Thứ Ba, 25 tháng 10, 2011

HÀ NỘI TÔI THẾ ĐÓ ... / tác giả , cựu linh mục NGUYỄN NGỌC LAN

HÀ NỘI TÔI THẾ ĐÓ ...
trích " hẹn thắp lên " ( lời chứng hai mươi lăm năm 1975-2000 ) / nguyễn ngọc lan /  Nxb Trinh BàyStrasbourg - Salt Lake City 2000 - 378 trang, kích cỡ 14,5 x 20,5 cm.(  không viết chữ hoa - bdc).

"... người ta thường bảo" thà làm con chó  sống hơn con sư tử chết". Nhưng chúng ta ( báo đứng dậy-Tp ghi )  thì dứt khoát chọn lựa : thà làm con sư tử chết còn hơn làm con chó sống...." (...) Như vậy" Hà Nội tôi thế đó" chỉ là" Hà Nội tôi thế đó".   Không phải....thế đó." Không phải .... thế đó".   Nói cho ngay, chút nào có thể  đã là..... (...) bây giờ có cho vàng tôi cũng không viết 80 trang như... 

Lời dẫn :
 -....  một số tác phẩm Nguyễn Ngọc Lan   lưu hành ở tp.H.C.M sau 1975- đa số mang tên Nxb Tin nhà Paris- ( chỉ phổ biến hẹp, bán trao tay,  theo tôi biết các giáo xứ đặt mua khá bộn )-  sau xảy ra  chuyện bất đồng giữa báo Tin nhà - tác giả bèn   chuyển sang lấy   tên Nxb Trình bày Strasbourg - do thi sĩ Diễm Châu chủ trương ở Pháp . 
Tác giả Nguyễn Ngọc  Lan  đánh máy lấy tác phẩm  rất đẹp, tự trình bầy   , in lua, rất khó phân biệt,  giống hệt in offset -  phải   nhờ thính giác   -   mùi dầu hỏa sực mũi  -  là biết ngay" Hẹn thắp lên ", "Nhật ký 1989"," Nhật ký 1989-1990 " Nhật ký 1990-1991"," Chủ nhật hồng giữa mùa tím" vv...đều in lụa .  Tôi chợt nhớ Éditions de Minuit  -  xuất bản sách đen  duới chế độ chính trị thống tướng Philippe Pétain -   thì  Elsa Triolet  dùng bút hiệu Laurent Daniel trong  thời kháng chiến  - xuất bản Mille Regrets, Cheval Blanc... chẳng hạn. 
-.....".hẹn thắp lên" xuất bản  - tác giả đề tặng    :" Mến tặng Anh Chị Thế Phong / Cùng hẹn thắp lên một ban mai lành sạch / Cho các cháu nội, ngoại của Anh Chị - Xuân 2001- tác giả ký tên .  
-... chính vì hy vọng sẽ có " một  ban mai lành sạch"-  tới ngày 27/2/2007  qua đời, tác giả vẫn  chưa nhìn thấy  -  nên tay  nguyên  tổng biên tập báo  đứng dậy đành tự  ngồi xuống,  thốt lời bồ hòn : " .......bỗng dưng gây dư luận khi dân chúng đã quen hay bắt đầu phải quen với từ báo chí vào khuôn phép, nề nếp.  Dư luận đủ chiều.  Khó chịu có, bực bội có, vui vẻ có, vui vẻ có và còn nhiều hơn, nhất là trong giới đồng bào gọi là đi cải tạo học tập và  người thân của họ ......" ( tr. 29  / hẹn thắp lên  .)
-.. .đó là tác gỉả nói về" Hà Nội tôi thế đó" -  được trích dưới đây -  phần  " Tái bút năm 2000" -   mà tác giả cho là : " 25 năm sau, bây giờ trình làng lại là phần đầu bài"  Hà Nội tôi thế đó "cũng là phần tiêu biểu nhất ..." ( tr. 29 / hẹn thắp lên ). 
-... nói cách chơi chữ  - nnlan   sử dụng nhuần nhuyễn, độc đáo, tài tình là khác -  chỉ cần đổi dấu  nặng, huyền, sắc cho " Hà Nội tôi thế đó"   ngữ nghĩa chuyển biến sắc thái cấp kỳ  - hoặc ai hỏi " bây giờ  đang làm gì?" -  tác giả  tỉnh queo đáp " làm thinh" chẳng hạn.
..  hiển nhiên rồi, bạn đọc sẽ không thất vọng qua dòng chữ   trải nghiệm , trả  giá  kinh nghiệm bằng   xương máu , nghẹn ngào  nước mắt   của tác giả  -  một  ngòi bút  độc lập kiên cường, thông minh, sắc bén , lại có  sĩ khí -  riêng tôi vô cùng khâm phục, tôn vinh  !
Thếphong.
Saigon, 10 / 25 / 2011

       HÀ NỘI TÔI THẾ ĐÓ / TÁI BÚT NĂM 2000.

" Hà Nội tôi thế đó" là một  bài đăng trên đứng dậy ( 10.1975).tiếp theo từ tr. 31-51 ( số 74 / 11.1975), tt. từ tr.95- 114 / số 75 ( 12/ 12/ 1975), tt.28-53, số 76 ( 27.12.1975), tt. 55-75 và số 77-78( xuân Bính Thìn), tt. 151-168.   Cuối bài đăng trên sớ 77-78 này có đề:" kỳ sau sẽ tiếp" - nhưng thực tế đã không có " kỳ sau sẽ tiếp" ấy và bài chấm dứt ở số 77-78.   Ở đây chỉ giữ lại nguyên văn phần đầu hết đăng trên đứng dậy số 73.


Có thể nói" Hà Nội tôi thế đó", đặc biệt là 20 trang đầu đăng trên đứng dậy số 73, đã là một" hiện tượng" trên báo chí VN sau 30.4.1975   Một bài báo bỗng dưng gây dư luận khi dân chúng đã quen hay bắt đầu phải quen với thứ báo chí vào khuôn phép, nề nếp.   Dư luận đủ chiều.   Khó chịu có, bực bội có, vui vẻ có, và còn nhiều hơn, nhất là trong giới đồng bào gọi là đi cải tạo học tập và người thân, bạn bè của họ.  Phía này hay phía kia đều muốn gán đủ thứ ý đồ , hậu ý cho người viết.
Thậm chí chỉ còn được truyền miệng cách cách đọc khác đi tiêu đề bài báo. Sắc, huyền, nặng, dấu này dấu khác được thêm vào." Đâu phải  là " Hà Nội tôi thế đó " mà là  "Hà Nội tội thế đó," Hà Nội tối thế đó" , Hà Nội tồi thế đó" .
25 năm sau, bây giờ trình làng lại phần đầu bài" Hà Nội tôi thế đó"  cũng  là phần tiêu biểu nhất, tôi thấy cần phải trả nợ bạn  đọc của mình bằng những dòng tự sự hay tâm sự sau đây.   Thẳng thắn và trung thực tuy có thể không có lợi gì cho người viết, nhất  là khi từ lâu rồi, thời thế đã đổi thay không ít
.Trước tiên xin khẳng định : Viết" Hà Nội tôi thế đó" người viết đã hòan toàn không có ý đồ, hậu ý gì hết.   Với tư cách cá nhân, tôi viết ngay sau chuyến đi Hà Nội rất hào hứng.   Với tư cách tổng biên tập báo đứng dậy, tôi càng không thể cho phép mình có ý đồ, hậu ý như đã được gán cho mình.   Ngay cả một hai năm sau, khi tình thế càng ngày càng không còn gì để hào hứng, tôi đã thường nhắc đi nhắc lại với anh chị em trong tòa soạn: " Tờ đứng dậy đợt mới là do Nhà nước bây giờ mời và giao cho chúng ta làm.  Dứt khoát tờ báo sẽ không bao giờ được dùng để chống lại  Nhà nước.  Đó là vấn đề sòng phẳng.   Nhưng cũng xin nhớ luôn cho điều này; người ta thường bảo" thà làm con chó sống còn hơn làm con sư tử chết".   Nhưng chúng ta thì dứt khoát chon lựa : thà làm con sư tử chết còn hơn làm  con chó sống. Phải giữ tư cách, cốt cách  của mình.   Chuyện nào không viết được đứng đắn, đầy đủ thì ít nữa chúng ta làm thinh, không động tới " ( như  về vụ nhà thờ Vinh Sơn, đứng dậy  đã hoàn toàn không có một chữ nào trong khi báo chí thì đua nhau ồn ào hết mức.   Chỉ qua năm sau, khi có phiên tòa xử vụ Vinh Sơn, đứng dậy mới có một bài).   Và cuối cùng đứng dậy là tờ báo ra đời sau 30.4.1975 với " Quyết định số 1" cũng đã sớm là tờ báo " tự ý đình bản" ba năm sau, vào tháng 12.1978.   Vì đã không làm con chó sống, giữ nhà hay sủa trăng.
 Như vậy" Hà Nội tôi thế đó"  chỉ là" Hà Nội tôi thế đó" .   Không phải " tồi thế đó" .   Không phải" tối thế đó" .   Nói cho ngay, chút nào có thể đã là" tội thế đó", tôi nghiệp mà, với sự thương cảm thế thôi (" Nghẹn ngào một chút thì có.   Thương thật nhiều thì có").  " Hà Nội tôi" là" Hà Nội của tôi".   Hà Nội nơi tôi đã sống 9 năm thơ ấu đầu đời mình, đã tập đọc, tập viết, bắt đầu đi học ở đó.   Cũng như về mặt đạo đã học giáo lý với các bà quản và rước lễ lần đầu tại nhà thờ Hàm Long, được Đức cha Chaize ban bí tích Thêm sức tại  Nhà  thờ Lớn.   "Hà Nội tôi" còn vì niềm  hứng khởi, tự hào của người dân VN sau ngày thống nhất đất nước.   Nếu có ý nghĩa gì khác thì chỉ là người viết
" Hà Nội tôi thế đó" chỉ có ý nhái lạii tiêu đề một cuốn tiểu thuyết được phổ biến nhiều hồi ấy : Thép đã tôi thế đó.   " Hà Nội tôi thế đó" là Hà Nội đã được  " tôi luyện" như thế đó.
Chính vì được viết trong tinh thần nói trên mà 100 trang" Hà Nội tôi thế đó" thật ra chỉ có 20 trang đầu tả thực không theo kiểu hiện thực xã hội chủ nghĩa.   80 trang còn lại là để thanh minh, biện hộ cho những gì được thấy trong 20 trang kia.   Vì thành tâm và cũng vì' chưa thấy" hết mà biện hộ, thanh minh, chứ về sau tôi vẫn thú thật với bạn bè:" Bây giờ có cho vàng tôi cũng không viết 80 trang như thế được nữa".   Vả lại ngay trong 20 trang đầu đã không thiếu chữ nghĩa biện hộ, thanh minh.   Tuy vậy nếu mục tiêu chính là mọi người được chia xẻ với nhau công ăn việc làm, thà mọi người cùng làm  ít ăn ít còn hơn có người thất nghiệp túng đói, thì như thế cũng đã là thành công.   Và nếu đúng như vậy, thực tế không còn phải vì lương ít mà có khuynh hướng làm ít, nhưng lại là phần việc dành cho mỗi người chỉ có ít lương nên lương cũng ít.   Thật hùng hồn !   Rồi còn thanh minh, biện hộ bằng" những gì không thấy" !   Không thấy hay" chưa thấy"?!
Thế đó.   Nhưng bực bội hay vui vẻ, người đọc đã chỉ đọc những gì mình muốn đọc.   Hồi đó nếu tôi viết về một anh bạn để cho biết là anh ấy nghèo và nghèo vì đã sống đàng hoàng, không gian tham, không tham nhũng, không chụp giật, hẳn là anh bạn ấy sẽ cho bài báo vào khung kính hẳn hoi - chứ không phải lộng kiếng - mà treo giữa nhà.   Điều tôi đã không thể ngờ trước được là tôi thành tâm viết tương tự về Hà Nội thì các ông to bà lớn ở Hà Nội lại bực bội, khó chịu.   Của đáng tội, không hề có một lòi cảnh cáo, chê trách chính thức nào từ" cấp trên".   Chỉ có những  tiếng đồn... Người ta không hãnh diện về cái nghèo của Hà Nội!   Chỉ đầy mặc cảm.   Ngược lại, một quan chức đã có lần công khai  -  ủng hộ.   Đó là ông Nguyễn Hộ..  Sau khi đứng dậy số 73 được phát hành, trong một buổi nói chuiyện với giới trí thức tại trụ sở ở 43 đường Nguyễn Thông, ông hứng thú nói: " Muốn biết Hà Nội thì các anh các chị cứ đọc bài" Hà Nội tôi thế đó"  của anh Nguyễn Ngọc Lan đi".   Cán bộ duy nhất và cũng là  lần  duy nhất.
Người đọc vui vẻ thì cũng đã chỉ chú ý tới 20 trang đầu thôi nếu không  vì đọc 80 trang sau mà lại phải nhăn mặt.
Mãi về sau tôi mới biết đến một lối phản ứng thứ ba, phản ứng của rất nhiều bạn đọc ngoài Bắc, kể cả đảng  viên, cán bộ.   Cũng bực bội, nhưng không phải như các ông lớn.  Họ bảo nhau: " bao nhiêu năm trời bọn mình đã phải khốn khổ vì thiếu đói, vì chế độ tem phiếu, bây giờ tự dưng một gã làm báo từ Sài-gòn chân ướt chân ráo ra đây rồi thanh minh, biện hộ, ca tụng cái thiếu đói ấy.   Rõ khỉ !".   Lối phản  ứng thật bất ngờ đối với tôi nhưng lại không thiếu phần thú vị.  Tương tự như trong một chuyện khác tôi đã phải nhờ mấy ông bà cán bộ ngoài Bắc vào mới mở mắt ra.   Trong một bữa tiệc cưới vào đầu những năm 80, tôi vui miệng nói với một ông nhà báo ngồi cạnh là người từ Hà Nội vào: " Thống nhất thì ai chẳng muốn thống nhất từ Bắc chí Nam dưới quyền lãnh đạo của Đảng.   Thống nhất thêm về hình thức chỉ làm miền Nam mất viện trợ hậu chiến, Miền Bắc không đuợc bồi thường chiến tranh , ba , bốn tỷ  gì  đó, kinh tế vất vưởng như bây giờ".   Ông bạn trả lời rất tỉnh: " Đâu được anh. Nếu cứ còn hai" nước" thi dân ngoài Bắc vượt biên vào Nam hết !".   Từ   đó tôi hết phải thắc mắ c về chuyện đã thống nhất sớm hay muộn.    Riêng    ông bạn  cùng bàn có  vợ là bác sĩ, hai  vợ chồng đã vào   đây rất sớm  và thu xếp để có hộ khẩu   ở tp. HCM từ khuya rồi.
" Hà Nội tôi thế đó" đã ngưng ngang sau số 77-78 tuy có hẹn là" kỳ sau sẽ tiếp".  Một lần nữa xin khẳng định : không hề có chỉ thị phải ngừng.  H oàn toàn  là do tự ý người viết.   Phần cuối ấy đề cập (tới- sic) những mặt tiêu cực chứ không phải chỉ là nghèo: đạp xe trên đường theo bóng mát mà không theo bảng chỉ định, rượu quốc lủi vv.... Biện minh chán cho những tiêu cực ấy bằng cách bảo
" Miền Bắc xã hội chủ nghĩa đã không điều động dân bằng điện, không đúc con người mới từng loạt một cách máy móc", người viết lại còn thêm: " nhưng không phải vì con người cũ còn mà một mẫu người mới đã không bắt đầu hình thành và xuất hiện.   Mục sư Casalis trong chuyến viếng thăm miền Bắc ba tuần vào cuối 1973 vẫn giữ lại cam tưởng" được tắm trong một dòng nước bổ kỳ lạ vả đầy chất người".   Những trang ký sự của ông đã mang tựa đề" Việt nam và tương lai con người".
"Trong hơn ba tuần lễ ở Hà Nội, thấy xã hội mới, tôi lại tìm được con người mới.
" Và con người mới ấy cũng đã bắt đầu xuất hiện trước mắt tôi" ( đứng dậy số 77-78, tr. 168).
" Kỳ sau sẽ tiếp" hẳn là để viết về" con người mới" ấy.   Nhưng không biết trong ba tuần ở Hà Nội như Casalis, tôi đã tìm được" con người mới" đến đâu và" con người mới" đã bắt đầu xuất hiện trước mắt tôi như thế nào mà tôi đã không viết tiếp được nữa.  Bài báo rốt cuộc không có : "kỳ sau sẽ tiếp" và thực tế đã dừng lại với con người cũ.   Thật là còn may cho sự thành tâm và thiện chí của người viết.
Bây giờ nhìn lại 100 trang" Hà Nội tôi thế đó" , dễ thấy những trang vẫn còn chút gía trị và ý nghĩa là 20 trang đầu được giữ lại trên đây và những trang" kỳ sau sẽ tiếp" đã không bao giờ thanh hình.   Lời chứng đã nên lời và cả lời chứng không nên lời. 
" Hà Nội tôi thế đó" đúng là như thế đó!.
[]
NGUYỄN NGỌC LAN
(  trang 29-32)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét