Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2018

về nhạc sĩ tài danh văn phụng [i.e. nguyễn văn phụng 1930- 1999 virginia -- blog phan nguyên





Tuesday, 20 September 2016

Văn Phụng (1930 - 1999)


















Văn Phụng

tên thật: Nguyễn Văn Phụng
(1930 Hà Nội - 1999 Virginia)
hưởng thọ 69 tuổi
nhạc sĩ








Văn Phụng (1930-1999) là một nhạc sĩ nổi tiếng của dòng nhạc tình miền Nam trước 1975.

Nhạc sĩ Văn Phụng tên thật là Nguyễn Văn Phụng, sinh năm 1930 tại Hà Nội trong một gia đình bốn anh em mà ông là thứ hai. Học đàn dương cầm từ nhỏ, được sự chỉ dạy của hai giáo sư dương cầm là bà Perrier và bà Vượng, năm 1945 Văn Phụng đã đoạt giải nhất độc tấu dương cầm trong một cuộc tuyển lựa tại Nhà hát lớn Hà Nội với nhạc phẩm "La Prière d’Une Vierge".

Thời đi học Văn Phụng là một học sinh xuất sắc, ông học tiểu học tại trường Louis Pasteur, trung học ở trường Albert Sarraut. Năm 16 tuổi, sau khi tốt nghiệp Tú tài, Văn Phụng theo học ngành Y vì ý muốn của cha ông. Nhưng chỉ được một năm Văn Phụng bỏ học để theo âm nhạc.



Bước chân vào âm nhạc



Năm 1946, trong một lần chạy loạn về Nam Định, Văn Phụng trú tại nhà thờ Tứ Trùng ở Chợ Cồn và ông gặp linh mục Mai Xuân Đình. Vị linh mục đã chỉ dạy cho ông về âm nhạc và giáo lý.

Năm 1948, Văn Phụng quay về Hà Nội. Theo lệnh tổng động viên, ông gia nhập Ban Quân nhạc Đệ tam tiểu đoàn danh dự. Chính ở đây, Văn Phụng đã quen với những người mà về sau cũng trở thành những nhạc sĩ nổi tiếng của miền Nam như Nhật Bằng, Đan Thọ, Nguyễn Hiền, Văn Khôi, Vũ Thành... Thời gian đó, ông được nhạc trưởng người Pháp gốc Đức tên Schmetzer chỉ dẫn cho về hòa âm.

Năm 1948, năm 18 tuổi, cũng là năm Văn Phụng sáng tác ca khúc đầu tay "Ô mê ly" trong một lần vui đùa ca hát cùng bạn bè trong ban Quân Nhạc. Ông thường trình diễn nhạc phẩm này tại những vũ trường ở Hà Nội. Bài hát đã được hoan nghênh đón nhận và kể từ đó tên tuổi Văn Phụng được giới yêu nhạc chú ý. Về sau "Ô mê ly" còn nổi tiếng cùng tiếng hát của ban Thăng Long với Thái Thanh, Phạm Đình Chương. Ca sĩ Ánh Tuyết cũng thường trình diễn nhạc phẩm này những năm thập niên 2000.

Khoảng 1954, 1955 Văn Phụng di cư vào Nam và trở thành Nhạc Trưởng của Đài Phát thanh Quân đội thuộc Nha Chiến tranh Tâm lý (Việt Nam Cộng hòa) và phụ trách chương trình ca nhạc trên Đài Phát thanh Sài Gòn.

Khởi đầu cho sự nghiệp âm nhạc với "Ô mê ly" vào năm 1948. Văn Phụng đã sáng tác hàng trăm ca khúc, trong số đó có rất nhiều nhạc phẩm đặc sắc như "Trăng sơn cước", "Yêu", "Tôi đi giữa hoàng hôn", "Suối tóc", "Mưa", "Tiếng dương cầm", "Giấc mộng viễn du", "Tình", "Bức họa đồng quê"...

Tuy được xem như là một trong số các nhạc sĩ theo trường phái nhạc cổ điển Tây Phương, Văn Phụng cũng viết những bản nhạc giá trị với âm hưởng dân ca như "Trăng sáng vườn chè" (phổ thơNguyễn Bính), "Các anh đi" (thơ Hoàng Trung Thông), "Đêm buồn" (phổ ca dao), "Nhớ bến Đà Giang"... Ông còn hòa âm cho nhiều cuốn băng nổi tiếng và được xem như một trong những nhạc sĩ hòa âm xuất sắc nhất của Sài Gòn khi đó.

Năm 1978, gia đình Văn Phụng vượt biển đến một đảo ở Malaysia. Năm sáu tháng sau, gia đình ông đến định cư tại Hoa kỳ.

Ngày 17 tháng 12 năm 1999, Văn Phụng qua đời do tác hại của bệnh tiểu đường tại Fairfax, tiểu bang Virginia . Thọ 69 tuổi.





















Văn Phụng lúc trẻ



(...)


Văn Phụng +vợ, nữ ca sĩ Châu Hà ( 1959)"...Ngày xưa đó; thì ở Hải Phòng, ba của anh Văn Phụng
mướn nhà của ba tôi. Một hôm,anh Phụng  đến thăm ông cụ ..Tôi đang dạo đàn; thì trông thấy có bóng người đang ở ngưỡng cửa. Tôi quay ra ... anh ấy cúi đầu chào, tự giới thiệu: " Tôi là Văn Phụng, tôi đến thăm [bố] tôi; nghe thấy tiếng đạo đàn;tôi đánh bạo lên đây để làm quen.  Thì ra cô đang đánh đàn ... " Rồi anh ấy hỏi tôi đang dạo bản gì mà nghe hay thế. " Tôi trả lời bài của Eddy Duchin; thì anh ấy bảo:" xin phép cho tôi dạo thử một tí, được không?" ... Anh ấy dạo đàn; tôi mới thấy rằng " mình đã múa rìu qua mắt thợ; anh ấy đàn hay quá!".  Năm đó là năm 1952..."  --(Châu Hà)


trái qua: Phó Ngọc Văn+ Văn Phụng+
các nhạc sĩ Nhật Bằng+Phạm Duy+họa sĩ Đinh Cường . (Virginia) 

(...)


 ----------------------------------------------
trích từ blog phan nguyên
=============================






0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ