Lời dẫn:
Khoảng 10 năm ( 2004-2004) tôi được coi như " đầu nậu - ( Talawas, Tuổi trẻ,v.v..) - báo chí truyền thông ám chỉ bỏ tiền, mua giấy phép, in ấn, phát hành thâu tiền về. In tác phẩm Lý Văn Sâm ( Kòn trô, tái bản), Nguyễn Bính, một vì sao sáng ( Hoàng Tấn / Hồ Tăng Ấn là 1) , Chuyện tình nhạc sĩ tiền chiến / Lê Hoàng Long - và trước đó đã " đề pa" ( départ) một tác phầm làm rung chuyển dư luận báo chí:
T.T.KH., NÀNG LÀ AI? / THẾ NHẬT
( tức THẾphong + Trần NHẬTThu )
..T.T.KH., ... mở đầu sách bán chạy nhất thời đó, lần đầu in 10 ngàn ( trang lưu chiểu ghi 2000 ) - có tới gần 70 bài viết nội, ngoại viết về... - từ bàn nhậu ngoài đời , trong các tòa soạn, nơi khác ( các tỉnh ) tụm năm ba chỉ bàn về NÀNG T.T.KH., kẻ bênh, người đả, kẻ bảo " xạo" người" đúng"- và có một tờ báo " lá cải mát gan, bổ thận" ở Canada nhắc khéo :"... phen này Thế phong tha hồ lượm, bạc cắc ... xu hào đủng đỉnh Mán ngồi xe ( xích lô) chạy quanh bùng binh chợ Bến Thành ...! "
.... báo có nhiều bài nhất , đó là tờ Thanh Niên ( Nguyễn Công Khế, Tổng biên tập , bảo Trần Nhật Thu:"... đừng phản ứng, im lặng đi, để tao bán báo !". T.N.Thu, người viết 2 chương góp vào T.T.KH., nàng là ai? cuống cuồng phủ nhận " ... không phải tôi tác giả, em ơi ....!" .
....' .. tin mới nhất 2011 - ai mua máy Kindle D.X / Amazon.com - tha hồ thoải mái đọc T.T.KH., nàng là ai ?( e-book) trên Kindle Direct Publishing - hoặc mua sách -giấy , thì mua bản COPY ( sao hệt bản in đã lưu hành) trả có 30 usd / per copy thôi".( <google / search / t.t.kh., nàng là ai?-amazon.com > .Quả "tai thông mũi thính ngoại bang" đáng nể ! , lần ra ngay best-seller từ 1995 đưa lên mạng ebook, lại COPY - điều tệ hại hơn hết , không thi hành hiệp ước bản quyền Việt-Mỹ hiệu lực từ cuối năm 1997 . ( có nghĩa : xin phép thì không , bản quyền " lờ tịt". ).
...tiếp đó, tôi tự thân" đầu nậu" , in tiếp sách trước 75, trong đó có " Việt Nam Bi Thảm Đông dương" / Louis Roubaud. Sách chưa kịp tái bản, thì " Việt nam thảm kịch Đông dương" - CHƯƠNG THÂU - PHAN TRỌNG BÁU ( chữ hoa - capital) hiệu đính, sửa chữa, bổ sung, và giới thiệu theo bản dịch của Đường Bá Bổn"( chữ thưởng- bdc) (tr. tr.3) , đã phát hành trước rồi !
... nhìn vào , tên hai vị IN CHỮ HOA là chính, kẻ BỊ đoạt bản dịch ( Đường Bá Bổn ) phụ - tên in chữ thường! - phải vậy không - hỡi nhị vị học- giả đương- thời ?! .
... bởi , một câu tôi dịch sai , bị báo Saigon xưa xỉ vả, nay , hai bạn vẫn lại " bê nguyên câu sai" đưa vào " Việt Nam thảm kịch Đông dương? (tr. 18) ( Nxb Công an nhân dân- 2004 ) như cùng :"... xẻ chia dốt nát tiếng phú lãng sa cùng Đường Bá Bổn vậy !....
... rồi, bật cười một mình - ai cho phép in ấn , hiệu đính, sửa chữa, bổ sung , viết giới thiệu :" Hà Nội, ngày đầu xuân Quý Mùi ( 2003 - ký NGƯỜI DỊCH " (tr.16) ( kể cả ghi hàng chữ nơi trang 3 trên ) - không xin phép dịch giả - giả vờ" không ai hay biết dịch giả ở đâu, trong hay ngoài nước, còn hít hơi thở của Trời hay đã đi xa... ?!
..Luật xuất bản buộc phải xin phép tác giả, hoặc người dịch, trước khi in ấn - 2 bạn không làm vậy, coi không có Luật Xuất bản 1993 - luật lệ như mạng lưới : " ruồi ở lại, nhặng bay qua "( Barthélémy)- khiến biên tập viên sách - nữ nhà văn Trần Thanh Hà - "bị" đóng vai " dê tế thần" ! - ( scapegoat) .-viết thư tạ lỗi dịch giả !.
.... chuyện xưa tích cũ , giở lại, như mới xảy ra hôm qua - mời bạn đọc bài viết của nhà báo Hoàng Hoài Sơn ( ký Hoàng Sơn) đăng trên tuần báo Pháp luật ( chủ quản: Bộ Tư Pháp - khi ấy ,ông Uông Chu Lưu làm Tổng biên tập ).
------
* kèm bài viết, có chụp trang 3 ( ruột ) các bản A, B : 2 cuốn" Việtnam bi thảm Đông dương ", bản dịch Đường Bá Bổn - và bản C :"Việtnam thảm kịch Đông dương do CHƯƠNG THÂU + PHAN TRỌNG BÁU hiệu đính....
Thếphong.
Cuốn Việt Nam bi thảm Đông dương có bị luộc ?
HOÀNG SƠN viết.
Vừa sửa chữa và đánh máy xong cuốn Việt nam Bi thảm Đông Dương dịch từ năm 1963 , qua bản Vietnam, Tragédie Indochinois để ấn hành - thì dịch giả Đường Bá Bổn ( nhà văn Thế Phong) té ngửa ra, khi phát hiện Nxb Công an nhân dân đã ấn hành cuốn này của ông, không xin phép người dịch. Đường Bá Bổn vừa gửi đơn khiếu nại đến Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả Bộ VH-TT và ông Trần Diễn - Giám đốc Nxb Công an nhân dân yêu cầu giải quyết vụ việc...
1.
Xin được đề cập kỹ hơn phần khởi đầu để hiểu rõ nguồn gốc vụ việc : Tác phẩm dịch Việtnam bi thảm Đông dương được xuất bản 2 lần trước năm 1975 ở Sài Gòn. Lần 1, in ronéo 50 cuốn phổ biến hẹp vào tháng 8 / 1963 ( gọi là bản A) . Lần 2, in typô năm 1965 ( gọi là bản B) . Cả 2 lần in này đều do Đại Nam văn hiến xuất bản, phát hành. Bản A không chịu sự kiểm duyệt của chế độ cũ* nên không bị cắt xén.
Việtnam thảm kịch Đông dương của Nxb Công an nhân dân ( Giấy chấp nhận ĐKKHXB số 179/1568-CXB) , in 1000 cuốn tại XN in 1 - TTXVN, in xong nộp lưu chiếu quý 1/2004 ( gọi là bản C) . Bản này có đề CHƯƠNG THÂU - PHAN TRỌNG BÁU hiệu đính, sửa chữa, bổ sung và giới thiệu theo bản dịch của Đường Bá Bổn.
Mặc dù trong Lời NXB có ghi: " Chúng tôi cũng mong muốn được sự lượng thứ của dịch giả Đường Bá Bổn và gia đình! Vì trong quá trình thực hiện việc tái bản cuốn sách, chúng tôi đã cố gắng liên hệ với dịch giả và gia đình, song đã không liên hệ được. "
Theo ông Bá Bổn thì đây chỉ là tấm lá chắn phòng trước. Bởi dù có thế nào, thì ông đã có 50 tác phẩm
( Chủ sở hữu : ĐỖ MẠNH TƯỜNG ( Thế Phong, Đường Bá Bổn, Đinh Bạch Dân* * ) được Cục Bản quyền tác giả cấp Giấy chứng nhận bản quyền số 341/VH/BQ/ĐD ngày 15/8/1996 tại Hà Nội. Bất luận thế nào, thì Nxb Công an nhân dân cũng đã vi phạm Luật Xuất bản 1993 khi không xin phép tác giả trước khi in. Hơn nữa, đi sâu vào cuốn sách, còn nhiều nội dung phải bàn.
2.
Hai ông Chương Thâu- Phan Trọng Báu tự nhận công việc hiệu đính, sửa chữa, bổ sung và giới thiệu. Các ông in tên mình chữ hoa to như ở trên , rồi còn lập lờ giữa vai trò dịch giả và hiệu đính. Trong phần cuối Lời giới thiệu ( trang 7-16), sau khi làm công việc giới thiệu, cuối cùng hai ông Thâu-Báu ghi :" Hà Nội, ngày đầu xuân Quý Mùi ( 2003)- NGƯỜI DỊCH) . Như vậy, từ vai trò hiệu đính, chỉ bằng một dòng ngắn, hai ông thoắt đã biến thành dịch giả.
Trước đó, trong trang 5, Nxb cũng ghi:" Các tác giả (?) Chương Thâu và Phan Trọng Báu đã làm một công việc rất công phu: hiệu đính, sửa chữa và dịch bổ sung những đoạn còn thiếu trong bản dịch Đường Bá Bổn '. Nhưng chính việc này là một trong những điểm mà dịch giả Đường Bá Bổn bức xúc nhất. Chúng ta hãy xem hai vị đã " công phu" như thế nào trong việc " hiệu đính, sửa chữa, bổ sung" này.
3.
So bản C dày 217 trang, với bản A, những câu trước đó, ông Bá Bổn dịch sai, ví dụ như:
" Chiếc tàu" Tout Saigon" của Pháp đậu ở bến sông", (trang 9 bản A, trang 12 bản B)- " hai ông hiệu đính" bê nguyên si vào bản C ( trang 18) .
Thực ra câu này đúng ngữ cảnh phải dịch là : " Giới thượng khách Pháp đều có mặt ở bên sông
Sài Gòn ".
Sau khi bản B được ấn hành năm 1965, ông Bá Bổn đã nhận lỗi và trong cuốn Hà Nội 40 năm xa
( Nxb Thanh Niên, 1999) của mình, ông Bá Bổn đã tái xác nhận điều này.
Trong trang 7 bản C: " hai ông hiệu đính" , cũng cho rằng
:" bản dịch của Đường Bá Bổn do công bố vào một hoàn cảnh lịch sử bất lợi, nên những đoạn nói về hoạt động của những tổ chức có xu hướng Cộng sản và đặc biệt, đã bị bỏ từng đoạn, thậm chí từng trang mà trên bản in ta chỉ thấy những dấu chấm lửng (...)." Chúng tôi đã phải công phu đối chiếu với bản tiếng Pháp, sửa chữa, bổ sung và dịch bổ sung những đoạn bị bỏ sót trong bản dịch cũ".
Ông Bá Bổn nói:
" - Tôi đã dò từng câu, kiểm tra từng đoạn, và tìm thấy một hai chỗ có dấu chấm lửng (...). Ở trang 37 ( bản B) :
"...Và Phạm và Nam và Hải và Vinh và những cậu khác nữa đọc sử Jeanne d'Arc bằng tiếng Pháp, và những bài diễn văn của Danton, học quốc ngữ để hiểu truyền sử hay những bài văn phúng thích chính trị..?" -....."Và Phạm và Nam và Hải và Bùi và Vinh và những cậu khác nữa đọc sử Jeanne d'Arc bằng tiếng Pháp, học quốc ngữ về truyền thuyết Hai bà Trưng hay những bài diễn văn đả kích Nguyễn Ái Quốc ( Nguyễn, Người Yêu Nước ) ".
Thực ra những chỗ bị bỏ ( bản B) ấy, lại được in đầy đủ trong bản A ( do không bỉ kiểm duyệt ).
Vài dẫn chứng trên có thể thấy các ông Chương Thâu và Phan Trọng Báu đã công phu hiệu đính, sửa chữa như thế nào ? Đó là chưa bàn đến sự trong sáng của tiếng việt, khi dùng từ ngữ thời này cho bối cảnh xưa.
Với việc phát hành cuốn Việtnam thảm kịch Đông dương của Nxb Công an nhân dân , đã có thêm" một chương mới" : Xâm phạm tác quyền. Không biết ai sẽ giải quyết những thiệt thòi về kinh tế, mà nếu vì cuốn sách này, mà ông Đường Bá Bổn không thể ký hợp đồng tái bản cuốn sách của ông với NXB nào
đó!. ***
[].
(trích báo Pháp Luật, số 141 ( 2.297 ) ra ngày 13. 6.2004 ).
HOÀNG SƠN.
----
* Chủ trương Đại Nam văn hiến xuất bản cục thành lập từ 1959, đa số tác phẩm đều không xin cấp phép- do đó , ngày 10/7/1963, TGĐ Thông tin Phan Văn Tạo gửi thư cảnh báo :"... song le, trên phương diện kiểm duyệt, Nha tôi nhận thấy" Đại Nam văn hiến xuất bản cục" đã hiển nhiên vi phạm luật lệ hiện hành, đã không nạp duyệt tác phẩm trước khi xuất bản..." ( xem trong Hà Nội 40 năm xa / Thế Phong / Nxb Thanh niên, Hà Nội tái bản 2006, tr. 122-123).
**cụm từ chính xác thay thế (B.T.)
*** Việtnam bi thảm Đông dương, Nxb Thanh niên, Hà Nội 2005 ( tái bản lần 2 ) - Doanh nghiệp Sách Thành Nghĩa, tp HCM tổng phát hành. , 182 trang, kích cỡ sách 13 x 19cm).
( T.P chú thích).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét