu lắng , cao khiết . dễ gì còn nhiều người ấp ủ tình nghĩa giáo khoa thư để đối xử, ứng xử nhuần nhuyễn trong cuộc đời còn nhiều thói đời mưa nắng .
Nhớ ơn người vú nuôi gốc Miên ( Campuchia ) Phạm minh Tày lấy bút hiệu Sơn Nam . Đó cũng là chất ngọc trầm tích của tình nghĩa giáo khoa thư .
Hạt bụi nghiêng mình vào cõi nhớ
Gởi lại Tình nghĩa giáo khoa thư .
Tình nghĩa đó chơn chất, sâu lằng mà vô tận .
Nhớ thương anh Sơn Nam , tôi mượn Tình nghĩa giáo khoa thư của Sơn Nam để nhớ hoài Sơn Nam - sau khi đọc nhà văn Văn Phụng Mỹ *** trong dòng chữ : " Vĩnh biệt bạn già Tình nghĩa giáo khoa thư ".
[]
KIÊN GIANG - HÀ HUY HÀ .
( trích CUỘC ĐỜI SỰ NGHIỆP " PHÙNG HÁ " + SƠN NAM "
do Nguyễn Thanh Nhã sưu tầm, biên soạn .
Nxb Văn học , Hà Nội 2011 - tr. 221 - 228 ) .
-----
* - tựa chính của Kiên Giang- Hà Huy Hà : " Tình nghĩa giáo khoa thư trong tâm hồn nhà văn miền Nam gốc U Minh ".
- Kiên Giang - Hà Huy Hà ( Trương Khương Trinh : 1929 - )
- tựa bài hiện thời của BT.
* * - vở tuồng Cầu Sương hay thiếp phụ chàng " của Hà Triều và Hoa Phượng ra sau vài năm - soạn giả đã mượn tựa tiểu thuyết" Cầu Sương hay thiếp phụ chàng", một tiểu thuyết của văn sĩ Ngọc Giao ( 1911 - 1997 ) phát hành ở Hà Nội năm 1954 ( Thế Giới xb ) .
- Bài điểm sách đã lên án tiểu thuyết này" đạo" một tác phẩm Somersest Maugham .
- Người viết điểm sách, có lẽ là Thượng Sỹ, bị đánh, " té nhào" xuống hồ Hoàn Kiếm ?
(T.Phong chú thích )
*** bút danh khác của nhà văn TrangThế Hy ( 1924 - )
( T.Phong chú thích )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét