Thứ Năm, 17 tháng 11, 2011

ĐẶNG TRẦN HUÂN / NHỮNG NGƯỜI THÍCH DẤU HUYỀN

Lời dẫn.

Nhờ Lê Ngộ Châu  chủ báo Bách Khoa cho mượn , tôi  được đọc  NHỮNG NGƯỜI THÍCH DẤU HUYỀN,  tạp văn Đặng Trần  Huân, Văn Mới U.S.A 1998.   Sách dầy 188 trang - mượn tên Văn Mới xuất bản - rồi  cậy  Cơ sở xuất bàn Văn Nghệ ( Võ Thắng  Tiết) tổng phát hành - một hình thức bỏ  cục vốn lớn in , rồi tác giả   thu  lại  tiền lẻ  nhiều lần.  Kể ra tác giả  " Chuyện cấm đàn bà " (  Sáng Tạo, Saigon  1969) rất yêu tác phẩm văn chương của mình  ,muốn  phổ biến tới đọc giả - bằng chính đồng tiền trợ cấp còm cõi hàng tháng  dụm dành  để in 1000 ấn bản lần 1 - sau khi định cư tại Hoa Kỳ, diện H.O.
 " Chuyện cấm đàn bà " in ở Saigon xưa  kia,  bán chạy, tác giả  nhờ nhà văn Doãn Quốc Sỹ cho mượn tên  nhà xuất bản Sáng Tạo  (  Doãn Quốc Sỹ phụ trách  Nxb S.T.)  in tiếp tập 2 năm 1970 - cùng tập bút ký" Thành phố buồn thiu".   
 Sang Hoa Kỳ ,  không biết lái xe hơi, di chuyển bằng xe công cộng -  nhiều lần  lội bộ tới nhà in sửa mo-rátHành trình một H.O  " ( Thời luận, Hoa Kỳ 1995) với bao tâm sự thầm kín chẳng thể cùng ai tâm sư ! 
Trước lần  anh  xuất cảnh - tôi  được nghe  chuyện kể  - căn nhà trên đường Bà Hạt ( Q.10, tp. HCM )  trao lại  nhà  nước quản lý  ( diện sĩ quan cấp tá  VNCH) - chủ nhà  tiếc hùi hụi , vì mua được nó  - nhờ cậy từng   đồng tiền  sạch  vợ chồng   dành dụm  !  Căn nhà này sau được anh ghi chú" nhà anh lại được trao lại cho một  nhà biên khảo CS. ở ".  )  
Tuy   bạn văn cùng thời - tôi không mấy giao tiếp -  thiếu úy  Địa phương quân Lê Cự Phách ( thi sĩ  Du Tử Lê) dắt  tới trại Trần Nguyên Hãn ( Chợ lớn)  uống cà phê -  lần đầu tiên xiết tay   trung  úy Đặng Trần Huân -  rồi từ đó tôi  được  biết  : anh   là  một tác giả. !
 Thực mà nói,  đó là cây viết  có  học vấn uyên bác, -  hay  cười nửa miệng, mà  tây gọi  là hautain ( cao ngạo,  khinh thị... )*- có thể  ở môi trường báo chí quân đội  - phải sống chung cùng số sĩ quan võ biền  chữ nghĩa ăn đong , lại ăn trên ngồi chốc-  nên  tâm sự vụn  hài hước, nhạo báng, đôi khi  được   Đặng Trần Huân   dồn vào bút ký, tạp văn  in ở hải ngoại sau này ?! .
THẰNG PHẢI GIÓ 'S blog  đề nghị đại diện bản quyền tác giả   không khiếu nại xin phép bản quyền -   để tôi   lần lượt giới thiệu đôi , ba tạp văn bút ký   giá trị   cố văn sĩ Đặng Trần Huân - gốc người  Bắc Ninh văn vật !
Đặng Trần Huân sinh  1928 ở tỉnh  Bắc Ninh ( Bắc Bộ ), giấy  khai sinh 1929, qua đời ở Huê Kỳ năm 2003.
--------
*  qui montre un orgeuil autoritaire, méprisant, condescendant. (Le Petit  Larousse ).
Thếphong.
                                             Chuyện đầu Ngô mình Sở

                                                                              tạp văn   ĐẶNG TRẦN HUÂN.
Ở Mỹ vai trò của cái ti vi thật là quan trọng, nhất là đối với những người đã nghỉ hưu suốt ngày chỉ vui ở trong nhà.   Cái ti vi bật từ  sáng cho tới giờ đi ngủ.   Mà ngay cả những người đi làm khi về nhà cũng bật ti vi liền dù đang xào nấu hay tắm rửa.
Thành ra khuôn mặt các xướng ngôn viên  truyền hình có lẽ là khuôn mặt quen thuộc nhất của mỗi gia đình, khuôn mặt đủ dáng điệu và tên họ ghi to đậm trên màn ảnh nhỏ mỗi ngày, mỗi giờ.
Vai trò của người đọc tin quan trọng thế nên ngay cả trên truyền thanh không nhìn thấy mặt mà các xướng ngôn viên cũng được nêu tên.   Trời cho có một giọng tốt cũng sướng thật.   Như là ca sĩ trời cho có một giọng ca, như là hoa hậu trời cho có một thân hình và một khuôn mặt xinh xẻo.
Một bản tin được loan trên một đài truyền hình cỡ quốc tế chẳng  hạn cũng  là công trình của nhiều người; người phóng viên ( có khi phải lăn vào chỗ chết để lấy tin chiến sự ), người quay phim, người chuyển tin, người đánh máy... Nhưng thường thường chỉ có người đọc tin được nêu tên.   Còn những người khác thì không được nói tới.   nếu bây giờ đề nghị khi đọc tin nên nêu tên tất cả những người đóng góp vào bản tin thì là môt đề nghị lẩm cẩm.   và trở ngại chính là quá dài.   Đành để cho xướng ngôn viên đại diện là đủ.   Người đọc tin duyên dáng, xinh xắn, giọng nói ấm áp, thân hình mát mẻ đại diện là phải rồi.
Cũng như trong lãnh vực ca nhạc thôi.   cả trăm, cả ngàn cuốn băng vi đê ô, cát xét, CD bán  trên thị trường lắm khi đâu tìm thấy tên người soạn  ra bài hát mà chỉ có tên ca sĩ.
Người nhạc sĩ khi soạn  ra một bản nhạc hay phải khổ công nhiều ngày tháng.   Có khi cả đời soạn nhạc chỉ có vài bài nổi tiếng, có người cả đời chỉ nổi tiếng một bài, chẳng hạn như nhạc phẩm  Mầu Tím Hoa Sim của  Dzũng Chinh ( phổ thơ Hữu Loan ) , rồi tác giả ra đi vĩnh viễn.
Người trình bầy bài hát dù sao cũng ít nhọc nhằn hơn người sáng tác mà cón có lợi điểm là trình bầy được nhiều lần.   Nói ngay như nhạc sống, một ca sĩ có thể một đêm hát ở môt hai nơi.  Ở Việt Nam, nhạc ngoài trời, tụ điểm khá phổ biến, bỉnh dân, ca sĩ chạy sô hàng chục chỗ.   Nếu tin vào Tuổi Trẻ Cười ( C.S.) thì trong  một dịp   Tết có ca sĩ thành phố Hồ Chí Minh  đã phá kỷ lục chạy sô mấy chục lần trong một đêm.
So sánh như vậy, người sáng tác luôn luôn bị quên tên thì thật là một điều thiếu công bằng.
Đã bị bỏ quên còn bị hát sai nữa mới khổ chứ.  Có một băng video cô ca sĩ  hát Trăng Sáng Vườn Chè, phổ bài thơ Thời Trước với câu:
                                         Kẻo không rồi chúng bạn cười
                                         Rằng tôi nhan sắc cho người say mê
                                         Tôi hằng khuyên sớm khuyên trưa
                                       ........
Không hiểu  nhạc sĩ hay ca sĩ sai không ghi đúng thơ Nguyễn Bính là" Rằng tôi nhan sắc cho người say sưa"  mới có thể hợp vần với câu dưới " khuyên sớm khuyên trưa"  được chứ.   Còn nếu muốn đổi là say thì phải sửa thơ Nguyễn Bính lại cho đỡ mang ttiếng thi sĩ làm thơ thất vận:
                                        Rằng tôi nhan sắc cho người say mê
                                        Tôi hằng khuyên tái khuyên tê...

                                                            ***
Còn cái ông giáo sư Hoàng  Như Mai kiêm nhà phê bình văn học của C.S., thì khi in sách trích thơ Xuân Diệu cũng trích như sau:
                                         Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt
                                         Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm
Khi cuốn sách của Hoàng Như Mai in ra, thì thơ Xuân Diệu bán thiếu gì ở Hà Nội.   Ông Mai và ông Diệu cùng chung một chế độ, ở cùng một thành phố, có xa xôi gì đâu mà không hỏi nhau để in sách dạy lại học sinh như vậy.
Đôi khi người chép thơ không có tài liệu chỉ nhớ mang máng thì cũng vô tình sửa thơ nhưng còn còn có trường hợp giảm khinh.   Chẳng hạn nghư hai câu của Huyền Kiêu:
                                         Người xưa lưu luyến ra sao nhỉ?
                                         Có giống như mình lưu luyến chăng ?
Hai chữ lưu luyến  đã bị vô tình sửa thành yêu mến rồi tiến tới ân ái, chăn gối, ôm ấp, khi sang Mỹ nó đổi thành mới cho hợp với nền tự do để thành:
                                          Người xưa giao cáo (?) ra sao nhỉ ?
                                          Có giống như mình giao cáo (?) chăng ?
Cũng rộng lượng đại xá đi vì nó còn đúng vần điệu.
Còn như giáo sư Mai mà đổi thơ Xuân Diệu thì chẳng cần âm điệu chút nào.  câu thơ Xuân Diệu đúng ra là :
                                        Thà một phút huy hoàng  rồi chợt tối
                                        Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm
                                         Em vui đi  trăng nở giữa trăng rằm
                                         Anh hút nhụy của mỗi giờ tình tự.
Như thế mới còn vần điệu dù là thơ mới.   Sửa văn như Hoàng Như Mai mà muốn giữ đơợc vần điệu đề nghị nên sửa là :
                                         Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt
                                          Còn hơn buồn đau mắt suốt quanh năm .
Nhưng sửa  như thế e rằng hai cố thi sĩ trữ tình tài danh của Việtnam sẽ hiện hồn lên bóp cổ chết mất.
                                               
                                                                  ***
Gia tên nhạc sĩ cũng được nêu  cùng ca sĩ thì có sai nhạc sĩ cũng chịu trách nhiệm chung, vui cùng hưởng , buồn cùng chịu sống chết có nhau có vui vẻ, đoàn kết hơn không ?
Nhưng cái chuyện bỏ quên tên nhạc sĩ hình như là cái đãng trí của nhà sản xuất rồi khó mà thay đổi.   Họa chăng các nhà sáng tác nhạc chỉ  được C.S.tôn trọng nêu tên có lý  do như họ đã từng làm.
Đó là trường hợp một cơ sỏ sản xuất băng nhạc quốc doanh ở tp. HCM, vì thấy dân chúng thích nhạc miền Nam cũ bèn thu một vài bài nhạc ăn khách của miền Nam trước 1975 xen kẽ vào những bản nhạc của các tác giả Hà Nội.   Nhưng thay vì ghi tên Phạm Duy, Hoàng Thi Thơ, Phạm Mạnh Cương... thì họ ghi tuốt là Trịnh Công Sơn để qua mắt những nhà kiểm duyệt cấp cao vốn yếu kém về âm nhạc.

                                                                  ***
Trở lại câu chuyện ti vi với các xướng ngôn viên Mỹ.   Người Mỹ có một lối trình bày tin tức khác với ti vi Việt.   Trước hay sau bản tin họ còn bàn luận trình diễn, còn rỡn với nhau, có khi mang cái nón, cái áo, cái quần lót giơ lên cười đùa coi khán giả như đang xem kịch.
Nói thời tiết có xướng  ngôn viên cũng trịnh trọng com-lê cà -vạt, kính trắng gọng vàng, bông hồng cài áo như chú rể đến giờ hợp cẩn, rồi đột nhiên lại rỡn như một chú hề.
Lối trình bày đó xem ra chẳng mấy thích hơp với khán giả Viêt vốn nghiêm trang coi phần tin tức là đứng đắn.   Thế nhưng có đài truyền hình ở Nam Cali lại có vẻ khoái lối trình diễn đó và bắt chước theo kiểu Mỹ.   Có lẽ anh chị em chủ trương đài nghĩ rằng đi nước Lào ăn mắm ngóe nên thí nghiệm thử cách trình diễn này xem sao.    Các anh chị chưa đùa rỡn rên truyền hinh như trên đài Mỹ nhưng đã bình luận những sự việc trên thế giới sau bản tin.   Có anh chị lại còn khoái, cứ luôn luôn liên hệ chuyện người ta vào với gia đình mình, bà xã mình và thằng cu Tý nhà mình.
Bình luận là quyền của mọi người, quyền tự do phát biểu được bảo vệ tôn trọng trong 10 tu chính án đầu tiên của hiến pháp Hoa Kỳ đấy !   Nhưng cần phải noi rõ đó là ý kiến riêng của người đọc tin hay là phản ảnh lập trường của đài.
Vả lại bình luận môt bản tin nhiều khi cũng khó lắm.   Nó có thể là con dao hai lưỡi.   Tin tức vô tư, bao gồm trên mọi lãnh vực hoạt động cả ở Việtnam, cả ở Mỹ, cả khắp trên thế giới.   Gỡ rối tơ lòng những tin tức đủ mọi loại như thế đòi hỏi người bình luận rỡn chơi phải có kiến thức của một nhà thông thái.   Nếu không, khi bình luận dễ sai lầm hay vô duyên mà không biết.   Nói nhỏ với bạn ta thì lại giận.
Có một lần nhắn một bản tin liên quan tới vấn đề ngôn ngữ, viêc chính phủ Pháp muốn giữ cho tiếng Pháp khỏi lai căng nên đã cấm không cho dùng tiếng Anh xen kẽ trong Pháp ngữ.
Đó là một vấn đề tế nhị.   Ngôn ngữ tự nó phát triển, không thể ra lệnh cho người ta nói thế này thế kia.   Một nhà ngôn ngữ học nổi tiếng khi được hỏi ai đặt ra văn phạm đã trả lời rằng văn phạm chỉ là sự sắp xếp có hệ thống ngôn ngữ của một dân tộc, những tiếng được dùng bởi đa số sách báo và những người có trình độ học vấn tương đối.   Cố nhiên không dùng bừa bãi.
Về chuyện cấm tiếng anh trong tiếng pháp hai xướng ngôn viên của chúng ta đã lạm bàn đại khái như sau:
nam xướng ngôn viên nói:
-Hồi xưa nói tiếng ngoại quốc xen kẽ là một biểu hiện quý tộc đấy.
Nữ xướng ngôn viên đáp:
- Em thấy xen  lẫn tiếng anh trong tiếng pháp có sao đâu ? Trong tiếng anh người ta dùng thiếu gì tiếng pháp như fiancé, attaché, rendez-vous ... Có sao đâu ?
Đó là một ý kiến.   Và ý kiến cá nhân.  Bởi vì đúng ra trong tiếng Việt chúng ta cũng thiếu gì những  tiếng Pháp nhưng đã việt hóa, đã thành tiếng việt như gác -dan, ô-tô, xà -bông...  Còn tiếng hán  trong việt ngữ thì có những tiếng ta dùng luôn luôn mà cũng chẳng ngờ nó là tiếng ngoại quốc như hoa, tệ, thuyền v.v..
Việc nói xen kẽ tiếng anh  trong  tiếng việt có người cho là nên có người cho là không.   Nói như các bình luận gia chính  trị đó là hai khuynh hướng của phe bảo thủ và phe cấp tiến.   Nhưng với  những chữ. đã có tiếng việt rất phổ thông rồi mà còn cố dùng xen  tiếng ngoại quốc cho có vẻ quý tộc mà có khi còn dùng sai nữa thì xét rằng không nên  ( Đây cũng chỉ là ý kiến cá nhân thôi nhé !).
Người ta còn nhớ trước đây trên nhật báo Tự Do, họa sĩ Phạm Tăng có vẽ một bức tranh hí họa về ngôn ngữ khá lý thú.   Bức tranh vẽ hai con két đậu chung trên một thanh ngang trong một cái lồng son vả dưới  có câu chú thích " I am sorti de Marie l' Écurie " . ( Ý con chim muốn nói nó  đã học  ở trường đầm Marie Curie, Sài Gòn).    Hay là   một bức tranh  khác vẽ người Giao Chỉ đang tỏ tình với một thiếu nữ Pháp rằng: " Je vous t'aime de tout son coeur".
Hoặc   là tên bài này Chuyện đầu Ngô mình Sở mà lại phát ngôn    là  A  chuyện tête Corn mình mon bureau    thì tác giả nhất định không chịu đó.  
Với trường hợp này thì dù dễ tính đến đâu cũng khó má chấp nhận được.   Không thể xí xóa chín bỏ làm mười cho tiện àm nói rằng No star where hay Yes star where.

Tháng tám 1997
Đ.T.H.
( trích Những người thích dấu huyền -   tr. 31 -  38 ).
     

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét