Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2018

họa sĩ đằng giao đến thăm + tặng sách mới xuất bản/ thế phong

họa sĩ đằng giao đến thăm + tặng sách ảnh ...
thế phong

                                                     họa sĩ Đằng Giao  [i.e. Trần duy Cát 1940-   ]
                                                     (jaquette1 bìa 1 sách SƠN MAU ĐẰNG GIAO/ THE LACQUER PAINTINGS OF ĐẰNG GIAO.)




                                         họa sĩ Đằng Giao đến thăm 
            + tặng sách ảnh 'The Lacquer Paintings of Đằng Giao'  (*)
                                                                     thế phong



Sau cơn mưa chiều vừa dứt,  có tiếng chuông reo. Vợ tôi ra mở cửa:
" Thưa, có phải nhà ông Thế Phong?"
" mời anh vào, nhà tôi có nhà."-- vợ tôi trả lời.
một lão niên đứng trước cửa nói với tôi:
"Đằng Giao đến thăm anh + tặng sách mới in. Tôi  được anh Văn Quang cho địa chỉ đấy... Vậy là chúng ta đã quen biết nhau đã trên 5 chục năm  rồi -- và,  năm nay tuổi tôi cũng  đã gần kề 80.."
" ông sinh năm 1940,  năm 1964, ông cắt chữ trình bày 'Nhận diện vóc dáng Nguyễn Đức Quỳnh' tái bản, tôi vẫn nhớ..."
" tôi không dùng đi dộng, chị cho tôi mượn điện thoại bàn ..."- họa sĩ nói với vợ tôi.
vợ tôi trao điện thoại bàn, anh gọi cho phu nhân:
" ... anh đang ở nhà anh Thế Phong, tặng sách xong, anh về ngay thôi ..." -- lời họa sĩ nói với vợ, Chu thị Thủy, con gái cố nhà văn , nhà báo nổi tiếng Chu Tử của Sài Gòn cũ."
quay sang vợ tôi:
" chị cho tôi số  di động của anh + điện thoại bàn, được không ạ?, cả địa chỉ email của anh nữa...-- tiện thể; chị cho tôi mượn cái bút để tôi  ký tặng sách anh ấy...hôm nay ngày mấy nhỉ? ... "
" 28 tháng 09, thứ 6..."-- vợ tôi trả lời .

tặng sách xong, anh nhìn lên tường; thấy tranh của Tạ Tỵ; anh hỏi:
" anh có tranh của  Nguyễn Gia Trí không nhỉ?"
" không... tôi nhớ là phủ Tổng thống  VNCH có mua một bức tranh rất đáng giá của họa sĩ Nguyễn Gia Trí ..."-- tôi trả lời.
" đúng vậy, tranh 'ông thầy tôi'  bán hàng nghìn đô- la;  sau Giải phóng, tranh của ổng  bị "ký" 'chữ ký giả".

có một lần, một khách ngoại quốc mua tranh Nguyễn Gia Trí;  rồi anh ta đem đến khoe với tôi;  nhìn, tôi biết ngay 'chữ ký 'giả' -- còn ông ta, thì cứ khăng khăng:  'chữ ký thật 'của Nguyễn Gia Trí' .(*)

lúc này, tôi đang  theo học 'vẽ tranh sơn mài' với 'ông thầy tôi'; tôi bèn đưa ông khách đem tranh tới nhà 'ông thầy'.

khi nhìn tranh; 'ông thầy tôi' gập tranh lại trả ông khách, lắc đầu; và mời ông khách + ' bức tranh
"giả" ký tên Nguyễn Gia Trí" rời khỏi nhà ngay lập tức."

                                họa sĩ tiền bối Nguyễn Gia Trí  (1960)  -- tư liệu ảnh: họa sĩ Đinh Cường


" hình như anh có đi xe gắn máy; gửi xe  ở ngoài sân banh" - lời vợ tôi.

" tôi đã khóa rồi, và nhờ anh gì ở ngoài trông giùm " -- họa sĩ trả lời vợ tôi; rồi quay sang hỏi tôi:
" ông còn đi xe gắn máy; và, còn đi uống cà phê không?"
" vẫn đi xe máy và "uống cà phê một mình"; vì bạn bè thân chết hết rồi! ' - tôi trả lời.
" tôi có đọc vài bài của anh, nhớ viết cho một bài về sách của tôi mới xuất bản nhé"-- lời họa sĩ Đằng Giao.

 "... gật đầu, khi tôi tiễn anh ra cửa..." (**) .


  chụp trước năm 2000/ Saigon  -- ảnh < Newvietart.com>







                                                "... năm 1964, ông [Đằng Giao] cắt chữ trình bày
                                     'Nhận diện vóc dáng Nguyễn đức Quỳnh' tái bản, tôi vẫn nhớ ..."   --  lời Thế Phong.


--------------------
(*) - vào khoảng 11 giờ trưa,  họa sĩ Đằng Giao gọi điện thoại,  cho biết: " ...  có chuyện này thật quan trọng;  mà hôm qua tôi chưa kể cho anh nghe; là tại sao cuốn sách của tôi lại có tựa' SƠN MÀI ĐẰNG GIAO"--  ấy là vào thập  niên 80' s [thế kỷ XX] , anh Hiếu Chân [nhà báo Nguyễn Hoạt] + anh Hà Thượng Nhân [Phạm Xuân Ninh] đưa tôi đến gặp " bậc tổ sư  sơn mài Nguyễn Gia Trí".  Ông khuyên : "...đừng bắt chước cách vẽ sơn mài của tôi; hoặc một ai khác; và, tự anh phải có
 ' một lối vẽ sơn mài  riêng anh'; không giống ai khác, kể cả tôi.". Từ đấy; tôi suy ngẫm , và  sáng tạo ra " lối vẽ sơn mài rất riêng Đằng Giao". Vì vậy, nên sách mới có tựa" SƠN MÀI ĐẰNG GIAO"-- điều này thật quan trọng . Sau này, nếu anh có viết bài về cuốn sách ảnh của tôi; mong anh  nhớ đến chi tiết  này...". 
     (chú thích của TP : 12h/ AM ngày thứ bảy 29/09/ 2018. ).

(**) - ' Sơn Mài Đằng Giao/ The Lacquer Painting of Đằng Giao' (bilingual) --Saigon Books, đối tác liên kết in ấn, phát hành+ nxb Hồng Đức, 65 Tràng Thi, Hà Nội cấp phép -- In 1000 cuốn, khổ 25 x 25.5 cm tại Xí nghiệp in FAHASA, dày 168 trang, thiết kế bìa + trình bày: Xuân Thảo . Giá bìa: 400.000 VN đ.


                                                                             ***


Trong sách ảnh 'The Lacquer Painting of Đằng Giao', họa sĩ  tự bạch:

"Ấn phẩm này ra đời với lòng tri ân của một người làm hội họa.  Tri ân cuộc đời đã cho tôi nhiều thăng trầm ; để có được nghị lực vượt qua-- và, theo đuổi giấc mơ của đời mình, trở thành một người vẽ sơn mài. .(...) Tranh của tôi chỉ ghi lại những nét đơn giản của cuộc sống; vì thế chỉ là hoa lá, là nắng xuân, là cây đa, bến cũ,  là mái chùa cô tịch, là vẻ đẹp thiếu nữ, là vỉa hè phố cổ, v.v. ...-- và, cũng là một gia tài tinh thần để lại cho gia đình, vợ và các con tôi.  Cũng sẽ là món quà gửi tặng lại với lòng biết ơn những người thân yêu trong cuộc đời tôi, qua tình quyến thuộc và tình bằng hữu.  ./."
         (tr. 7)

"This publication came into being because of the gratitude of a painter.  Gratitude that life has given me many challenges that required resilience to overcome, in order to pursue the dream
of my life, to become a lacquer painter. (...) My paintings are as simple as flowers and leaves, spring sunshine, banyan trees, old landing piers, secluded pagodas, beautiful women in their youth, and the sidewalks of an old town. (...) -- and also a spiritual gift to my family -- to my wife and to my children -- and to my beloved relatives with gratitude and friends as well  ./.  "
         (p. 9)


                                         bìa 1: SƠN MÀI ĐẰNG GIAO/ THE LACQUER PAINTINGS OF ĐẰNG GIAO
                                        bìa 4: SƠN MÀI ĐẰNG GIAO/ THE LACQUER PAINTINGS OF ĐẰNG GIAO

                                                           thủ bút+ chữ ký họa sĩ Đằng Giao 

                                                   một bức tranh trong sách ảnh họa sĩ Đằng Giao

                                                   2 bức tranh trong sách ảnh của họa sĩ Đằng Giao
                                                                      (chụp trước bàn viết  Thế Phong/ ngày 29/09/2018.)


                                                                                          Thế Phong dưới mắt họa sĩ Đằng Giao
                                                                                                                     ( Saigon 1999) 



  Thế Phong
Sài Gòn, thứ 7 29/09/ 2018.




Thứ Tư, 19 tháng 9, 2018

Sài gòn bao giờ cũng thế / Nguyễn thị Hậu -- Thế Phong

Sài Gòn bao giờ cũng thế
nxb Hội Nhà văn VN + dt BOOKS, 2017




                                  SÀI GÒN BAO GIỜ CŨNG THẾ
                                                                       thế phong

                                          bìa trước+ bìa sau+ jaquettes' Sài gòn bao giờ cũng thế'
                                                                                (chụp ảnh:  Nguyễn Thị Hậu)



                                                           
tác giả+ tác phẩm Nguyễn Thị Hậu  [1958-        ]
    (ảnh: Internet)



"...  Vào phòng tranh (*),  gặp thi nhân họa sĩ Lê Ký Thương. Anh từng trình bày bìa sách vài tác phẩm của tôi; như 'Hà Nội 40 năm xa'+ ' 4 nhà văn Sài Gòn...'; từ thập niên 90' s.  Anh bị' stroke' đã 2 lần; nay đi đâu phải ó người 'take care'. Tôi hỏi anh, bữa nay có mặt họa sĩ Thân Trọng Minh không?"

--" .. hắn ta đã ra ngoài hút thuốc lá rồi!" -- lời Lê Ký Thương.


bỗng nhiên, có một nữ văn nhân trạc ngũ tuần chạy lại phía tôi, ôm lấy tôi như cách xã giao thường làm của các chính khách gặp nhau tại các hội nghị:


"-- Anh, sao anh  biến mất từ mười năm nay.  Là sao? Và, em cũng rất tiếc là trang web Newvietart của anh Từ Vũ ở Paris tự đóng cửa, anh biết lý do không?"

"-- ... anh ấy sợ rồi mai đây cả " Sài gòn cũng không còn nữa. " 

"-- ... làm sao mất Sài Gòn cho được, em mới ra cuốn sách nhỏ nói về Sài Gòn đấy. "[ Sài Gòn bao giờ cũng thế]-- lời tiến sĩ khảo cổ, tác giả Nguyễn Thị Hậu.."

THẾ PHONG

--------

Lời mở đầu tái ngộ blog Virgil Gheorghiu/ Thephong
( blog Virgil Gheorghiu/ Tp ngày chủ nhật 16- 09- 2018.)


- ấy là câu chuyện cách đây trên 10 năm có, anh Từ Vũ mail hỏi tôi có một nữ tác giả ở Sài gòn muốn gặp tôi.

- thế rồi, có một buổi tại nhà riêng tôi tiếp chuyện văn chương với tác giả Nguyễn Thị Hậu. Người nữ lúc ấy khoảng chừng trên dưới 40, dáng thanh lịch, giọng nói người  Hà Nội, gốc Long Xuyên, Nam Bộ.  (sau này mới biết  gia đình cô tập kết ra Bắc sau 20/7/ Hội nghị Genève, VN bị cắt đôi đất nước.)

- có lẽ "Sài Gòn bao giờ cũng thế" được chào đời, bắt nguồn từ  mail của  một tác giả ở Paris gửi cho Nguyễn Thị Hậu: " Sài Gòn bây giờ thế nào ư? ":

"...Từ nơi xa anh mail cho tôi, sau những dòng chữ ngắn gọn và rõ ràng thông báo về công việc như thường lệ, chợt dòng cuối một câu hỏi thảng thốt' "Sài Gòn bây giờ thế nào hở em...?" 
Anh xa  Sài Gòn đã rất lâu rồi, biết anh còn nhớ hay đã quên gì để có thể kể anh canh nghe nhỉ ... Bỗng giật mình tự hỏi, bao nhiêu năm sống ở thành phố phương Nam đầy nắng gió này nhưng với tôi, sài Gòn có những gì trong tâm tưởng?

Ấn tượng đầu tiên của tôi về Sài Gòn là từ một câu ca dao về vùng đất còn đầy vẻ hoang sơ lạ lẫm:

               Nhà Bè nước chảy chia hai
               Ai về Gia Định- Đồng Nai thì về

cùng với tích chuyện xưa Thủ Hoằng dựng Nhà Bè ở ngã ba sông, để sẵn gạo, củi cho những người lỡ đường sông nước tạm dừng ghe xuống nghỉ ngơi, chờ con nước lớn mà ngược vào vùng bán  sơn địa Gia Định- Đồng Nai; hay theo con nước ròng mà xuôi ra biển Cần Giờ.  Trong tôi, Đất Sài Gòn hiện lên ở ngã ba sông Sài Gòn và  sông Đồng Nai nhập vào nhau để cùng đổ ra biển Đông; và Người Sài Gòn hiện ra như những con người rộng rãi sẵn sàng làm việc nghĩa ..."  (...) Sài Gòn bây giờ thế nào ư? Thành phố những năm gần đây đã mở rộng và cảnh quan thay đổi từng ngày. Con kênh Nhiêu Lộc, Thị Nghè " nổi tiếng" kênh đen, với những ngôi nhà chênh vênh cọc gỗ che kín mặt nước đọng đầy rác rưởi; bây giờ đang được nạo vét, kè bờ -- không lâu nữa sẽ là những "con kênh xanh xanh", vườn hoa. Một dự án on đường trên cao, dọc theo  hai con kênh này với hàng chục cây cầu bắc ngang sẽ trở thành " điểm nhấn" cho vùng trung tâm cũ của Sài Gòn.  (...) Thành phố bây giờ đã  [gần 10] triệu dân  mà phần lớn là người tứ xứ; những người đã tạo nên sức sống trẻ trung năng động của thành phố; đồng thời cũng được nơi đây nuôi dưỡng, cưu mang. Qua nhiều năm khó nhọc mưu sinh, nhiều người đã thầm hiểu, nơi được sinh ra là nơi để  gửi nhớ thương [vào]  mỗi dịp năm hết Tết đến, còn Sài Gòn là nơi mỗi ngày ta có thể được sống hết mình trong suốt cuộc đời ...Và nếu như ta đừng quá 'thiên lệch' lòng yêu thương đối với nơi chôn nhau cắt rốn; thì tình cảm của ta đối với Sài Gòn sẽ công bằng hơn -- vì đó là thành phố của mình, vì ta cũng đã là người Sài Gòn.

Anh à, nếu anh có về lại Sài Gòn, anh sẽ thấy Sài Gòn bây giờ vẫn thế.  Đường Sài Gòn vẫn những dòng xe chạy không dứt đêm ngày -- dường như Sài Gòn không bao giờ ngủ. Vậy mà mỗi sáng mai đi trên những con đường nắng sớm xiên xiên giữa 2 hàng cây, vài cánh chim vụt bay từ vòm xanh cao, gác chuông nhà thờ như còn vương sương sớm ... ta chợt nhận ra khoảng lặng hiếm hoi của Sài Gòn năng động. Hiểu Sài Gòn hơn ta sẽ thấy Sài Gòn không hiếm những khoảng lặng như thế trong lòng thành phố.  Hiểu người Sài Gòn hơn, ta sẽ nhận ra khoảng lặng như thế trong tâm hồn những con người bộc trực phóng khoáng [ở] nơi đây. +

Mong một ngày nào đó anh về lại Sài Gòn, đi trên những con đường hoa điệp vàng; hay dưới hàng cây cao vút thả từng cánh hoa xoay xoay trong gió chiều, ngắm nhìn con người Sài Gòn, lắng nghe nhịp sống Sài Gòn; chắc hẳn anh sẽ đồng cảm hơn với suy nghĩ của tôi:

      Sài Gòn bây giờ vẫn thế, và Sài Gòn bao giờ cũng thế...

     (tr. 107-112 Sài Gòn bao giờ cũng thế.)

và, khoảng vài năm nay, đường Nguyễn Văn Bình, P. Bến Nghé; bên hông Bưu điện thành phố + Vương cung thánh đường Sài Gòn,  có 'Con đường Sách Sài Gòn'.  Những quán cà phê sách, bạn có thể vừa nhâm nhi ly nước và  nhìn lên kệ, với tay lấy một cuốn sách ưng đọc.

 Công ty Sách Phương Nam chiếm 2 quán, từ  bên đường Hai bà Trưng quẹo vào  là book reading-coffee+ bán sách  -- và, từ đầu đường phía Vương cung thánh đường Sài Gòn thì chỉ bán sách + văn phòng phẩm -- và, từ nơi này,  tôi có trong tay 'Sài Gòn bao giờ cũng thế'.

 Sau đó,  tạt vào quán sách cũ bán sách cũ miền Nam, tôi lật cuốn ' Hơn nửa đời hư/ Vương Hồng Sển', nơi trang bìa 4 ghi giá 650, 000 VNđ  "-- nói như Nguyễn Thị Hậu; thì:

"... Sài Gòn xưa có  những con đường sách nổi tiếng và quen thuộc với người Sài Gòn, đa phần là bán sách cũ. Cũ mà không cũ, bởi phần lớn sách ở đó có giá trị cao; từ sách văn chương,  đến tạp chí, nghiên cứu,  báo cũ ... Có thể tìm thấy ở thấy ở đường sách cũ Đặng Thị Nhu, Trần Phú, Trần Huy Liệu, cuối đường Nguyễn Thị Minh Khai ... những cuốn sách xưa 1uy hiếm, nhiều công trình khoa học có giá trị nguyên bộ ... ngoài sinh viên các trường hay 'lùng sục'; thì sau 1975 còn có các nhà sưu tập đã may mắn  tìm thấy "vàng" ở đó.  (...) Người yêu sách đều mong muốn Sài Gòn, Hà Nội có nhiều không gian như vậy.

Khi nào bạn vô Sài Gòn nhớ nhắn nhe tôi nhé, mình sẽ hẹn nhau ở Đường sách, "con đường có lá me bay": rất Sài Gòn, nằm kế bên Nhà thờ Đức Bà và Bưu điện thành phố.  Đến đó, mình cùng cà phê và trò chuyện, ngắm nhìn một Sài Gòn trẻ trung năng động trên những gương mặt đang dạo chơi, chụp hình rồi mua sách; những người có tuổi nâng niu từng cuốn sách cũ ... Và sách, rất nhiều sách mới từng ngày xuất hiện ở các gian hàng; sách in đẹp và giá cũng khá mềm, mua hay tặng đều xứng đáng. Thương quý nhau thì tặng sách cho nhau, tặng nhau tình cảm không lời, qua cuốn sách thì làm sao không quý  ...

Chúng mình cùng tham gia những buổi giới thiệu sách mới và giao lưu với các tác giả thường xuyên được tổ chức ở đây. Người hâm mộ tác giả và người yêu sách đứng  ngồi kín cả một đoạn đường.

Còn đó tình yêu dành cho sách, chung thủy và sâu lắng trong một góc nhỏ của tâm hồn; không để mất đi những phù phiếm bởi truyền thông đa phương tiện đang len lỏi vào từng giây phút rảnh rỗi của mỗi người.

   Sài Gòn , 11/ 4/ 2017

  (trang 103 -108 Sài Gòn bao giờ cũng thế.)




                                                                                                 * chú thích ở trang 102' Sài Gòn bao giờ cũng thế':
                        - Rue Cardi ( đổi từ Rue de Hong Kong) thời Pháp thuộc-- bây giờ là ' Đường sách Sài Gòn'
                                               ( tức đường Nguyễn văn Bình, trước đó có tên là đường Nguyễn Hậu) 

                                                                                                  *chú thích ở trang 103...: 
                                                   -  chợ sách Đặng Thị Nhu   ( nguồn: Mạnh Hải Flickr.)
[ chợ sách cũ đầu tiên ở Sài Gòn sau 30/4/1975, rất nhiều  thi văn nhân, nghệ sĩ ngồi bên lề đường bán" Sài gòn cũ" để độ nhật. Có thể nhận thấy các khuôn mặt :  nhà thơ Phổ Đức, nhà phê bình văn học Lê Huy Oanh,  v.v..


   Sau cùng, Nguyễn Thị Hậu "Tạ ơn đất lành [Sài Gòn] ' ":

"... Nói chuyện với nhiều người bạn Mỹ, các bạn đều nhận xét rằng ' có gì khá giống nhau giữa sự hình thành, phát triển Sài Gòn với nước Mỹ, nói chung; và, với những thành phố lớn như New York chẳng hạn. Và nếu như ở nước Mỹ có một ngày 'Thanksgiving' thì tô chỉ mong rằng; những người đã đến Sài Gòn sinh sống làm ăn, hãy có một lần thôi; nhớ đến sự rộng rãi chia sẻ của vùng đất này. Và nếu được vậy, hãy coi mình là "người Sài Gòn", vì Sài Gòn bao dung với mọi người, không bao giờ phân biệt bất cứ ai đến với Sài Gòn. 

 Sài Gòn bây giờ dân số đã gần 10 triệu mà phần lớn là người tứ xứ từ các tỉnh miền Tây lên, miền Trung, miền Bắc vào. Sống với Sài Gòn, sống hết mình cùng Sài Gòn, ta sẽ nhận ra tấm lòng nặng tình đầy nghĩa bên trong vẻ bộc trực phóng khoáng của người Sài Gòn, người Nam Bộ. Gần 40 năm sống ở đây; liệu tôi có thể nói" Sài Gòn của tôi".  Của tôi, như một quê hương. Của tôi, như một nơi cho tôi trưởng thành.  Của tôi, như một mối tình nồng nàn mà lặng lẽ thủy chung suốt cả cuộc đời ...

"Dù đến rồi đi, tôi cũng xin Tạ ơn người ...", với Sài Gòn đó là điều mà nhiều người muốn nói

Sài Gòn , 31/ 1/ 2014

( tr. 159- 160 Sài Gòn bao giờ cũng thế.)




Cũng đã rất nhiều lần đi cà phê, cà pháo với Nguyễn Thị Hậu .  Đầu tiên là ở Cà phê Chiêu (đường Cao Thắng, quận 3), rồi Café 27 Nguyễn Thị Diệu (quận 3), Cà phê   X... trên đường Đinh Công Tráng (quận 1) ...

có khi, chỉ với một mình tác giả;  nhiều lúc ngồi chung bàn với Ý Nhi, Lê Duyên, Huỳnh Như Phương, Trần Thị Bông Giấy...  (ở Mỹ về)  -- và, 'người nữ 'hồng nhan đa truân' hiện sống với 2 ái nữ, còn phu quân , tên Đ... 'nửa đường đứt gánh'.

 Với tôi, nghe chuyện kề về Hà Nội, về gia đình, về  văn chương, về  sinh hoạt đời sống thường nhật ở Sài Gòn--  Nguyễn Thị Hậu quả là một 'một belle conteuse "hấp dẫn , với giọng ấm , dịu, ngọt ngào nồng nàn của trái tim người Nam Bộ" -- điều này với tôi  thú vị hơn nhiều , so với  những trang viết về sử học rất giá trị của tác giả.


THẾ PHONG
Sài Gòn, thứ tư 19/09/ 2018. 



     



























Chủ Nhật, 16 tháng 9, 2018

lời mở đầu tái ngộ blog Virgil Gheorghiu/ Thephong

lời mở đầu tái  ngộ blog Virgil Gheorghiu/ Thephong
Sept. 16, 2018.


                lời mở đầu tái ngộ blog Virgil Gheorghiu/ Thephong
                                                            THẾ PHONG


- Vậy là đã hơn 2 tháng , kể từ 10 tháng 7/ 1018 (88 ngày); tôi có lời thông báo tạm ngưng viết blog. Suốt 88 ngày ấy; tôi  cảm thấy lòng trống rỗng , như cách đây dăm chục năm; khi "người ấy của tôi đi lấy chồng" -- lời báo tin của nhà văn Thế Nguyên đến thăm, an ủi; rồi rủ tôi  đi xem phim 'Mưa rừng' ở rạp Văn Hoa, đường Trần Quang Khải,  Dakao.

Tôi bỗng như  bị trầm cảm, nóng giận vô cớ bất thường- như đánh rơi điện thoại di động chẳng hạn; tôi nổi giận, la lối lớn tiếng, tự sỉ vả mình -- hoặc những chú gà sống "tre" rất đẹp mã vây quanh, buổi sớm mai đòi ăn ; tôi giẫm phải cái đuôi dài của chàng; thế là tôi nổi cáu; lại tự sỉ vả mình.

- có một buổi tối, tôi lên giường ngủ rất sớm; bỗng cơn đau bụng bùng phát; tôi nổi giận, la lối tự sỉ vả mình.

-tôi lớn tiếng gọi vợ ở dưới nhà; vợ chưa nghe thấy; tôi cũng lớn tiếng tự sỉ vả mình :
" Chúa ơi, sao Ngài không cắt linh hồn con đi cho rồi; con đã chán sống  !".

vợ tôi nhấc điện thọai bàn, gọi trưởng nữ sang gấp đưa tôi đi cấp cứu.

 Cơn bão rớt cả tháng này chưa dứt, hết cơn bão nhỏ tới cơn bão lớn ập vào thành phố; nhưng tôi vẫn  ôm bụng ngồi sau xe Honda phân khối lớn  con gái tôi đưa đến Bệnh viện Gia Định.

 Trưởng nữ cầm thẻ công dân của tôi tới bàn ghi vào sổ bệnh nhân-- nữ nhân viên bấm máy; hiện tên bệnh nhân cũ từng nhập viện ngày 11/ 03/ 2018, tai nạn giao thông.

Trưởng nữ nói với tôi: " .. Bố ơi, hay là con đưa bố đi khám nơi bác sĩ tâm thần nhé; vì" cái bệnh không là bệnh này "rất khó chữa đấy. Theo con, bố  năng cầu nguyện Chúa ở cùng mỗi lúc, mỗi nơi, mỗi ý nghĩ, hành động phải đi trong luật pháp của  Ngài. Bố đã tin Chúa  vào ngày 30 tháng 4 năm 1979, ở Hội thánh Báp-Tít Ân điển; chỉ thiếu 1 năm nữa là đã 50 năm; mà  bố vẫn ở trong tình trạng
' trẻ thơ bú sữa hợp chất lỏng mà chưa thể ăn được chất cứng rắn'. Mỗi khi cơn nóng giận bùng phát; bố đừng tự sỉ vả mình; phải yên lặng cầu nguyện  để Chúa  làm việc. Sau đó, bố mặc quần áo đẹp; rồi phơi phới trên đường tới quán cà phê quen thuộc nghe nhạc nhâm nhi, quên tất cả và vui vẻ đợi ngày ngắt hơi thở, về với Chúa nơi thiên đàng."

- cho tới một ngày, 6 giờ 30 sáng tôi nghe chuông điện thoại reo. Thường ra, nhìn số điện thoại lạ; tôi không nhấc máy; trừ lần này, tôi lại bấm nút,
-"  tôi nghe đây."
 ở đầu dây bên kia,
--"có phải là nhà văn Thế Phong không?"
 -- " đúng chính là tôi"
-- tôi là Thân Trọng Minh sắp có cuộc triển lãm chung ỏ Viện Bảo tàng thành phố; tôi muốn mời anh tham dự?"
-- sẽ tới, chứ  sao không-- cuộc triển lãm ở  lâu đài cũ của tỷ phú Hui Bon Hoa, phải không?"
 -- thưa anh rất đúng, mời anh đến vào lúc 10 giờ sáng thứ 5, ngày 6 tháng 9."
-- vâng, tôi sẽ tới đúng hẹn." -- nói xong, tôi cúp máy.

Tôi nghe lời trưởng nữ khuyên, tôi cúi đầu cầu nguyện với Đức Thánh linh :
"...  anh Thân Trọng Minh có cuộc triển lãm ở "lâu đài cũ của tỷ phú Hui Bon Hoa", con có nên đến tham dự không; anh hứa tặng con một bức tranh, vẽ theo ý trong Kinh thánh. Xin Đức Thánh linh tha thứ , vì  đã không cầu nguyện trước khi con nhận lời tham dự-- và, ngày mai 6 tháng 9, con đi hay không là theo ý  Ngài, không là ý con. Amen!"


                                                                          ***

Từ quán cà phê bên lề đường bờ sông Thanh Đa, nơi xưa kia tôi vẫn cà- phê cà- pháo với  Hoàng Vũ Đông Sơn, nơi con ba ba nhỏ xinh xắn từ dưới bờ sông leo lên bờ; tôi đem về,  nuôi trên sân thượng mấy năm trời.

 có một lần, cô ba ba  nhỏ kia rớt từ trên sân thượng cao 125 mét; nó vẫn sống và chỉ bị thương nhẹ.  Nhị Khê MD  con trai tôi tôi săn sóc, cô ba ba lành bệnh -- nhưng rất tiếc, chỉ ít tháng sau , tôi cho cô ta ra nắng suốt ngày;  buổi tối cô ta nằm sóng soài , ngửa 4 chân lên trời. Tôi buồn mất một thời gian khá lâu vẫn chưa nguôi ngoai .

Nhìn đồng hồ, tôi vẫy cô chủ để trả tiền. Cô nhìn đồng hồ,
"sao hôm nay chú về sớm thế, mới 9 giờ sáng mà."
-- ... bữa nay tôi đi xem triển lãm hội họa ở Viện Bảo tàng thành phố."-- trả lời vậy; nhưng tôi rất tiếc là không được ngồi lâu như mọi lần để chuyện vãn với cô, cô chủ quán xinh đẹp, da trắng như bông bưở i-- đôi khi mặc váy "voan mỏng", hé lộ "cặp nương long" tuyệt vời đẹp, cũng muốt trắng tựa bông bưởi". ( "nương long " ám chỉ nhũ hoa người nữ -- chữ trong Kinh thánh, do Phan Khôi dịch).

Tôi ngỏ lời:
 " xin lỗi cô, năm nay  xuân xanh cô ở độ nào rồi?"
--"42, sinh năm 1977 ".
-- "cảm ơn cô chủ xinh đẹp + ly cà phê pha phin tuyệt vời!"


                                                                           ***

Vào phòng tranh, gặp  thi nhân họa sĩ Lê Ký Thương. Anh từng trình bày bìa sách vài tác phẩm của tôi, như ' Hà Nội 40 năm xa' + ' 4 nhà văn Saigon'. từ thập niên 90. Anh bị "stroke" đã 2 lần, nay đi đâu phải có người "take care".  Tôi hỏi anh, bữa nay có mặt họa sĩ Minh không?"
--" ... hắn ta ra ngoài hút thuốc lá rồi! "-- lời Lê Ký Thương. (*)

                               trái qua Thân Trọng Minh + Đỗ Hồng Ngọc+ nhà văn Hoàng Khởi Phong + thi nhân họa sĩ Lê Ký Thương.
                                              (ảnh: Internet -- chụp tại Phòng Mạch  bs Thân Trọng Minh, q. 1. tp. HCM. ( tháng 8/ 2018.)



                                                        Chim, tranh Thân Trọng Minh
                                 " Thân tặng nhà văn Thế Phong, với lòng quí mến" IX. 2018/ MINH


                                                      thủ bút+ chữ ký họa sĩ Thân Trọng Minh



                                                     trái qua: bác sĩ, văn nhân, thi sĩ Đỗ Hồng Ngọc [1940-   ] 
                    + bác sĩ, văn nhân, thi sĩ , hoạ sĩ Lữ Kiểu- Thân Trọng Minh[ 1943-  ] +thượng tọa  Thích Tuệ Sỹ .
                                                                         (courtesy photo of Phan Nguyên .)


-------------
(* -bác sĩ, tiến sĩ y khoa Thân Trọng Minh tốt nghiệp năm 1969, y sĩ đại uý Quân lực VNCH từng  bị tập trung cải tạo dài hạn khoảng 3 năm -- viết văn ký bút văn LỮ KIỀU, làm thơ từ 1958, viết kịch 1964 , vẽ 1983.  Tác phẩm đã in: Mưa qua thành phố ( tập truyện) , Kẻ phá cầu ( kịch), Trên đồi lô cốt, Chàng nho sinh dưới gốc cây tùng ... 

 bỗng nhiên, có một phu nhân trạc ngũ tuần chạy lại phía tôi, đột ngột ôm lấy tôi như cách xã giao thường làm của các chính khách gặp nhau tại hội nghị:

:" Anh, sao biến mất từ mười năm nay? Là sao? Và , em cũng  rất tiếc là  trang web của anh Từ Vũ ở Paris tự đóng cửa, anh biết lý do không?".
--  " anh ấy sợ  rồi mai đây cả "Saigon cũng  không còn nữa."
 -- " làm sao mất Sài Gòn cho được, em mới ra cuốn sách nhỏ nói về Sài Gòn đấy (*)."-- lời tiến sĩ khảo cổ, tác giả Nguyễn Thị Hậu.



                                                                Nguyễn thị Hậu [1958-     ]
                                                           (courtesy photo of  vanchuongviet.org )

                                                       - sinh ở Hà Nội -- quê  gốc: xã Mỹ Hiệp, Chợ Mới, tỉnh An Giang (Nam Bộ)
                                                      - 1954,  gia đình  tập kết ra Bắc .(Hiệp định Genève 1954, VN bị chia đôi đất nước )
                                                      - tiến sĩ khảo cổ học, cán bộ nghiên cứu Viện Nghiên cứu xã hội tp. HCM .
                                                      - giảng dạy tại Trường Đại học Khoa học  xã hội nhân văn tp. HCM
                                                      - đã hưu hạ, hiện sống và viết tại Sài Gòn.
                                                      
              
        Sài Gòn bao giờ cũng thế/ Nguyễn Thị Hậu
(ảnh: Nguyễn Thị Hậu)




THẾ PHONG
(Sài gòn chủ nhật 16/9/ 2018)

-----------
*  Sài Gòn bao giờ cũng thế / Nguyễn Thị Hậu   -  nxb Hội Nhà văn , 2017.
* - bài tu chỉnh (Sept. 18, 2018.)