Hồi ký văn chương viết sớm
Eugène Evtouchenko
bản việt ngữ : Đường Bá Bổn..
Chương 5
' CUỘC ĐỜI THI SĨ CỦA TÔI ...
ĐƯỢC CÁC THI SĨ KHIÊM TỐN GIÚP ĐỠ..' *
KHI MẸ TÔI từ mặt trận trở về , bà gầy đi , không thể không ngạc nhiên hơn thế được ! Mái tóc đã chuyển sang mầu hung . Đầu tiên tưởng là nhuộm tóc, nhưng lúc hỏi, bà mỉm cười, rầu rĩ , gỡ mái tóc gỉa kia ra ; đầu không còn tóc nữa, trông bà như đàn ông vậy .
Bà mắc bênh đậu mùa Lào, phải nằm ở quân y viện, nên người ta cắt trụi tóc . Nhưng không phải chỉ một mái tóc mất đi ở ngòai mặt trận đâu ? Còn nhiều thứ khác nữa .
Bà phải hát nhiều ca khúc trong một ngày, có khi hát ở trên xe cam-nhông, có khi trên xe thiết giáp, hoặc hát trước đám binh sĩ phải lên đường ngay, sau đó có kẻ đã chết ngoài mặt trận . Bà hát cả dưới khi trời mưa, tuyết rơi. và chỉ còn được sưởi ấm lòng bằng hụm rượu vốt-ka mà binh sĩ luôn luôn đưa cho uống. Bà cảm thấy thính giả của mình gấy xúc động, và thái độ kia thật tuyệt vời đấy chứ !
Nhưng sắc đẹp và giọng ca của bà bắt đầu suy giảm. Mẹ tôi phải gánh chịu tất tả, từ giọng nói cũng không còn được như xưa nữa .
Khi tôi trở về đây, bà vẫn phải đi làm, song bà chẳng cho biết bà làm ở đâu ?
Một hôm, trẻ con bạn cùng lớp , hỏi :
- Mẹ mày là ca sĩ phải không ?
- Ừ, nữ ca sĩ, tôi đáp lời rất kiêu hãnh .
- Mẹ mày hát ở đâu ?
- Ở rạp hát chứ ở đâu nữa ?
Chúng cười rộ lên .
- Mày bảo mẹ mày hát trong rạp à ? Không đâu, bà ấy hát trong lúc giờ nghỉ xả hơi ở sân khấu Forum đấy !
Tôi đến ngay rạp Forum vào dịp ngày lễ Chiến thắng . Là một ngày thật dị thường , pháo bông nổ tung trên bầu trời . Thương binh thường ngày vẫn phải mua thuốc lá lẻ, thì hôm nay họ được phát không . Tôi thấy một ông đại tướng mua hàng nhiều ơi là nhiều, chất trên một xe bánh kem lưu động, để phát cho trẻ con . Người lớn gặp nhau thì ôm nhau hôn lên má lên môi , cười nói, có khi bật khóc , vì mừng rỡ gặp lại nhau . Họ cảm thấy cái thời kỳ xấu xa đen tối trước kia đã chấm dứt, và từ nay bước vào giai đoạn tốt đẹp đời sống rồi.
Ở rạp xi nê Forum, binh sĩ, đàn bà đầy nhóc , không khí buổi nay sặc mùi nước hoa rẻ tiền, và hơi bia nồng nặc . Những chai vốt-ka được truyền từ tay người này sang người kia, có người cầm nguyên chai đua lên miệng tu một hơi . Nhưng cái hôn nóng bỏng thay cho món ăn zazouskis * ( * món ăn chơi trước bữa ăn của người Nga / Chú thích : người dịch bản pháp văn ) thường ngày , kể cả nhân viên nhà nước cũng nhắm mắt hôn nhau , uống vốt ka thả cửa . Quả hôm nay ngày lễ Chiến thắng, ai ai cũng được tự do ăn, uống, vui chơi .
Bỗng nhiên tôi bị xẩy chân . Trên bục, một người đàn bà nhỏ thó hiện ra trong tấm áo thêu, đôi giày mạ vàng . Một dàn nhạc phụ họa , rồi bà ta bắt đầu hát . Giọng bà như đã bị vỡ tiếng, và không sao đoán được rằng, trước kia sắc vóc bà ta khả ái, chứ không đến nỗi tàn tạ như bây giờ !
Người đàn bà kia, chính là mẹ tôi đấy !
Chẳng ai lắng tai nghe bà ta hát cả . Binh sĩ, đàn bà chỉ thích hôn nhau và uống rượu thôi . Quỷ thần ơi, thế mà gọi hôm nay là ngày kỷ niệm Chiến thắng ? Vậy ra, với cuộc chiến thắng này, dân tộc Nga đã phải trả hằng bao triệu rúp - còn mẹ tôi - đó là giọng hát, thật vậy sao ?
Chẳng bao lâu sau, bà bỏ sân khấu, đi làm quản trị cho một ban nhạc nhỏ . Công việc làm này hình như cũng bị bạc đãi thì phải , bởi chịu nhiều khó khăn, lại chẳng kiếm được nhiều tiền ! Với số tiền 700 rúp chỉ đủ sống cho 3 mạng - bởi thời chiến tranh, gia đình tôi có thêm một em gái nữa , con bé Eléna.
Mẹ tôi rất buồn về tôi . Bới sự tò mò kia thúc đẩy tôi mạo hiểm tìm biết sự thật , chứ không phải vì tính thích lông bông đâu - hơn nữa tôi là đứa rất khó tính !
Đã có lúc, tôi liên hệ với bọn trộm cắp chuyên nghiệp, lúc khác, lại liên hệ với bọn buôn bán sách chợ đen . Qua mỗi cơ hội ấy , sự bị can thiệp vào cuộc sống là một tiền lệ . Mẹ tôi phiền lắm, buộc tôi phải rút chân ra, tránh sa vào tội lỗi . Mẹ thường lấy lời khuyên, rút từ câu nói của Lénine xưa kia nói đùa dân Nga : " Hãy tiếp tục học và phải học mãi mãi ".
Và việc học hành của tôi thì rất tồi . Tôi không có khiếu các môn học: toán lý hóa chẳng hạn ; cho đến bây giờ , tôi chẳng hiểu gì về điện học và tự hỏi tại sao lại vậy ? Ngay cả môn vấn đáp tiếng Nga , tôi chỉ được điểm thấp . Tuy nhiên , tôi viết thì lại gần như không bị lỗi; nhưng cảm thấy chậm chạp hiểu, khi học môn ngữ pháp chán chết ấy !
Ở trường, tôi đã nhìn thấy mầm mống sự sáng tạo của thế hệ tôi . Ở i bàn học, có kẻ vừa ngồi học lại vừa suy nghĩ đâu đâu ; chuyện có đứa trẻ còn nhỏ đã muốn là tiểu anh hùng, đứa thì vô liêm sỉ, có đứa lại ham mê thích thú học giáo điều chính trị v.v...
Tôi không ưa chú bé vô liêm sỉ kia , cười một mình, nụ cười ngạo mạn khinh miệt tất cả , cũng chẳng ưa chú bé bạn học khác, tựa chú tiểu tiều phu - đang muốn tọng chương trình học dồn cả vào bụng . Kia là tấm ảnh chân dung lãnh tụ Staline - thì tôi lại không chăm chú nhìn, mà nhìn đâu đâu, ở ngoài cửa sổ kia , mơ mộng, gái thoát được khỏi trường này sang học trường khác - chẳng hạn một trường ở Thủ đô Moscou - đầy hương vị cám dỗ, nhìn tuyết rơi, hưởng mùi thuốc lá thơm , kể cà mùi xăng khét lẹt của động cơ xe cộ , và mê tiếng rao kẻ bán hàng rong rao báng piroiki nóng nữa !
Ở nhà - thì chỉ có một mình tôi- lẻ loi buồn chán , chẳng có ai săn sóc, kể cả mẹ - nên tôi thích bỏ sách vở , thích làm thơ phú , đi tìm một thế giới khác mộng mơ . Viết thơ, làm văn, đối với tôi là một điều thcíh thú nhất , tôi viết cho tới khi tay tê cóng mới ngưng -có khi viết được 10 tới 12 bài thơ trong một ngày .
Rồi tôi đem thơ phú kia gửi tới tấp tới các tòa soạn báo - nhưng nhiều lần bị từ chối , bằng nhiều cách trả lời khác nhau - tôi tưởng đến sự ngạc nhiên, khi tòa báo Tiền Phong đọc tới bài thơ này :
Đường của tôi kéo dài tới vô tận
tôi tự giết mình lại sợ bóng tối đêm dài
Người đã yêu tôi
cùng tôi đi trên con đường ấy
nhưng lại quên tôi
chỉ qua buổi hôm sau ...
Một hôm , tôi chẳng còn hy vọng gì nữa ( tờ báo ấy dành cho thiếu niên, tuổi từ 8 tới 15 ) - thì bỗng nhận được thư của nhà xuất bản Thế Hệ Trẻ mời tới để thảo luận về tác phẩm của tôi . Dưới bức thư ấy, ký tên André Dostal , nhà thơ .
Tìm gặp, đó là một người gầy guộc, mắt bên phải đeo băng che - ông ta có dáng một tướng cướp thì đúng nhất . Thấy tôi vào, mọi người ngạc nhiên :
- Cậu muốn gặp ai , cậu bé ?
Tôi chìa lá thư ra .
- À, tôi hiểu rồi , cha cậu lâm bệnh nên không thể tới đây , phải vậy không ?
- Không phải cha tôi , mà chính tôi là tác giả những bài thơ ấy đấy ! ( tôi bực dọc trả lời, tay còn ôm chiếc cặp, sốt ruột thật ! ) .
- À thế thì ngọn gió nào đã đưa cậu tới đây hả ? Tôi cứ tưởng là, đã hẹn với một ông nào kia chứ - chẳng hạn một người từng trải từ mặt trận khói lửa trở về , ai ngờ lại là ... Bởi tác phẩm toàn nói chuyện chiến tranh, nỗi bi thảm , máu lửa ...
Mọi người trong căn phòng ấy trố mắt nhìn về phía tôi . Rồi họ rộ lên cười nhất loạt . Tôi có cảm tưởng họ đang tham dự cuộc mua bán đấu giá mà vật đấu giá chính là tôi vậy - nước mắt tôi như muốn ứa ra .
André Dostal dường nhu biết được lòng tôi rối bời , ông ta đặt bàn tay lên vai nhỏ bé của tôi , rồi mời ngồi - sau tiếp tục bàn về tập thơ . Sau lần ấy, nay, chúng tôi trở thành bạn thân của nhau . Tuy ông ta không phải là một nhà thơ lớn , nhưng rất yêu thơ, lại kỳ vọng ở tôi điều mà ông không làm được trong thi ca .
Cuộc đời thi sĩ của tôi - dường như được các thi nhân khiêm tốn hết lòng giúp đỡ , thì phải ? Họ chú ý tới tôi, xử tốt người mới vào nghề, còn hơn cả đối với người đã nổi tiếng . Thật mà nói, chính ông André Dostal cũng không mấy thích tác phẩm đầy tay ở thời thơ ấu của tôi . Thới kỳ ấy, quyển Martin Eden là sách gối đầu giường , trang đầu sách tạo ấn tượng tốt đẹp , nguồn cảm hứng giúp đỡ tôi thật nhiều trong sáng tác . Bây giờ đọc lại, ý tưởng xưa đã thay đổi, mấy trang đầu tạo ấn tượng đã thay thế bằng mấy trang cuối sách mà nay tôi ưa thích, bới đã vượt xa rồi thì phải !
Mẹ tôi chẳng thích , với bất cứ giá nào, nếu tôi trở thành thi sĩ ? Không phải bà không thích thi ca . Giản dị, bà cho rằng làm nhà thơ- cuộc sống rất bấp bênh, luôn đau đớn, dằn vặt, đau khổ vì cuộc đời, thực tế hơn là cuộc sống lang bạt . Bà biết đời sống các thi nhân Nga - hầu như đều chịu cuộc sống bi thảm, dầu nổi danh đi nữa ! Nào cuộc sống bi thảm của Pouckhine, Lermontov thì chết thê thảm vì thách thức đấu kiếm , Alexandre Blok đốt dần cuộc đời trong những quán khuya, tự hủy hoại đời sống cá nhân rồi đó; nào là Essénine bị chết treo ; Maiakovski dùng súng bắn vào đầu bằng nào là tù đầy, phát vãng tại các trại tập trung , do lệnh lãnh tụ Staline . Bà rùng mình , khi nghỉ tới tôi , sao lại chọn con đường đó mà đi . Bà tìm thơ tôi rồi xé bỏ không thương tiếc ! Bà khẩn nài tôi nên thực tế hơn . tìm một công việc đúng đắn mà làm .
Nhưng đối với tôi - công việc đúng đắn lại là thi ca . Tôi tiếp tục làm thơ như một kẻ điên . Trong đầu óc tôi khi ấy, tư tưởng lớn chưa có, tuy vậy tôi tỉm một cách diễn tả mới, chẳng hạn thơ có âm vận mới mà đã lâu tôi ấp ủ .
Âm vận mới trong thơ hơm nay đối với quả thật là giới hạn . Maiakovski vào năm 20 tuổi, nói đùa ; ".. Nếu người ta tài giỏi, thì người ta sẽ thấy ở một miền nào đó ở Vénézuela chẳng hạn - rất nhiều âm vận mới mà chưa ai hay biết để nghiền ngẫm .."
Riêng tôi lại càng không tin câu nói kia của Maiakovsky, mặc dầu thâm tâm rất kính phục ông ta . Bởi lẽ, ông ta chẳng giải thích tại sao chính bản thân ông ta không tín nhiệm nền văn chương Xô viết, vậy thi đối với kẻ bước tiếp nối ông rồi sẽ ra sao ?
Tôi cũng không men theo con đường dễ dãi, điều này một số thi nhân Tây phương thích thú làm theo - họ tuyên bố rùm beng âm vận nền thi ca hôm nay đã lỗi thời - bây giờ phải khởi sự lối viết thơ mới, đó là thơ xuôi . Theo tôi, như vậy là họ đã giết chết một cái gì đó rất quý giá của thi ca ; đó là nhạc tính có âm điệu trong thi ca .
Trong một cuốn vở đặc biệt, tôi ghi lại được khoảng 10.000 âm vận mới . Đau đớn thay, , tập vở ghi chép ấy đã bị thất lạc . Thực ra điều ấy rất cần cho thi ca của tôi sau này - và đã có một nhà phê bình thơ xác quyết ' âm vận mới của tôi được gọi là Evtouchenkiennes ' . Họ cũng đại lượng thật đấy chứ, thực ra thơ phú của tôi giai đoạn đầu đã có gì gọi là sáng tạo mới lắm đâu ? Thực mà nói, thơ phú khi ấy mới chỉ khai thác được vài định đề ca dao cổ nước Nga mà thôi , và điều này rất khó giải thích độc giả Tây phương hiểu , một phần ngôn từ Nga chuyển dịch làm họ hiểu được vẫn là trở ngại lớn !
Có lẽ vào một lúc nào đó, tôi nghĩ, muốn viết hay hơn - thì cần như trường học xưa kia mà tôi theo học, họ cho tôi điểm thấp , càng nhiều hơn lại càng tốt đấy ! .
Mẹ tôi khẳng định cách triệt để, muốn có tương lai , tôi phải từ bỏ nghề làm thơ :
- Người theo nghề làm thơ sẽ không đem lại cho ai có tương lai có đời sống yên ổn , kể cả tiền bạc , mẹ nói thực đấy con ạ !
Còn tôi chúa ghét đời sống bình thản, trầm lặng, như tôi từng khinh miệt đồng tiền vậy !
Mới đây thôi, đã có một người nổi tiếng xác quyết về giá trị đồng tiền như thế này : ' .. đồng tiến là vũ khí sắc bén để giải phóng con người ! '.
Tôi thì có ý nghĩ trái nghịch ' đồng tiền là vũ khí tồi tệ nhất của con người '. khi người ta không có tiền, vòng kim cô nô lệ buộc phải kiếm ra được tiền bẳng bất cứ giá nào để sống .
Khi có đồng tiền rồi, vòng kim cô nô lệ khác ám ảnh, chẳng hạn có đồng tiền thì phải tìm cách làm nó sinh sôi thêm ra . Vì thế , rất nhiều người đã phí sức lực, chí để kiếm cho ra đồng tiền .
Cảnh đáng nguyển rủa nhất về giá trị đồng tiền, ấy là vào năm 1947 có một cuộc gọi là ' canh tân đồng tiền '.
Chắc chẳng ai quên được vụ canh tân đồng tiền ấy - còn được gọi là khôi phục giá trị tiền tệ Xô Viết nhằm triệt tiêu sự lạm phát xảy ra sau thời chiến tranh . Lãnh tụ Staline vội vã cho thực hiện phương pháp cổ điển, muốn cứu lạm phát thì ra lệnh cho phép in bừa một loại đồng tiền tung ra thị trường .
Chỉ những ai có tiền để ở quỹ tiết kiệm Nhá nước mới được phép chuyển đổi đồng tiền cũ sang đồng tiền mới mà thôi , còn lại , dân chúng chỉ được phép chuyển đồi hạn chế . Quả là đáng nguyền rủa, vì tiền tiết kiệm không gửi ở quỹ tiết kiệm Nhà nước đều trở thành giấy lộn .
Tôi nhớ lại, mọi người nhao nhao nghe tin đổi đồng tiền mới từ đài Moscou loan ra , không chuyển đổi được, thì đồng tiền có trong tay sẽ mua bất cứ thứ hàng hóa nào, dù không cần thiết .
Có người đã phát điên lên, vì chất lên xe tải những 4 tấm kính bàn văn phòng - bởi lẽ trong kho chẳng còn thứ hàng hoá nào khác để mua . Tôi đã chứng kiến một bà thở hồng hộc, đổ mồ hôi nhễ nhại, vì lấy hết sưc để vác pho tượng bán thân Vénus mới mua được .
Tôi còn được chứng kiến trong ngày đổi tiền - một ông già chạy khắp các phố, miệng kêu gào , tay vứt những đồng tiền cũ không còn giá trị, sau đó lấy chân giẫm lên đồng tiền giấy lộn kia một cách giận dữ .
Bây giờ tôi đưa tay vào túi chiếc áo măng-tô đã vá lung tung nhiều mụn , thản nhiên nhìn dân chúng bơ phờ , thất thần vào ngày đổi tiền, không đổi được thì vứt đi, giẫm lên - tôi như một người cách mạng có con mắt lạnh lùng quan sát vậy . Sau đó, tôi đi xem phim, vì tôi rất thích xem phim cách mạng, nói về binh sĩ vai khóac súng , bảo vệ bờ cõi , còn thợ thuyền nai lưng lao động, đổ mồ hôi vẫn đói khổ - mà hình như binh sĩ, thọ thuyền chẳng để ý đến điều đó, họ rất bất cần, mặt mày hãnh diện cách lạnh lung, khó hiểu !
Xem phim, tôi rất thích cảnh thợ thuyền, nông dân xung phong tấn công Biệt Điện Mùa Đông, lật đổ chế độ Nga hoàng vào 1917 - nhưng có một bọn trục lợi bám theo vơ vét, dưới mắt tôi, bọn đó đúng là bọn phản cách mạng .
Thật đau lòng, khi thấy một số chuyện viên phương Tây sang Nga điều tra, tìm hiểu phong trào Cách mạng Xô viết - họ nhầm lẫn đánh giá trị qua bọn trục lợi cách mạng, bám theo để vơ vét, mà lại không đánh giá qua những người làm cách mạng thật sự !
Các chuyên viên phương tây ấy còn mắc một sai lầm khác, nặng nề hơn - họ nghĩ rằng chủ nghĩa Cộng sản đã máy móc hóa đè đầu cưỡi cổ dân Nga - mà thực ra lý tưởng cách mạng đã thâm nhập bao đời vào máu thịt dân Nga rồi .
Lãnh tụ Lénine từng nói, nghe như mới đây thôi : "...Nước Nga gieo mầm mống chủ nghĩa mác xít với một giá đắt đớn đau .." Lãnh tụ cách mạng Xô Viết nghĩ ngay tới thời kỳ quá khứ Nga hoàng cai trị chứ gì ? Nhưng nước Nga không chỉ bị đớn đau trong thời kỳ Nga hoàng thôi đâu . Nó còn phải trả tiếp tục trả giá đắt sự đớn đau và sai lầm, ngay cà trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội nữa .
Dân tộc Nga đối với tôi thân mến lắm, bởi tôi là người Nga và còn là người cách mạng . Lại thật thân thuôc càng hơn, khi tôi không bị rơi vào sự vô liêm sỉ, không mất lòng tin với khởi điểm trong sạch lý tưởng cách mạng - mặc dầu không ít sự xấu xa, tiêu cực bủa vây .
Tôi ghét bọn vô liêm sỉ, nhìn lịch sử qua tầm vút xa vọng, họ không biết kính trọng mồ hôi các bậc anh hùng dân tộc , bởi họ luôn đóng vai đàn cừu, không có khả năng phân biệt tốt, xấu . Những kẻ đó , thật ra, không đủ khả năng hoạch định bất cứ diều gì hữu ích trong xây dựng cả .
Tôi còn ghét cay đắng bọn giáo điều nữa . Họ là đại diện đa dạng bọn cải lương . Một vài giáo điều được chủ kết trong sự cuồng tín rất nồng nhiệt mà họ làm . Ngay từ khi còn nhỏ, tôi đã hiểu rằng, lởi nói bọn họ chỉ đẹp ở miệng môi, che đậy sự ám muội ẩn chìm, tiềm tàng khai thác cách nào có lợi cho bản thân họ .
Tôi coi chủ nghĩa Cộng sản, như trên đề cập, vấn đề thiết yếu sống còn cho dân tộc Nga. Và càng tin chắc hơn, bọn vô liêm sỉ giáo điều kia, không chỉ là thủ phạm phản bội cách mạng mà còn phản bội dân tộc Nga nữa .
(..............................................)
Kinh thánh có câu : " Người ta không chi sống bằng bánh mì "- với tôi, câu giải thích đầy đủ chiều sâu nhọc nhằn một con người .
Một triết gia từng nói : " Người là con vật biết mơ mộng " . Có vài vị đã áp dụng, minh chứng đúng cho cuộc sống các vị, nhưng chỉ đúng ở vế trên câu đó . Nhìn họ gần hơn, thì sẽ thấy rằng họ bất lực trong việc mơ mộng có lý tưởng đi lên, mà đúng ra, họ cần phải biết mơ mộng một cái gì nữa chứ !
Đời sống con người không lý tưởng thật buồn nản , họ phải che đậy, mang nỗi buồn trong ngươi mắt để truyền sang kẻ khác, là chỉ muốn nhấn mạnh nỗi buồn trống rỗng bản thân họ mà thôi .
Nhưng, nếu một người được thường xuyên may mắn - mà không có ly tưởng - thì tôi tin kẻ ấy sống đau đớn không thể tưởng tượng nổi đâu ?
Bánh mì không thể thay thế lý tưởng cho kẻ không có lý tưởng . Và lý tưởng có thể thay thế cho bánh mì được đấy !
Với tôi - chỉ có thể gọi là bản năng con người mà thôi . Tôi càng tin chắc hơn, chỉ có niềm đau đớn mới làm nẩy mầm cho một lý tưởng cao cả .
Tại sao Karl Marx đã lầm - khi dự đoán trước rằng cách mạng trong nước tư bản xúc tiến mạnh hơn một quốc gia chậm tiến như Nga ? Tại sao nước Nga chậm nhất trong việc chạy đua kỹ nghệ hóa - lại bỗng nhiên trở thành nươc dẫn đầu xã- hội- hoá ?
Bởi lẽ, nước Nga đã nhường bước các nước khác tranh đua kỹ nghệ, nhưng không dành số lượng đau khổ của nước mắt dân chúng thường ngày đổ ra .
Đúng vậy đấy bạn ạ , hãy trả lời tôi đi , cách mạng phải bước song hành với chiến thắng, để đem lại cho dân tộc Nga nhiều nỗi buồn mới, nhiều dòng nước mắt nóng hổi . Không nên quên vài nét đặc biệt của người Nga - thường xuyên chịu đựng sự đau khổ - và đủ sức chịu đựng lâu dài mà dân tộc khác không thể!
(.............................)
---
* tiêu đề do BT. đặt .
[]
E.E.
( trich HỒI KÝ VĂN CHƯƠNG VIẾT SỚM / EUGENE EVTOUCHENKO.
( tr.. 148 - 158 )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét