Thứ Hai, 8 tháng 10, 2018

'vợ lính'-- một truyện ngắn tiêu biểu nữ văn sĩ dạ ngân / báo 'tuổi trẻ cuối tuần' / tp. hcm 30/ 04/ 2011

 lời giới thiệu


 - môt truyện ngắn rất  đặc sắc của "nhà văn miệt vườn Nam Bộ ", tôi đã cho post trên blog Thế Phong từ năm 2015 --  tiện dịp cho đăng lại; để bạn đọc theo dõi, sau khi đọc bài giới thiệu 'nhà văn nữ Dạ Ngân ' --   đã post trên blog Virgil Gheorghiu  vào đầu tháng 10 vừa qua. 

Thế Phong
Saigon, Oct. 09, 2018. 



Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2015


một truyện ngắn nữ văn sĩ dạ ngân : vợ lính ( báo tuổi trẻ cuối tuần (tp. hcm) 30/4/ 2011)

vợ lính/ truyện ngắn  dạ ngân
báo tuổi trẻ cuối tuần / tp.hcm 30/4/2011

                                                    ợ  l í n h
                                                      truyện ngắn : dạ ngân

                                              một tác phẩm tiêu biểu/  nữ văn sĩ dạ ngân
                                                                                      (giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội, 1985)


     Họ gần như là một hội, không tôn chỉ, mục đích; không được chính quyền kỳ vọng như những hội đàn chính thức.  Thuần túy; những người vợ lính ở cùng một xã; thời đó gọi là vợ bộ đội.  Họ chung nhau những người chồng lá lính trung đoàn, chung nhau tuổi trẻ, chung ngau nỗi niềm -- và chung nhau một cuộc chiến ở trên đầu.  Chiến tranh leo thang; nghe thật hình ảnh, nhưng ráo hoảnh.  Ai có thể hình dung được nó; nếu không phải người trong cuộc ?  
     Nhóm người tôi gọi bằng chị; lấy chồng những năm trước Mậu thân còn được mặc áo dài; được xem đồng đội của chồng hát  'lúa khoai ta gắng trồng, sườn non đến bờ sông'. Những người trong lứa với tôi thường cưới vợ, với bộ bà ba; cưới lẻ bằng bữa tiệc qua quýt, giữa tiếng máy bay đêm; hoặc, những đợt pháo kích của đối phương. Đến em gái tôi thì không có gì cả; sau nữa, là những bà góa; và , người kể chuyện không dám chắc mình đã trung thành và thấu hiểu họ.
     Tính chất hội thuyền của họ dần chuyển thành keo sơn; khi chiến tranh ném họ khỏi xóm làng; và, đẩy những người chồng họ lên vùng ác liệt.  Đàn bà con nít tụm vào nhau, trong những xóm nhà lá ven thị xã; người ở lẫn với heo, bởi họ có nuôi heo thì mới có tiền; gọi là bỏ ống, mỗi năm vài lần rủ nhau đi thăm chồng.
     Sáng sớm thức dậy dội phân heo xuống sông; nước đó lại múc lên giặt giũ, rồi lắng phèn nấu ăn.  Không kịp chờ xem cứt người, cứt heo trên dòng chảy ấy có trôi xa chưa; ai cũng quáng quáng cơm nước, để còn phóng xuống vỏ lãi, về với ruộng vườn trồng tỉa, thu hoạch.  Chân đi như chạy, tay làm như máy, miệng nhai để có cái vào bụng; nhưng bụng thì luôn nhớ đến người đang ở rất xa.  Có bình an không; không nghỉ đến đói khát, hay bệnh tật; chỉ nghĩ đến đáng sống hay là đã ...
     Mọi thứ như được lên dây cót mỗi ngày; sáng bật dậy, lách vỏ lãi qua mấy lượt đồn bót; về đến vườn nhanh nhanh giấu vỏ lãi vào lạch, 3 chân, 4 cẳng lên đồng; về chiều đã phải phóng xe về vùng tản cư để tránh bom đạn về đêm; và, khi đã lịm đi trong chiếc mùng cũ mèm, thì cả người mới được thả lỏng ra vài giờ.  
     Người đi lính không lương, vợ nhà càng không có gì; cứ thế, năm này chí năm khác.
    Thường chiếc vỏ lãi nào còn khả dĩ nhất; thì được hội trưng dụng cho chuyến đi của đợt ấy.  Phải nhân lúc nông nhàn, phải biết rõ trung đoàn đang ở địa bàn nào; và, cái chính là phải đông đủ.  Đông đủ; theo cách thầm thì của những người đàn bà vọng phu, ấy là, phải nhằm lúc 'không có đứa nào trục trặc hết'.
    -- " Con Thắm sạch chưa? "', chị Sáu thủ lĩnh nhóm bỗ bã như chị có sứ mệnh phải thuộc lòng hết vòng kinh [nguyệt] của các thành viên. 
    --" Lần này con mận không để vuột nữa nghen, cái bụng đàn bà cũng như cái cây; rung mạnh thì nó phải rụng chứ. "
     -- " Con Kha, mùa nước chân cẳng nổi rơm, nổi rạ; nhưng chỗ đó phải ráng giữ cho lành lặn, nghe " 
      --" Con Út, (Út là em gái tôi) con Út nhỏ nhất, mấy lần thăm mà chưa có gì; thôi, chứ khi nào nó giữa tháng hẵng đi; được không, tụi bay?"
     Họ kể vô số chuyện buồn cười của những chuyến đi.  Không nghe thấy chuyện nhịn ăn, nhịn mặc; để có quà mang cho chồng và đồng đội của họ.  Không than thở những khi phải rạp mình trên vỏ lãi, tránh đạn pháo tiểu khu dội sang; hay, chuyện bị lính đối phương đổ quân lùa đi vòng vòng trên đồng; để 'thử thần kinh mấy bà vợ cán binh cộng sản, chơi."             Những chuyện về vườn ấy thực sự mật thiết với những chuyện thăm chồng; mặc dù nhìn từ bề ngoài, thì nó chẳng liên can.
     Sở dĩ phải đi đi, về về với ruộng vườn, là để có gạo cho gia đình của mình; có lúa để đóng đảm phụ nuôi quân, có rau, củi cho bữa ăn hàng ngày , giữa 4 bề châng lâng ở chốn tản cư.  Cũng có nghĩa là con người còn lây lất được; còn có cơ hội để nhận nguồn tin từ người kháng chiến; mà, những cái tin bất chợt ấy mầu nhiệm còn hơn cả thuốc men khi đau ốm.
     Thì; chị Sáu trưởng hội, tôi biết chị Mận đẻ dày thuộc loại 'chồng mới động mùng là chửa'; biết chị Kha ước sinh đôi, một lẻo trai giống hệt cha; gái giống mẹ, không cần gì thêm; biết chị A ban đầu mồm miệng "kỳ lắm, kỳ lắm"; giờ thì đâm nghiền, ai không rủ đi thăm chồng thì giận; biết chị B có tính đỏ mặt; mà lần nào cũng bị lính của chồng trêu chọc, đến nỗi khóc tấm tức suốt ... 
     Riêng chị [tôi]; chị lấy chồng sát Mậu thân; tuần trăng mật vừa kết thúc; thì anh vào chiến dịch, mấy tháng sau  mới chồng vợ thêm có mấy ngày; rồi thành bà góa luôn.  Chị hay làm vui cho nhóm; bằng việc bộc bạch những lần 2 người gần nhau; và, quả thật chị đúng là người chưa hết đau thì đã khổ.  Chết danh 'chưa hết đau thì đã khổ'; chị không giận -- chị giận những đứa, chị đã tạo điều kiện mà vẫn cứ viện cớ này kia để khỏi đi thăm chồng.  Lần nào chị cũng đứng mũi chịu sào; khi các em đang vui với chồng ở góc bờ, hau góc chòi nào đó; thì, chị làm khách của trung đoàn, chắc chắn chỉ có bóng đèn mới biết những khi chị buồn khổ; hay là, buồn có nước mắt.
     Chuyện ấy họ không còn được chung nhau một chiếc vỏ lãi nữa.
     Một phụ nữ đứng dậy; nửa công khai, nửa bí mật; đã về tận xóm tản cư tổ chức cho họ đi thăm chồng bằng đường bộ
     Chị Sáu thủ lĩnh thấy mình là người thừa; chị tự nguyện ở nhà coi sóc giúp những đứa con của các thành viên.  Chị Thắm, chị Kha, chị Mận; cô A, cô B, cô C; và, cô em út nhà tôi.      Không thể dùng võ lãi được; đơn giản,  vì chỉ có những chiếc xuồng nhỏ mới có thể lách đi trên những dòng kênh đặc nghẹt lục bình của vùng căn cứ Phụng hiệp.
     Con quỷ chiến tranh đang hồi sung mãn nhất; mùi chết chóc từ những trái bom B 52 ngự trị khắp nơi.  Dân kháng chiến rúc vào những bờ ngăn trên đồng bưng lốm đốm vàng; bởi những đợt khai hoang tận diệt.
     Những vợ lính xuất hiện ở những nơi đó; chắc chắn sẽ là gánh nặng cho các chàng trai trận mạc.  Nhưng chồng không về phép được, vợ ở cách chồng có một huyện; nói như chị Sáu thủ lĩnh, thương chồng, phải ráng mà đi," nhìn tao nè, lần nào cũng có thể là lần cuối, biết đâu?".
     Họ đi từng người một trên chuyến xe lam đường ngắn; nối Vị thanh - Vĩnh tường với kinh Cùng.  Áo sống màu tươi, quần áo gọn nhẹ; bên dưới bánh trái, như thể đi ăn giỗ.  Đêm tập kết là một gia đình nông dân Phụng hiệp tản cư lên ven tỉnh lộ; tại đây chị em phải thay áo màu tối, như thể sắp đi làm đồng.  Người đàn bà giao liên chỉ cho hội thấy một ven cây có tên là Cái Cau; bảo từng người một, đi rời ra; thấy máy bay thì cứ đội nón lá ngồi yên trên đồng; gom lại ở cụm trâm bầu gần vườn kia; người của trung đoàn đang chờ sẵn ở đó, để đưa đi tiếp.
   Tôi biết giang đồng sinh tử ấy; nơi đêm đêm hàng đoàn người kháng chiến tràn từ U Minh lên căn cứ tỉnh; và, ban ngày xe cộ dân sự cùng quân lính đối phương chà qua chà lại; kiểm soát rậm rịch. 
     Dân chúng tản cư vẫn ra đồng làm ruộng; họ lén về vườn kiếm con cá, lá rau; và, lại trở lên lộ, trà trộn vào đó là vợ lính đi thăm chồng -- và cả những cán bộ ra căn cứ như tôi.
     Tôi biết nhóm vợ lính của trung đoàn đang có mặt ở Phụng hiệp; nhưng em rể tôi cầm quân ở đoạn kinh nào thì không rõ được.  Trong kháng chiến; có khi mình tương tư tiếng ghi-ta bập bùng của ai đó; nhưng bãi lửa của từng chòi cứ, đã chia cắt nhau, không ai nhìn thấy ai cả. 
     Tôi hình dung em tôi đang hạnh phúc... vợ trẻ, chồng trẻ gặp nhau ban ngày; có những lùm cây, còn đêm thì tối hút, a tòng.   Nó, cô thôn nữ bị chàng trai Cà Mau ấy hấp dẫn nó mới 16 tuổi; mà tôi rên rỉ không yêu; chị tôi kêu chàng sĩ quan đó lì lợm. Mãi 2 năm sau; từ sự hợp tác ruột của chị Sáu, chúng nó mới được gia đình ủng hộ. 
     Đám cưới không chú rể; một mâm cơm cúng bàn thờ ở chỗ tản cư; má và chị tôi  'đưa dâu' bằng vỏ lãi về vùng trong -- và nhờ quen mặt, lính đồn dễ cho qua.  Đêm tân hôn của nó phập phồng, với 3 lần xuống hầm tránh pháo; và, một lần ' không thể xuống được, vì chồng của nó không  cho xuống.'
    Chuyến đi thăm chồng bằng vỏ lãi; không có chị Sáu thủ lĩnh ấy; vợ chồng chúng nó xuất hiện ở chỗ tôi, vào gần lúc nửa đêm; để '2 chị em được ngủ chung với nhau mấy tiếng đồng hồ'-- lời của chồng nó.
     Sớm mai; em gái tôi lại đi bộ ra đồng; lên tỉnh lộ, trở về với xóm tản cư.  Tôi đã nhắn cho em tôi ' tôi muốn chị em có nhau  giây lát trong dịp này; và,nghĩ, em út tôi cũng chung nguyện vọng ấy.
    Tôi biết chúng nấn ná với nhau tới nửa đêm; vì lẽ gì. Chúng hiện ra trong bóng đêm, bằng bước chân đặc công của em tôi -- và cũng cây đèn pin đưa đường; nó, đứa em rể gan lì ấy biến vào mịt mùng như vậy. 
     Lâu lắm; dễ chừng hơn 2 năm rồi, 2 chị em tôi mới được nhìn thấy nhau.  Em tôi đó, nó yên bề chồng con trước tôi; đó là một lý do , má và chị tôi chần chừ với người chồng bộ đội của nó.  Má và chị tôi không tiếc tình thương với lính; nhưng, chị Sáu đó, 'chưa hết đau thì đã khổ', tránh được vẫn hơn.
     Chòi chứ chung đụng, nam nữ cách nhau một tấm liếp mỏng.  Chị em tôi nằm trở đầu trong chiếc mùng đơn nhỏ xíu của tôi trên nền chòi.  Cây đèn dầu trên vách; gối cao trên chiếc thùng tài liệu, tôi nhìn rõ vẻ mặt, nhìn tâm trạng em tôi; sau khi nó tạm biệt chồng.  
     19 tuổi: mấy ngày trăng mật trong bom pháo; lần này nữa là lần thứ 3, người vợ lính được tắm hơi chồng; vẻ mặt ấy đang thông tin với tôi những gì?  Tóc, trán, da không bắt nắng; nó thanh tân, rạng ngời như mùi hương của trăng mật còn ngây ngất trong từng tế bào, hơi thở, dáng điệu.  
     Tôi chưa có chồng; tôi mò mẫm với bản năng, nhưng tôi cũng biết, em tôi như một bông hoa kỳ diệu trong đêm; thứ hoa có tên là đàn bà.
      Dù vậy; nó vẫn ưu tư, cái cuống ưu tư ấy đỡ lấy nó, dã rượi, bản thân luyến tiếc.
     Nó kể, 'anh ngộ lắm, rất thích cõng em, chỗ nào ướt là đòi cõng, lúc nãy qua cây cầu dừa bắt ngầm qua con rạch; ảnh nói vùng này đỉa nhiều lắm, "ngồi lên đi, anh cõng ."  Nó lấy tóc che một bên mặt lỏn lẻn cười, chuyến đi thăm thứ 3 rồi; mà, cứ thích thủ sẵn đèn pin trên đầu, để soi vợ.  Lặng im.   Rồi nó bỗng hất tóc ra, co người, tay ấp bên má, ' hồi nãy 2 đứa qua nghĩa trang, có rất nhiều mộ, sợ quá !'   
     Nó láo tháo về giấc mơ con gái đầu lòng; chỉ thích đẻ con gái, để nữa khỏi đi  lính.  Lại im lặng khá lâu.  Rồi lật nghiêng, bồn chồn.  Chắc chắn đang nằm và kiểu lật trở ấy, có tên là nhớ chồng, thèm nhớ mùi chồng; không chệch đi đâu được.
     Rất lâu sau, trong lúc tôi tưởng nó đã thiếp đi; nó bỗng ngồi bật dậy, chực khóc,' sao lần này em thấy ảnh buồn buồn, sắp chuyển quân lên Cần thơ rồi; chắc ác liệt lắm, khó đi thăm lắm!'.  
     Tôi không thể tha thứ cho mình.  Càng xa ngày tháng ấy, tôi càng thấy mình ích kỷ, vô tâm, tệ hại!
     Sao tôi lại cứ muốn em tôi đến với mình; trong khi vợ chồng nó rất cần nửa đêm chồng vợ ấy? 
     Mấy giờ đồng hồ trong chiến tranh là bao lâu;  nó chỉ là một khoảnh khắc vứt đi; nhưng cũng có thể là một chuỗi kỷ niệm, để lưu dấu và để sống.
     Chuyện ấy quả nhiên, một bé gái hình thành trong em tôi; nhưng chồng yêu thương của nó không bao giờ thấy mặt con mình được nữa. 
     Người đi, chiến tranh qua đi; và, mầm cây đã gửi lại, nhưng ta không sao quên được bứt rứt đàn bà của em tôi; khuya ấy! 
      Không sao bì đắp được nữa rồi.  Dù sau này, em tôi đi bước nữa; và, có những đứa con khác. Vô tình, tôi đã cướp mất mấy giờ thần tiên của một người vợ lính yêu chồng, nhớ chồng, thèm chồng-- mà chỉ những người ấy mới biết được điều đó, đeo đẳng họ như thế nào -- phải, chỉ có họ mới biết nó quý giá ra sao; ngay khi người chồng không còn nữa.



       dạ ngân

dạ ngân   [i.e. lê hồng nga 1952 -      ]
 (ảnh: internet)



-----------------------------------------------------------------------------
trích  tuổi trẻ cuối tuần / tp. hcm. 30/ 04/ 2011)
--------------------------------------------------------------------------------

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ