Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2016

một lần rồi xóa tan / une fois ... et puis s'evanuit/ thơ lữ quỳnh / traduit par elena & trương văn dân (blog phamcaohoang)



 lữ quỳnh   [i.e. phan ngô 1942-   ]  
(lữ quỳnh vu par phan nguyên artist)


                                                 mt ln ri xóa tan
                                                                  thơ lữ quỳnh


                                    ta đứng giữa trời đêm
                        dưới ánh đèn
                        soi màu lá đỏ
                        tuyết đã rơi bên miền đông bắc
                        và nơi đây
                        lạnh giá tràn về
                        đêm thất thanh
                        khi tiếng thở dài bên kia trái đất
                        âm u làn sóng nhiễu
                        làm buốt trái tim ta.

                        lá đỏ dưới ánh đèn mùa đông
                        mùa đổi từ bao giờ
                        lòng ta quanh năm chỉ có một mùa
                        vàng lạnh
                        giấu bạn bè trong những giấc mơ.

                        ta đứng giữa trời đêm
                        người sũng nước
                        gió quất mưa vào mặt
                        không làm tắt
                        cơn sốt đang bốc lửa thịt da
                        gió gào lên mê sảng
                        át tiếng u u ngoài vùng phủ sóng

                        chỉ một lần rồi xóa tan
                        mà sao im lặng
                        im lặng quá thế này.

                        lữ quỳnh



                                                             những giấc mơ tôi /  lữ quỳnh 
                                                                                                              (chụp lại trên internet)

                                                                    -- sinh năm 1942 tại Thừa Thiên-Huế.   Thân phụ mất sớm, lúc 1 tuổi. Từng dạy học 
                                                                   trường bán công Vĩnh lộc . (1962- 1963). Cựu sĩ quan quân lực VNCH, sau 1975
                                                                   học tập cải tạo ở trại Cồn tiên (Ái tử- tỉnh Quảng trị).  Từng có bài vở đăng ở Saigon
                                                                    trước 1975:  trên các báo, tạp chí :  Bách Khoa, Mai, Phổ thông, Ý thức ... 
                                                                    Văn sĩ Phan Triều Hải là con trai của nhà văn Lữ Quỳnh.

                                                                   Đã xuất bản:  Cát vàng ( tập truyện, Saigon 1971, tái bản ở Calif. 2006) -- Những
                                                                   cơn mưa mùa đông ( Saigon 1974--  Thư quán bản thảo ở Huê Kỳ tái bản 2010)--
                                                                  Sinh nhật một người không còn trẻ  (thơ, Calif. 2009)  ... 

                                                                   -- định cư cùng gia đình ở Hoa Kỳ từ 2000, hiện ở San Jose/ California. 

                                                                      elena pucillo truong ( phải) chụp tại 'studio' cố họa sĩ đinh cường ở hoa kỳ
                                                                                                                       (ảnh : internet)
                        BẢN DỊCH SANG PHÁP VĂN CỦA ELENA  PUCILLO TRUONG & TRƯƠNG VĂN DÂN
                     une fois ... et puis svanuit


                                 Je reste dans la nuit profonde
                                 Sous la lumière

                                 Qui éclaire les feuilles rouges
                                 La neige est déjà tombée dans le Nord-Ouest
                                 Le froid glacé est arrivé
                                 Et la nuit a une voix étoufée
                                 Quand le long élan de l'autre côté de la terre,
                                 Transmet les ondes en dérangement
                                 Qui rendent de glace mon coeur

                                  Et les feuilles deviennent rouges sous la lumière
                                  hivernale
                                  Des que la saison a changé
                                  Mais dans mon coeur, toute l'année, il y seulement
                                  une saisonn, jaune et froide,
                                  En cachant les amis dans mes rêves

                                  En restant dans la nuit profonde
                                  Trempé de pluie jusqu'aux os
                                  Le visage fouetté par les gouttes et par le vent
                                  Sans pouvoir éteindre
                                  La fièvre qui bru^le dans ma peau
                                  Et le vent hurle comme dans un délire
                                  En couvrant le bruit de l'hors antenne

                                  Seulement une fois puis s'évanuit
                                  Pouquoi ce silence ...
                                  Trop de silence, infini. 

                                  lữ quỳnh

                                   https://phamccaohoang.blogspot/1016/10/2541-tho-lu-quynh.html
                    


                                               

Thứ Năm, 27 tháng 10, 2016

paris est une fête: một hồi ký viết báo, làm văn thời 20s, ernest hemingway ở paris/ bài viết: nguyễn bảo hưng (source; sangtao.org/ )

tựa chính,' paris set une fête ' hay là câu chuyện về một cuốn sách'
source: sangtao.org/



                                                                                  nguyên bản 'a moveable fesat'  --sketches of the author's life
                                                                                             in paris in the twenties' / ernest hemingway       
                                                                                                                  (chụp trên internet)


                                         tác phẩm 'paris est une fête' , một bản dịch của nxb gallimard (paris)
                                                                                                                  (chụp trên internet)

                         paris est une fête: mt hi ký viết báo,
                                      làm văn,
                   thời 20s, ernest hemingway paris
                                                         bài viết: nguyễn bảo hưng


    paris est une fête/ ernest hemingway,: một  trong nhiều bản dịch  pháp văn
 của nhiều nhà xuất bản ở Pháp.    (chụp trên intrnet)



'Paris est une fête', tựa một [tập hồi ký] Ernest Hemingway; bình thường chắc ít ai để ý, thậm chí [chỉ] được nghe nhắc tới [mà thôi].

  Bản thân tôi cũng không ngờ; [tác giả] có cuốn sách này trong sự nghiệp đồ sộ [của ông], từng được giải Nobel văn chương [năm 1954]. 

Cái biến cố thời sự làm tôi chú ý; ấy là vụ việc trong đêm thứ  sáu, ng\ày 13-11- 2015; quân khủng bố hồi giáo IS; đã mở một loạt tấn công, khủng bố tại 4 địa điểm ở Paris -- gây thiệt hại 121 người + hơn 200 người bị thương.

  Đợt khủng bố tấn công đã làm thế giới bàng hoàng xúc động, ... và; đối tượng nhằm bắn đều là thường dân vô tội, tuổi đủ mọi thành phần xã hội, quốc tịch, tôn giáo.  ...

chỉ riêng tại Bactalan; một sân khấu trình diễn nhạc rock, được giới trẻ Paris ưa chuộng -- đã có 81 người bị giết ; trên tổng số 121 người bị thương.  ...

Riêng tại Paris; bên cạnh những cuộc biểu tình phản đối, còn có nhiều tụ tập đông đảo; [để] đặt hoa tưởng niệm các nạn nhân. ... 

 Tại buổi tụ tập này; một phụ nữ, hẳn là dân parisienne chính cống -- bà Danielle 77 tuổi; đã giơ cuốn sách 'Paris est une fête/ E./ Hemingway' , trước ống kính đài truyền hình RFM; lớn tiếng cổ động:

" ... rất cần phải đem hoa đến tưởng niệm những người quá cố.  Rất cần phải đọc; đọc nhiều lần cuốn' Paris est une fête'/ E. Hemingway' .  Bời vì, chúng ta là một nền văn minh rất lâu đời; và, chúng ta cần nêu cao các giá trị của chúng ta. " 

  ( 'C'est très important d' apporter des fleurs à nos morts. C'est très important de voir, plusieurs fois, lelivre
 d' Hemingway 'Paris est une fête'.  Parce que nous sommes une civilisation très ancienne et nous porterons au plus haut nos valeurs." )

Lời kêu gọi của bà Danielle có phép nhiệm mầu .  Nội ngày hôm sau, cuốn sách của Hemingway; bấy lâu vẫn nằm ngoan ngoãn trên các quầy sách, bỗng dưng biến sạch.  Khách mua đọc nhiều đến độ; nhà xuất bản Gallimard phải cho in lại tựa sách mất đợt liền; mới kịp đáp ứng yêu cầu.  

Về phần tôi, lần tới vài tiệm sách gần nhà; lần nào cũng bị khách phỗng tay trên hết thảy.  Mò ra thư viện; lại được phải trả lời 'phải chờ dăm ba người đ0ã ghi tên trước, mới đến lượt mình'.  ... 

 Càng đọc tiếp, tôi càng hụt hẫng; thất vọng cay cú, như khi bị 'tháu cáy' đau trong một ván bài 3 lá.  Thất vọng; bởi khi nhìn cuốn sách mang tựa 'Paris est une fête'  được bà Danielle giơ cao; tôi liên tưởng ngay tới 'xen' ấn tượng của bộ phim 'Le soleil se lève aussi' , phỏng theo cuốn truyện cùng tên Hemingway, [mà ]tôi được coi trước đây.

  Đó là không khí sôi động  cuộc thi 'đấu bò' (fiesta) tại Tây ban nha; khi cáo thủ 'toreador' xuất hiện oai phong lẫm liệt; đúng lúc trổi lên những nôt nhạc thúc giục rộn rã bản 'Espana Cani'  -- giữa những tiếng vỗ tay khán giả  đông ních ở hội trường cổ võ cuồng nhiệt.   ...

[Đọc 'Paris est une fete'] ; ngay những trang đầu; tả khung cảnh Place de la Contrescarpe, nơi [phóng viên] trú ngụ.  Đó là một khu phố tồi tàn, với quán cà phê hồi đó còn mang bảng hiệu 'Les Amateurs', nơi tề tựu của dân vỉa hè nam, nữ say sưa tối ngày.  Quán cà-phê ở ngay đầu phố Mouffetard; còn được mệnh danh là 'đầu hầm cống' (le tout-à-l'égout'); do mùi hôi hám bộc ra từ dân tứ xứ bám rễ, khiến người thường ít ai dám lai vãng. 

 Cách quán cà phê chỉ vài chục thước, con phố Cardinal Lemoine; với nhà trọ rẻ tiền, ở ngay đầu phố, nơi Hemingway mướn một căn phòng; để cùng vợ trú ngụ.  Từ căn phòng tận lầu chót; mỗi sáng Hemingway có thể nhìn thấy chiếc xe 'hốt phân' + bình chữa lửa lớn; lọc cọc do ngựa kéo, từ dưới phố đi lên; mang theo mùi hôi thối nồng nặc. 

 Cũng từ căn phòng này, mỗi sáng Hemingway lại xuống phố; lần theo các con đường, tới một tiệm cà- phê Place de Saint-Michel;  ngồi để viết bài suốt ngày.  Đó [là] quang cảnh+ không khí sinh hoạt của Paris; trong những năm đầu sau đệ 1 thế chiến; mà Hemingway không ngại phơi bày trước mắt ta.  Bức họa về một Paris hãy còn khố khó này; ông lại đưa ngay vào chương đầu, mang tựa 'Un bon cafe, place Saint-Michel'.
(tr. 41-48   Paris est une fête/  Coll. Follio/ édit.. Gallimard 1964+2011).  

Cố gắng đọc tới trang chót, tôi không tỉm nổi một sự kiện nào đáng gọi là 'fête'; quanh đi quẩn lại; vẫn chỉ là mấy khu phố, thuộc quận 5+ 6 [của] Paris+ vài quán cà-phê, ông thường  lai vãng + một vài địa chỉ thân thuộc , với ông.

  Như ở tiệm sách Sheakspeare + Company, số 12 rue d'Odéon của cô Sylvia Beach, người vẫn thường cho ông mượn sách đem về đọc.  Hoặc ; tư gia bà Gertrude Stein, số 27 rue des Fleurs; nơi được coi là một salon littéraire , do nữ chủ nhân đóng vai Mạnh thường quân, đối với nhóm văn nghệ sĩ gốc anglo-saxon.   Ngoại trừ vài địa điểm vừa nêu; người đọc chẳng một lần tìm thấy Montmartre, Tour Eiffel, Champs Élysées ở đâu cả.

  Thậm chí; các phòng trà ca vũ lừng danh quốc tế; tiêu biểu cho lối sống vui nhộn của đời sống Paris, như Moulin Rouge, Folies Bergères; với vũ điệu French Cancan, cũng không hề được nhắc tới.  ...

Không tìm được vết tích nào đáng gọi là 'fête'  (lễ lạc) ; tôi quyết định đem trả cuốn sách [cho thư viện]; nhưng thâm tâm vẫn thắc mắc về lời nhắn nhủ của bà Danielle.
---
* ...  - tạm lược một số chữ; có thế ít, hoặc nhiều. (Bt)  




Thắc mắc này chắc khó đường giải tỏa; nếu trong tháng 7, lại không xảy liên tiếp xả ra 2 vụ khủng bố mới.  Đó là vụ trong đêm 14-7- 2016 tại Nice; một tên khủng bố đã dùng xe tải hạng nặng phóng lên hành lang, dọc theo bờ biển; cán bừa đám đông khán giả đi coi bắn pháo bông, [vào ngày quốc khánh Pháp], đang lũ lượt ra về.  Vụ tấn công thô bạo này gấy thương tích cho  202 người, 84 người thiệt mạng; trong số đó có 10 trẻ em.  Không đầy 2 tuần sau; khoảng 9 giờ sáng ngày thứ ba 26-7-2016, 2 tên khủng bố lại bất ngờ đột nhập nhà thờ Saint-Etienne du Vouray, một thị trấn nhỏ gần Rouen; giữa lúc [linh mục] Jacques Hamel 84 tuổi, đang làm lễ cho cặp vợ chồng ngọai thất tuần, với sự tham dự của 3 bà sơ.

  Chúng thẳng tay sát hại cha Hamel; gây thương tích ông chồng 76 tuổi.  Chỉ có bà vợ + 3 bà sơ thoát nạn.   Xét về mặt tổn thất nhân mạng; vụ thảm sát tại nhà thờ gần Rouen  không đáng sợ, so với vụ thảm sát tại Nice.  ...

Ý nghĩa biểu tượng của hành vi sát hại này, làm tôi nhớ lại lời phát biểu của bà Danielle, ... lời kêu gọi sức tỉnh; nghĩa rằng cuốn sách của Hemingway; không chỉ để nói về lễ lạc; còn chuyển tải một nội dung ý nghĩa nào đó.  

Thế là, tôi quyết định phải ra thư viện mượn sách [của Hemingway để] đọc lại.   Trước khi đọc; tôi có ý thăm một vài địa điểm, [mà] Hemingway đề cập trong sách; đặc biệt khu phố ông từng cư ngụ.  Biết đấu cuộc thăm dò này chẳng gíup tôi có thêm yếu tố; hiểu đúng hơn nội dung cuốn sách [kia].  Thế là, tôi đã dành trọn gần một ngày để làm cuộc hành trình thăm viếng.  Đúng như điều dự liệu : cuộc hành trình đem lại cho tôi nhiều phát hiện thích thú, bất ngờ.


Lộ trình thăm viếng khởi đầu bằng một chuyến du hành 45 phút; trên chuyến xe lửa RER A, từ nhà tôi tới trạm Châtelet-les-Halles.  Sau Châtelet là 2 trạm métro trên tuyến 7; để xuống trạm Saint-Michel.  Rời hầm métro, tôi đi ngược lên khoảng 800 thước về phía bờ sông Seine, để tới Place Saint-Michel; nơi có quán cà-phê,  [Hemingway]  từng chọn làm nơi đến để viết bài.

  Sau một hồi quan sát,, từ Place Saint-Michel, tôi lại tản bộ đi xuống; dọc theo lề đường phải, hướng về phía vườn Luxembourg.  Trên lề đường này có nhiều tiệm sách [nếu] có dịp thì quí vị nên ghé lại các nơi này.   Chịu khó lục lọi các ô sách bày trên vỉa hè; quí vị có thể kiếm ra một vài cuốn sách giá trị, với giá rẻ dề; có 1, 3 euros thôi; còn rẻ hơn cả tiến 'bo' cho một bữa ăn tại nhà hàng.  Sau khi lục lọi, tôi đã 'thủ cẳng' được một vài cuốn sách gối đầu; để khi cần, khỏi phải ra thư viện mượn.  Sau ngã tư Saint-Michel + Saint Germain des Prés có vài chục mét; nhìn sang lề đường đối diện, là thấy ngay đại học La Sorbonne, với Place de la Sorbonne đằng trước. Tôi ghé lại quán cà-phê mang bảng hiệu L' Écritoire ngồi nghỉ.  ...

Vừa nhâm nhi cà- phê, vừa đưa mắt nhìn quanh; tôi bồi  hồi sống lại niềm vui ngày nào được làm sinh viên.  Lúc này đang là tháng 8, nên khuôn viên trước đại học hãy còn vắng vẻ.  Các quán cà-phê cũng thưa thớt khách; phần đông là du khách.  Đối diện với quán cà- phê; [ở] tiệm sách J. Vin, chuyên bán các loại sách triết học; vẫn còn đó.   Hồi đó, tôi đã mua được trong đống sách cũ, bày trước cửa tiệm; [đó là] cuốn' La révolte des écrivains d'aujourd' hui'/ R.M. Albérès. Còn lại; [ở đây] cảnh vật vẫn không [có gì ] hay đổi.  ... 

Tuy nhiên, trước cảnh Librairie P.U.F. [hình như] đang bị rơi vào quên lãng; tôi không tránh khỏi nỗi buồn nao nao tiếc nuối; ngậm ngùi như cảnh 'Thăng long hoài cổ'/ Bà huyện Thanh quan,: 'Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo / Thành quách lâu đài bóng tịch dương. ...

Từ rue Mouffetard ngó qua, quán cà-phê Les Amateurs; theo Hemingway mô tả, nay không còn nữa.  ... 

 Bên kia đường là ngôi nhà 5 từng, mang số 74 rue Cardinal Lemoine, nơi Hemingway đã thuê một căn phòng ở tầng 3 để trú ngụ cùng người vợ đầu tiên, tên Hadley. 

Trên bức tường giữa 2 tầng lầu, có gắn một tấm bảng đồng, với các hàng chữ:

(De Janvier 1922 à Aout 1923, a vécu au 3e étage de cet immeuble, avec Hadley, son épouse, l'écrivain américain Ernest Hemingway (1899- 1961).  Le quartier, qu'il aimait par-dessus tout, fut le véritable lieu de naissance de son oeuvre et du style dépouillé qui le caractérise.  Cet American à Paris entretenait des relations familières aves ses voisins, notamment avec le patron du bal-musette attenant. " Tel était le le Paris de notre jeunesse où nous étions très pauvres et très heureux." ( Ernest Hemingway/ Paris est une fete.").

(Từ tháng giêng 1922 đến tháng 8 1923, nhà văn Mỹ Ernest Hemingway (1899-1961) đã cùng vợ là Hadley ở tại tầng 3 ngôi nhà này.  Khu phố mà ông yêu mến hơn bao giờ hết; mới thực sự là nơi ông khai sinh ra tác phẩm + văn phong chắt lọc của ông.  Người Mỹ đến với Paris này, đã những mối quan hệ mật thiết với dân lối xóm; đặc biệt là chủ quán nhạc khiêu vũ musette ở kế cận. " Paris của chúng tôi ở tuổi thanh xuân là vậy đó; khi  mà chúng tôi sống còn rất nghèo, nhưng rất hạnh phúc ."     ...

Tôi đứng đó, đứng trước ngôi nhà, [là] nơi Hemingway cùng vợ đã trú ngụ.

  ... 

Cuối cùng, tôi đành kết thúc chuyến viếng thăm với tâm trạng nửa buồn, nửa vui.  Buồn vì nao nao tiếc nhớ; vui vì phấn khởi, như vừa tìm được giải đáp cho một điều bí ẩn.  

Tấm bảng đồng kia với dòng chữ "Tel était le Paris de notre jeunesse ou nous étions très pauvres et très heureux" -- chính là chìa khóa giải tỏa cho tôi sự thất vọng [ban đầu]; khi mới đọc cuốn sách của Hemingway; đồng thời nó cũng là ánh đuốc soi đường; để tôi biết cách đọc lại, hầu hiểu sâu hơn, hiểu đúng hơn nội dung tác phẩm của ông.   ... 

Paris est une fête, với Hemingway; không phải vì Paris là kinh đô của ánh sáng; [hoặc] Paris có đại lộ Champs-Élysées thênh thang tráng lệ;  Paris còn là chốn ăn chơi vui nhộn, với vũ điệu French Cancan đú đởn của các nhà hàng ca nhạc: Moulin Rouge, Folies-Bergeres, thu hút được được du khách 4 phương.

Nhưng Hemingway đến Paris lại không phải vì vậy.

Tới Paris với tư cách là phóng viên trẻ cho một nhật báo Canada; ông đã sớm phát hiện nơi đây có môi trường văn hóa thuận lợi; cho những ai có tâm hồn nghệ sĩ, muốn tìm ra nguồn cảm hứng, [để] phát huy tài năng của mình

bởi vậy, ông không ngần ngại từ bỏ nghề phóng viên, với đồng lương bảo đảm; để dấn thân vào nghiệp văn-- rồi tự kiếm sống bằng đồng tiền [gọi là] nhuận bút.    Cũng vì chấp nhận cuộc sống rủi ro như vậy, ông vẫn không nề hà, chịu đóng đô tại khu phố Contrescarpe nghèo; thuê một  căn phòng ở lầu 3, số 74 rue Cardinal Lemoine; để cùng vợ sống trong những điều kiện ăn ở đều thiếu tiện nghi, như ông thuật lại:

" Tổ ấm chúng tôi, ở phố Cardinal Lemoine là  căn phòng 2 buồng, không có nước nóng, không cầu tiêu; ngoại trừ một vài sô nước để rửa ráy. "
( Notre foyer, rue Cardinal Lemoine, était un appartement de deux pièces, sans eau chaude courante, ni toilettes,   sauf un seau hygiénique." ( sđd: tr. 66)

Phải sống trong những điều kiện khắc khổ như vậy; ông không lấy làm buồn phiền; mà, còn hoan hỉ chấp
 nhận.   ...

Paris est une fête [đối với Hemingway]; bởi vì tại khu phố Contrescarpe; không chỉ có quán cà-phê bụi đời Les Amateurs; mà sát nách nhà ông; còn có quán Bal-musette; đểông qua lại vui chơi + tán gẫu với ông chủ quán vui tính.  

Paris est une fête; bởi vì gần kề với Contrescarpe; Paris còn có không khí văn học của Quartier Latin; với các quán Cafe terrasse, như tại Place Saint-Michel; để ngày ngày , ông tới đó viết bài.  Hay là quán La Closerie des Lilas, gần Montparnasse; nơi ông thường lai vãng, gặp gỡ đấu hót với ab5n bè văn chương.

Paris est une fête; bởi vì chỉ cần băng qua điện Panthéon,  là ông có thể tới viện Bảo tàng trong vườn Luxembourg, ngắm nghía những bức tranh của Cézanne, của Manet -- [nhất là tranh Manet] giúp ông quên được bữa ăn trưa; vì chưa nhận được tiền nhuận bút.   (xem' La faim est une bonne discipline' -- sđd, tr. 108- 109). 

Paris est un fête; bởi vì, chẳng mấy xa Place de Saint- Michel là bao; có tiệm sách Shakespear & Company, 26 rue de l'Odéon -- với cộ chủ đồng hương Sylvie Beach hào hiệp, sẵn sàng cho ông tha hồ mượn sách đem về đọc; mà không bắt ứng trước tiền cọc. 

 Nhờ vậy, ông có dịp làm quen với các nhà văn Nga Tourgueniev, Tchekov, Leon Tolstoi, Dostoievski ... giúp ông mở rộng chân trời hiểu biết. 

Với một môi trường sinh hoạt văn học thuận lợi như vậy; làm sao ông không cảm thấy nơi đây, tâm hồn được mở hội như ông tâm sự:

 " Phát hiện cả một thế giới nhà văn xa lạ; và có thì giờ để đọc, trong một thành phố như Paris, nơi đó ta có thế sống + làm việc thuận lợi; dù nghèo, thật chẳng khác gì ta được tặng một kho tàng vậy. "
 (Découvrir tout ce monde nouveau d'écrivains, et avoir du temps pour lire, dans une ville comme Paris, où l'on pouvait bien vivre et bien travailler, même si l'on était pauvre, c'était comme si l'on vous avait fait don d'un trésor." (sđd. tr. 160). 

Phải chăng [đó là] cái môi trường sinh hoạt văn hoá đặc thủ đô, cái môi trường với những thú vui nho nhỏ làm, nên hạnh phúc bình thường của đời sống thế gian, đã quyến rũ Hemingway; khiến ông muốn coi 'Paris est une fête'. 

Thế nhưng cái môi trường, với những nét sinh hoạt đặc thù ấy, tiêu biểu cho một phong cách sống, một nghệ thuật sống -- và, trong một chừng mực nào đó -- ta có thể nói là tiêu biểu cho nếp sống văn minh; lại bị quân khủng bố cuồng tín lên án là đồi trụy+ tìm cách hủy diệt.

Và, phải chăng vì muốn bảo tồn phong cách sống đó, nếp sống văn minh đó; bà Danielle mới giương cao cuốn
sách [Paris est une fête/ Hemingway ; rồi khuyến khích [nên] tìm đọc.  ...

Va, họ sẽ cơ hội chiêm nghiệm lời Hemingway muốn nhắn nhủ:

" Không hề có hồi chung cuộc với Paris; và, những ai đã sống tại đó, đều giữ lại cho mình kỷ niệm riêng... Paris rất đáng để ta đặt chân tới; và, Paris sẵn lòng đãi ngộ những ai biết tỉm đến với Paris ."
(Il n'y a jamais de fin à Paris et le souvenir qu'en gardent tous ceux qui y ont vécu diffère d'une personne à l'autre. ... Paris valait toujours le déplacement et on recevait quelque chose de ce qu'on lui donnait. "  (sđd. tr. 345). 
  []


viết xong ngày 16--9-- 2016
nguyễn bảo hưng
(nguồn: tác giả gửi tới sangtao.org/ )


http://sangtao.org/2016/09/21/paris-est-une-fete-hay-la-cau-chuyen-ve-mot-cuon-sach/#more-88909 

Thứ Ba, 18 tháng 10, 2016

thếphong: 'nhà văn bất mãn thường trực'/ tạ tỵ -- http://phannguyenartist.blogspot.com/

tựa bài, ' thế phong: 'nhà văn bất mãn thường trực'
blog phannguyenartist.blogspot.com/





                                             nửa đường đi xuống/ thế phong  (bìa: ảnh nguyễn cao đàm)
                                                                                --  bản tái bản ở Saigon, năm 1968/  Đời Mới tổng phát hành --
                                                                                --  bản used in  phát hành ở Hoa Kỳ, không rõ tên nhà xuất bản.

                                                                         tạ tỵ viết:  "...Nửa đường đi xuống' giống cái cây có nhiều lá; đứng nhìn ... 
                                                                                   không nom rõ cái 'thê' vững chãi của thân cậy ... Có lẽ, ví nói
                                                                                    tới mình; nên, tất cả những gí 'thuộc về mình' khó lòng gỡ bỏ ..."



                                                                                                bìa 4 nửa đường đi xuống/ thếphong
                                                                        (bản used 'phát hành lậu',  bán ở Hoa kỳ sau 1975 -- giá bìa:  $12,00


                                                                       tôi đi dân vệ mỹ / đinh bạch dân    (một bút danh khác của thế phong)
                                                                                                    ( photo courtesy of vũ hà tuệ / saigon)


                                                                                           the ordeal of an american militiaman / thế phong 
                                                                                                               ( translated by đàm xuân cận)
                                                                                     ( a courtesy-book of  the filmmaker lawrence johnson/ usa) 
                     \ 
                                     
                                                                                ' bộ sách 'Cornell University Librairie (Volume 6) đưa vào sách;
                                                                             biết tác gỉa Đinh Bạch Dân [1932      ] chính là Thế Phong [1932-    ] 


                                               thế phong:
                    'nhà văn bt mãn thưng trc'
                                                                   tạ tỵ


                                                                                              Thế Phong 'nhà văn bất mãn thường trực' 
                                                                                         ( + ký hoạ: tạ tỵ + bút tích tác giả)  --   ( in kèm theo bài)
                                                                                                                              

                                                                                                    thế phong vu par phan nguyễn artist 
                                                                                                                     ( in kèm theo bài viết)


 (...)

Phần II của cuốn  Nửa đường đi xuống (hay quyển truyện thứ 2); mở đầu bằng lá thư gửi một nữ y tá, người yêu. Mỗi phần sách có một phần đời tác giả.  Vì là tự thuật, nên tất cả mọi sự việc; đếu được viết ra có lớp lang, tuần tự theo thời gian. Nội dung lá thư chứa chấp nhiều cay đắng, hờn hận.  Nó là lời chào vĩnh biệt.  Nó là cơn đau vò xé nội tâm người trong cuộc.  Tình yêu, ôi tình yêu; đứng trước nó, con người trở nên hèn mọn; và, sẵn sàng chấp nhận khổ đau một cách tự hào ! ...

"  ...Cách đây 2 năm, anh đã viết cho em nhiều thư lắm.  Nhưng chưa bao giờ gửi; mặc dù em cùng sống với anh trong một thành phố đang quen, cùng một bầu không khí lành lạnh buổi sáng, nóng bỏng càng lúc non già trưa. Hẳn là em ngạc nhiên; lẽ tất nhiên rồi, vì anh muốn đoạn tuyết quá vãng. Song; anh làm sao có thể là một con người như xưa nữa, tuyên bố trước mặt mọi người: 'Tôi lột xác; và, bỏ ngày qua, để nhìn rõ hiện tại, như thế là xây dựng cho ngày mai.  Gần 10 năm phục vụ, gần 6 năm thực tập cái lề lối, cả nếp sống 'bề ngoài thơn thớt nói cười', để mà nham hiễm' giết người không dao'.  Rồi, anh chợt nhớ, nhớ lắm!  Có những đêm, anh chắp tay vào má; trước ngọn đèn dầu ở xóm Chùa, bên bờ sông Tân định; suy nghĩ mung lung, sau khi đã tự tử dần bằng những ly cà-phê sánh đượm ..."

Qua những dòng thư; người đọc đoán biết tâm trạng của tác giả.  Cuộc đời đã quất những chiếc roi da ngang mặt, làm nổi hằn từng đau đớn, qua chứng tích văn chương.  Tác giả đã nói thực cho người yêu biết, đừng tin tưởng vào bề ngoài; mà xét đoán cái phong lưu bên trong, vì bề ngoài chỉ là chiếc mề-đay giả đấy thôi.  Cả 2 mặt đều khắc sẵn những nét xấu xa !  Cuộc đời đã dạy cho Thế Phong nhiều bài học; nhưng, không bao giờ nhà văn oán trách sự xấu , nếu có đến với mình+ cả sự tốt của người đời; cũng chỉ giúp cho tác giả biết đứng trên 2 thứ đó, mà nhận diện cuộc sống đích danh.

Tác giả cũng chẳng cần che đậy, giấu diếm sự nghèo túng.  Bạn mời đi ăn cưới, ăn mặc thật 'luých' , cúc 'manchette' hình 'taureau' đẹp bậc nhất của Paris; mà thiếu 5 đồng tiền tắc-xi, phải nhờ chú rể hỏi vay một trong những cô gái có mặt ở tiệc cưới. 

Đi từ lá thư vào truyện không cần qua đọan chuyển tiếp thông thường của kỹ thuật hành văn;Thế Phong đưa người đọc trở lui qúa khứ, trở về khung trời Hà nội; khi Nguyên vừa góp mặt, sau một chuyến bay.  Từ đó, Nguyên ôm Hà nội vào lòng, với đam mê + tội lỗi.

Đến đâu,ở đâu, bóng dáng tình yêu cũng như bầy ma quái quấn riết lấy thân phận Nguyên, để làm khuất chìm mọi ước vọng khác.  Nguyên không ở đâu yên một chỗ, vì tính tình bừa bãi, phóng túng; không chịu ép mình dưới khuôn thức nào của nếp sống -- nên, sự đi, ở, đói, khát là những gần gũi nhất; trong một đời sống đã được điểm danh.  Nhà ông Đội, một gia đình phong kiến dởm;với kẻ hầu người hạ; với sự khinh bạc trong cách xưng hô; làm Nguyên hờn giận, nên chỉ coi đây là những ngày ở đây là tạm bợ. 

Rồi đến quán ăn Mai Hương [20 hàng Bạc] ; vừa trọ học + làm bồi bàn; lòng vẫn nhớ Kiều, người bạn gáiTàu lài, quen từ khi còn ở Nghĩa lộ. [Rồi sau đó, bỏ trọ ở quán Mai Hương ] Nguyên lải xin vào ở ký túc xá Phan đình Phùng ở phố hàng Đẫy; và, đi tìm Kiều+ mối tình dang dở xưa; nhưng được biết: nàng đã lấy chồng lính viễn chinh Pháp; để cứu gia đình lâm nạn. U hoài bắt đấu đến; và, Nguyên xin gió lạnh 'hãy về gác trọ thật nhiều để làm bạn với cô đơn !'. 

Nguyên đi học, nổi tiếng là hay quấy nghịch; đã mấy lần suýt bị đuổi, tuy có khiếu về sinh ngữ Pháp.  Tuổi học sinh vốn vô tư, hồn nhiên; nhưng vào đời sớm quá; Nguyên đã có nhận định+ phong cách của một tráng niên. Trong mấy năm học; thi không bao giờ đậu; vì ngoài môn sinh ngữ Pháp, môn nào cũng bết.  Hình ảnh cô Thương [ngoài đời là Đặng thị Ngọc Oanh]; người nữ sinh cùng lớp đã làm đẹp tuổi niên thiếu, bằng những ức mơ, hoa bướm.  Thế là một niên khoá qua đi rất nhanh.

Một buổi, có người cô ruột đến ký túc xá tìm Nguyện, gặp cháu ruột; người cô khuyên nên về nhà ờ; sẽ tốt hơn là ở  ký túc xá. Nguyên mừng qúa ; vì đang lo Nghĩa lộ sẽ bị rơi vào tay quân kháng chiến Việt minh; nếu xảy ra, tất nhiên Nguyên sẽ không còn tiền để theo học. Và, đây là dịp may gặp lại người cô ruột giàu có; dầu Nghĩa lộ có mất đi nữa; Nguyên cũng có chỗ nương tựa.  

Bài học đầu tiên đến với Nguyên làm anh sửng sốt; đó là bà nói sẽ cho một lô áo quần cũ còn tốt cho đứa cháu ruột.  Nguyên bị chạm tự ái, tự biết mình là con khá giả; mặc toàn hàng hiệu Dormeuil đi học; đâu thèm mặc quần thừa, áo cho . 

Giữa lúc đang cần tiền; thì nhận được một thư + măng-đa; từ Nghĩa lộ gửi về; + cái tin cô Quán, cô gái Thái đã từng dan díu với Nguyên; mới sinh con gái.  Trong khi ấy, hiện tại, anh đang có mối tình với cô nữ sinh, tên Thương  ở Hà nội.  Và, cách đó ít lâu; Nguyên nhận được tin mẹ anh bị ốm nặng; Nguyên cũng không thể nào trở về Nghĩa lộ thăm mẹ được; vì mặt trận thu động đang dìm cả vùng trời Tây bắc vào biển lửa. Người mẹ rất mực chiều chuộng con trai; không còn một lần được nhìn lại mặt Nguyên; kể từ buổi đưa tiễn con về Hà nội học; và, rất có thể kể cả  khi lìa đời. Còn người cha bị Việt minh bắt đi, mất tăm tích; sống chết, tù đày ra sao; chẳng hề có tin tức.

  Từ đấy, Nguyên bắt đầu viết văn. Từ đấy, những đêm dài ...



  Một nhận xét:  Thế Phong quá tham lam trong vấn đề chọn lựa sự kiện đưa vào tác phẩm.  Có nhiều việc thừa; hoặc, không mấy cần thiết về kỹ thuất; khi dựng truyện -- thì vẫn được viết tới; làm tâm trí người đọc bị phâ tán ; không gây được tác động mãnh liệt dồn vào một chủ điểm chính yếu nào đó. 

                                                          trang 2 : Nửa đường đi xuống;
                                                                                     " Như KROPOTKINE nói, ' Di sản độc nhất mà anh có là 
                                                                                        cuộc đời riêng của anh" -- Rất hài lòng vể câu ấy-- nên,
                                                                                      anh đặt đầu trang  truyện này  - tặng 2 người thân yêu nhất
                                                                                                                            : ME ANH & EM ".
                                                         "... Nguyên nhận được tin mẹ anh bị ốm nặng, Nguyên cũng 
                                                                                       không thể nào trở về Nghĩa lộ thăm mẹ được; vì mặt trận Thu
                                                                                       đông đang dìm cả vùngt rời Tây bắc vào biển lửa  ...."



'Nửa đường đi xuống'  giống cái cây quá nhiều lá; đứng nhìn, người ta chỉ thấy một màu xanh nặng nề bao phủ; mà không nom rõ cái 'thế' vũng chãi của thân cây+ những nhánh+ cành; đang vươn cao sức sống.

Có lẽ, vì nói tới 'mình'; tất cả những gì 'thuộc về mình', khó lòng gỡ bỏ; dù cho là vì nó; [thì] tác phẩm sẽ mất đi một phần hiệu năng của truyền cảm.   Chủ quan bao giờ cũng nguy hiểm, nhất là văn chương; chúng ta không thể bắt chước G. Duhamel 'thầm kín ôm ấp những cái gì thuộc về giai cấp mình, chung quanh mình mà thôi.'

Tôi lỗi và tội lỗi ở đâu;Nguyện cũng tạo ra cho mình 'vực thặm của Pascal . 

Mỗi lần phạm tội; Nguyên đều tìm nguyên cớ để khỏa lấp -- như trường hợp với Bảy, cô cháu họ của ông chú dượng.

"... Ở Hà nội, những chiếc xe bọ hung màu xám chạy qua phố.  Trên xe là những bô mặt sát khí của các chú linh Pháp.  Nguyên cảm thấy rằng sinh mạng con người chỉ là sợi tơ nhện chăng vào đêm giống tố.  Nguyên thèm khát những bộ ngực nở nang ... "

Cái gì đến phải đến,Nguyên đã bị dục tình quật ngã; Bảy mang thai sau hơn 1 trăm lần 'ghi sổ'

 Chuyện này: lúc đầu mọi người đều nghi cho chồng cô Thảo [chú dượng của Nguyên]  vô luân, đã ăn nằm với cháu gái. Nguyên càng tỏ ra mình vô can trước dư luận; nhưng, sau mọi người đều biết thủ phạm chính là Nguyên. Bảy phải bỏ nhà ra đi, với cái thai hơn 7 tháng; Nguyên đưa cho bảy số tiền nhỏ còn lại; để nàng tạm chi dụng. (chỉ 1 lần duy nhất, là hết). Đau thay, thân phận đàn bà !

Nguyên vừa đi học, vừa tập viết văn; gửi đăng các nhật báo.  Cái sư nghiệp văn học; [bước đầu tiên] Nguyên nhìn qua vóc dáng các nhà văn  Nguyễn công Hoan, Lê văn Trương, Tô Hoài  v.v. ..;  quả là còn xa lắm!

Nguyên ở nhà bà cô ruột cũng chẳng êm ấm gì.  Vì không chịu được nếp sống của Nguyên; nên 2 cô cháu gây gổ.  Bà cô mắng, rủa, đánh Nguyên.  Tuổi trẻ không dằn được nóng tính; Nguyên đấm lại bà cô, đến sưng vù mắt. Sau đó, Nguyên bắt đầu bỏ nhà đi, lang thang, với câu thề, 'Không bao giờ mình trở lại cái nhà này nữa.' 
Nguyên đến ở nhờ một bạn thân ở miệt chùa Vua. Buổi tối đang đánh phé với 3 bạn khác; thì cảnh sát gõ cửa , xét nhà. Lẽ dĩ nhiên, Nguyên không có tên trong Sổ gia đình; bị bắt đưa ra xe về nằm tại 'bốt'; quận 1. 

Khung cảnh thẩm vấn được Thế Phong viết lại; vô cùng xác thực, đã nói lên được cái không khí nghẹn thở của hà nội; trongt hời gian Pháp tạm chiếm thành phố :

".Trưởng ban điều tra chững chạc hỏi:
" Tên cậu là gì?"
" Thưa ông, Tạ mạnh Nguyên "
" Làm báo?"
" Vâng" ...

Một lát sau , hình như nhớ ra điều gì, trưởng ban 'rờ-sẹt' gọi một thanh niên trẻ lại:
" Xem sổ có tên này không ?"

Nguyên mừng thầm.  Đến khi ông trưởng ban quta phắt lại, gọi:
" Hoàng ơi, 'affaire' đây rồi. Nhà báo, c'est lui. " 

Nguyên bắt đấu hơi lo, chưa biết chuyện gì đây?  Nhớ lại: lúc gần sáng, anh nhìn qua khe cửa bên kia: nhân viên điều tra thay nhau đánh đập; đàn bà có, đàn ông có, choai choai có ... Những tiếng khóc thét lên, im bặt tiếng van lạy như tế sao . " Con đau quá! ..." văng vẳng trong tiềm thức anh.

" ... 
"  Mày buôn lậu Aspirine, Quinine, Steptromycine đem đi đâu?  Tiếp tế cho Việt minh, khai đi, đúng rồi lại là Quinines jaunes ... "
" Con lạy quan, con chó dại buôn, lấy tiền nuôi gia đình..."
" Lớn có thể đẻ con hàng mấy đứa, con chót dại ...  Thằng gì đâu ... đánh cho nó khai.  Allez ..."
" Dạ ...
" Này gia đình này, không khai này; này không khai này, địt  mẹ chúng mày... Ông đánh cho bằng chết, có chửa này; thì .. thòi con ra này... kh...ai k... h ...a..i;  hay không?"

Tiếng người đàn bà ban nãy; bây giờ chỉ còn giãy giụa, vang ra từ trong căn phòng điều tra. Nguyên  và Hiển
 (thằng bạn bị bắt cùng khi chơi xì-phé) cùng nhìn thấy cảnh người hành hạ người vừa qua. Họ không nói; nhưng, cả 2 đều biết rằng :'người đàn bà có đôi mắt đẹp lúc nãy; nay chỉ còn là một thân xác lõa thể, bị dày vò'.  Hiến chương Liên hiệp quốc!  Hiến chương Liên hiệp quốc bảo vệ nhân quyền, ở đâu? ...

" Đánh cho bỏ mẹ nó đi -- một người ra lệnh -- dí điện vào 'số ta' nó ." 
" Trời ơi ! con lạy quan, con chết, chết mất ..."
' Chết đâu dễ thế, khai đi, nhanh lên; quan tha.  Marie hay Jacqueline, Ngọc, Tuyết, Nhung ... da trắng thế kia, hoài của ... khai  đi để mà sống chứ .  Khai đi ..."
" Con chết mất, xin quán... chớ hại đời con gái của con ... con khai, con khai, quan tha con ... Trời ơi ... Trời ời ! "
                                  (NỬA ĐƯỜNG ĐI XUỐNG, trang 267- 268)

Đọan văn đã vẽ lại trước mắt người đọc một pha tra tấn, thường xảy ra ở bất cứ quận Cảnh sát nào; dưới thời Pháp chiếm lại Hà nội; sau khi đã đẩy lui Trung đoàn Thủ đô qua bên kia bờ Hồng hà; và, đi xa nữa ...

Nguyện đã chán nghể viết báo; có ý định vô Sài gòn làm cuộc phiêu lưu.  Nguyên xuống Hải phòng,; lên tàu Ville de Saigon, vào Nam; với số tiền do mưu mẹo của Hiển, người bạn tốt.  Vào Nam, Nguyên không quen ai; ngoài hành lý tùy thân + đôi lời gửi gắm của bạn bè -- với lá thiếp của Minh [nhà văn Nguyễn minh Lang] giới thiệu với một làm báo ở Sài gòn.  

Trong suốt phần II của Nửa đường đi xuống; sự thật cũng chẳng có dữ kiện nào đặc biệt để má nói; ngoài chuyện quấy phá, nghịch ngợm của tuổi trẻ, với vài lỗi lầm nặng nề dục vọng.  Nhưng, vì tác giả muốn trình bày sự diễn tiến của một đời người dấn thân vào văn chương; với những mốc vui buồn của nó  một cách trung thực-- nên sự việc được nói tới, viết ra; đều ở ngoài văn chương.  

Phải qua đến phần III (quyển truyện thứ 3), Thế Phong mới thực sự đi vào môi trường dự định,  Từng khuôn mặt anh em, bạn bè, người tình đã mất đi vĩnh viễn; hay, còn sống trong cùng kích thước, không gian Sài gòn; đều được vẽ lại, với những hận thù + tiếc thương đằm thắm.  Sóng gió bắt đầu thổi từng cơn giận dữ. 

Những ngày đấu ở miền Nam trội đi trong khốn khó. Đêm khách sạn cô đơn + lo ngại ngày mai; đến nỗi từ chối cả đàn bà mời chung vui.  

Nơi đây, Nguyên gặp Hồ hán Sơn, người chuyên viết lý thuyết Cách mạng; sau cũng chết tối tăm.' bị rói chặt thả xuống giếng ở  Bến Kéo, một trại lính quân đội Cao đài; vì bị nghi là ' tay trong' của chính phủ Ngộ đình Diệm.] ..
.
Rồi cuộc đời đẩy đưa; vì có viết mấy cuốn sách về chính trị, Nguyên được giới thiệu; để giữ chức ủy viên Báo chí + bí thư tổng trưởng thông tin Phạm xuân Thái.  Miếng đỉnh chung này cũng chẳng hưởng được bao lâu; sau câu chuyện xích mích, Nguyên xin thôi; để sau này phải thốt lời oán trách gay gắt; khi bị Phạm tổng trưởng không cho mượn tiền :

" ... Thuê nhà được hơn 1 tháng, Nguyên bắt đầu thất nghiệp.  Chính anh từ bỏ việc làm.  Nguyên biết ngày mai chẳng còn gì để bấu víu; nhưng anh đành bỏ.  Ban đầu, anh còn tiền ăn; dần dần không xoay sở vào đâu được; anh đến nhà một họa sí, ăn nhờ.  Tân ngạc nhiên, khi thấy bạn không còn bút máy Parker treo ở túi áo như mọi lần. 
" Sao, bút đâu? bán rồi sao."
"Tất nhiên. Nếu tao không cầm bộ 'complet', bút máy, đồng hồ; thì không có tiền để thuê nhà.  Tao xin vay Phạm tổng trưởng; nhưng lão ta kêu không có.  Chúng nó làm chính trị, chỉ cần mình khi chúng cần.  Vậy thì, kinh nghiệm dạy cho biết: khi chúng vời tới mình đến; phải cắt cổ chúng má lấy tiền. Nếu không nắm cơ hội ấy, đừng hòng moi được tiền của chúng.  ..."               (NỬA ĐƯỜNG ĐI XUỐNG, trang 305- 302)

Câu chuyện túng thiếu, chuyện thường xuyên đối với hầu hết  những người làm văn nghệ; [riêng] sự túng thiếu ở Nguyên; một phần do tính hào phóng; lúc có tiền ăn chơi cho đã, ngày mai xét sau; đến lúc xét được, thì đã muộn !  Biết bao nhiêu lần lỡ đà, quá trớn về tiền bạc , cũng như tình ái; chẳng lần nào giúp Nguyên được mảy may kinh nghiệm; để vượt thoát.  Trên thực tế, Nguyên có thể kiếm ra tiền bằng nhiều cách; khi làm ủy viên Báo chí; nhưng tuổi trẻ, nhìn đời qua lăng kính lý tưởng; Nguyên đã đễ lỡ -- chắc không bao giờ còn tìm thấy cơ hội đó nữa !

Cái nghề viết văn, có gì đâu mà nhiều người ham mê vì nó; chịu cực cả một đời.  Có lẽ, nó là cái nghiệp thật !  Sách viết xong mang bán; đi rạc cẳng, không chắc đã bán nổi; dù bán với món tiền chết đói :

" Bằng hẹn với anh đã nhiều lần lắm. Không còn xe đạp, anh đi bộ từ Tân định vào Chợ Quán. Nhưng, phải đi làm sao chop đỡ mệt; đầu tiên đi bộ đến nhà Tấn [ngoài đời nhạc sĩ Y Vân, tên thật Trần tấn Hậu], hy vọng có tiền uống nước mía.  Tấn đi vắng, anh nhìn con đường dài , rồi trẩy bộ.  Đến nơi, Bằng lại lỡ hẹn với anh;' mặc dầu cuốn sách in được mấy chục trang.  Mỏi mắt đợi, ông quản lý nhà in thương hại, bảo:
" Tôi chưa thấy ai chịu khó hơn anh.  Mười lần đi bộ là cả 10 lần không gặp. Đừng buồn, rán lên; sau này nổi tiếng, đỡ cực hơn !"
Ông ta đưa cho Nguyên 10 đồng, biết rằng Nguyên hết nhẵn tiền.  Trở lại nhà bạn; mong gặp đúng bữa; quả là trong đầu hý hứng khoan khoái, thèm muốn.  Nguyên bị nhịn đói là thường.   Nhiều  buổi hết tiền, anh nằm ngủ; hay, cựa mình; để nhớ mùi thơm xưa kia, ở tửu quán xa hoa.  Ngày ở xóm Chùa Tân định; Nguyên đã không chỉ nhờ bà hàng xôi cho chịu mỗi sáng; mà, còn nhờ bá bán bánh chưng vào buổi chiều.  Lỡ hôm nào; họ đau ốm; không qua đây, Nguyên chỉ còn chờ ... đói ...               (NỬA ĐƯỜNG ĐI XUỐNG, trang 308)

Cứ như thế, nhà văn kéo dài cuộc sống trong khốn quẫn triền miên; hỏi, làm sao không căm giận cuộc đời ?  Tác phẩm bán đắt, bán rẻ; thì quanh quẩn cũng tiêu hết; trong khi đó vẫn phải ăn, phải trả tiền thuê nhà, phải tiêu một vạn thứ linh tinh; làm gì còn tinh thần ca tụng cuộc sống.



trích NHẬT KÝ CỦA NGUYÊN : tháng 1 đến tháng 12- 1957:

"... Lại hết tiền  rồi.  Bắt đầu chịu tiền cơm.  Chưa biết ngày mai phiêu điêu; rồi, định đoạt cuộc sống ra sao ?  Chị chủ nhà giục tiền quá. 3 tháng rồi. Xuống nhà bạn, xoay tiền không ra. Anh ta đưa mình lên quán Văn Sửu; anh ta định giao cho mình trông nom 'một loại sách văn nghệ' ;nửa tháng ra 1 kỳ'.  Cuốn đầu tiên là truyện ngắn của mình.  Sau, công việc không đi tới đâu,  phát hành tập truyện ngắn 'Làm lại cuộc đời/ Thế Phong' ,dày 32 trang, bìa Tạ Tỵ' ; rồi ngưng.  Trong khi ấy, mình nợ quán Văn Sửu thêm 2 ngàn đồng  rồi.  
...
Thằng Văn đưa về nhà nó; nuôi 1 tháng thôi; để tiếp tục viết nốt bộ sách dang dở. Rồi, nảy ra ý định ra thăm bà cô ở Bà- rịa; để vay tiền bà trả nợ vậy.  Văn xem bói bài tây; nó bảo mình: 'mày đi chơi xa, có tiền đấy'. Mình chẳng tin bói toán; sao lần này lại hy vọng có tiền; như quẻ bói; liệu bà cô có cho vay tiền?  Đồng thời, ra Cap Saint Jacques [Vũng tàu] thăm một bạn yêu văn nghệ, gửi thư cho mình; sau khi phát hành tập truyện mỏng dính 'Làm lại cuộc đời', do thi sĩ Tuấn Giang-Hồ bá Cao bỏ tiền in.  Thư bạn yêu văn nghệ ở Vũng tàu cho biết:
 ' mời nhà văn ra chơi, tha hồ sơi bí-tết; trong thư, anh ta viết giọng châm biếm:  ".. xưa kia nhà văn Vũ trọng Phụng chết; than là không được ăn miếng bí-tết. Tôi rất kính trọng, và, xin nói thật vậy đấy.".  Lời anh ta ở cuối thư' tái bút' vậy ..."

Người bạn văn nghệ quý tài Nguyên, mời ra Vũng tàu ăn bí- tết; ai ngờ, anh ta bị Nguyên ăn cắp một số tiền 10 ngàn đồng [của nhà triệu phú tương lai Trần Hoài dành dụm trong phong bì] . Sau, trong cuốn 'Nhà văn, tác phẩm & cuộc đới' Thế Phong có viết lại lần nữa về việc này.

'Ăn cắp' 2 chữ đó xấu lắm. -- một người biết tự trọng + chút lương tâm thôi; dù đói khổ cách mấy cũng không làm vậy. 

 [Nhưng] Thế Phong đã làm, vì quá túng thiếu, nợ nần: nào tiền nhà, tiền cơm, , tiền cà-phê, tiền nợ thuốc lá quá nhiều -- đến nỗi người chồng nghi vợ anh ta có tình ý với Nguyên, không ráo riết đòi nợ tiền cơm+ thuê nhà đã 3 tháng. 

Việc bất chính, 'ăn cắp tiền 10 ngàn đồng của nhà triệu phú tương lai Trần Hoài'; đã giải thoát cho nguyên được 1 khoảng thời gian ngắn trong vần đề 'sống'. Nhưng, những dằn vặt, lo âu sợ bị tù tội hằng đêm vẫn lởn vởn trong tâm trí, làm khổ Nguyên không ít.

Những người xung quanh  đối với Nguyên không hoàn toàn xấu cả; còn có chị Năm Hưởng, vẫn thỉnh thoảng dành cho Nguyên phần thức ăn; như xôi+ chè+ quả chuối. 

Chị Năm Hưởng có số phận lận đận, qua mấy đời chồng con rồi. Ý nghĩ đen tồi về xác thịt bắt đầu nhen nhúm; để đốt cháy lưng tri Nguyên trong cơn thèm khát dục tình.  Mỗi lần Nguyên thức khuya để viết, những dòng chữ nào xuống mặt giấy; [thì], đuôi con mắt + nụ cười tình chị Năm như mời mọc ân ái.  Chính vì muốn xâm chiếm thể xác chị Năm; Nguyên để ý từng tí một, đâu là cách thức mở cửa ra sao cho êm, không kêu cót két; để chui vào mùng chị cách nào cho êm thấm? Đêm khuya, chờ cho anh chị chủ nhà ngũ kỹ, Nguyên thi hành dự định.
Mọi việc được giải quyết một cách suôn sẻ. 

Sáng hôm sau, hàng xóm nghe tiếng chị Năm Hưởng nói, như phân bua; với chị Hai Nụ, chủ nhà của Nguyên:

"... con mẹ ngủ nhờ đêm qua lười như hủi; ai lại giận chồng comn àm lại nằm lì ở nhà mình."  -- Nguyên nghe thấy, cười  thầm trong chăn. 

Nhưng rồi, khốn khổ thay cho người đàn bà ấy -- một mầm sống đã hình thành trong bụng -- để rồi sau này, khi sinh nở; chỉ nhận được một hộp' Hépatrol', thuốc bổ máu, gía chỉ hơn trăm bạc !

Thế Phong đã gieo vào cuộc đời vài mầm sống với dăm người đàn bà gặp gỡ, trong cách hoàn cảnh đặc biệt [khác nhau] .

Những đứa trẻ không may này, nếu Trời để cho lớn lên; không biết chúng có đọc 'lời nhắn trong cuốn sách; để tìm thấy bố'.   Chung sẽ nghĩ gì về trường hợp khốn nạn, ở đó; chúng đã góp mặt ! 

Nguyên không hoàn bất nhẫn đối với đàn bà cả đâu; Nguyên đã dám từ chối tình yêu cô Nam Châu đốc, người đàn bà cùng xóm tình nguyện dâng hiến.  Cô Năm Châu đốc cũng lỡ dở đường chồng con; chỉ vì Nguyên nghĩ đến chị Năm Hưởng + cái bào thai; đã mấy lần dùng thuốc phá thai không được; hối hận + hối hận chất chồng ! 

Đời sống cứ thắt dần từng nút, từng nút; như sợi dây oan nghiệt đang xiết từ từ vào xuống họng kẻ chán đời; Nguyên đã cố gắng đến cùng, vẫn không giải quyết được vấn đề cơm áo.  Cuốn sổ ghi nợ cứ chồng chất những con số nặng nề; làm Nguyên muốn gục mặt xuống. Một chiều, chị chủ nhà Hai Nụ , nói:

"... Cậu Nguyên ơi; chiều hôm nay không thể nấu cơm cho cậu ăn nữa rồi-- nói xong, chị đưa tay lên trán lau mặt.  Anh Hai nói với tôi thế này, có khổ cho tôi không ? Bảo là 'tôi với cậu có tình ý với nhau; nên tôi sợ, không đòi nợ cậu ! ..."                              (NỬA ĐƯỜNG ĐI XUỐNG, trang 349.)

Qua phần IV của Nửa đường đi xuống (quyển truyện thứ 4) ; Nguyên đành rời bỏ Sài gòn đi Rạch Giá; để kiếm sống bằng nghề dạy học.  Cũng chẳng được bao lâu; lại trở về thành phố, như con thiêu thân không xa rời được ánh sáng.  Những kỷ niệm đau đớn, hay oán hận; đều được nhắc nhở minh bạch; kể cả chuyện bị bệnh phong tình, do cô gái làng chơi gửi tặng. 

Nhiều người cho rằng Thế Phong 'cynique'; nhưng đó là bản chất Thế Phong, nhà văn không ngụy tạo; nếu khác thế, chẳng còn Thế Phong hôm nay.

Những ngày vô định tiếp nối, kéo lê trong phiêu bạt; tối nằm ngủ, sợ ngày mai chóng sáng; phải nhìn thấy thực chất cuộc đời + những khuôn mặt chủ nợ.

Nguyên bứt đi khỏi xóm Chùa Tân định; bằng cách bỏ trốn. để lại rất cả sách vở + đồ nhật dụng.  Các tập bản thảo đã được lén lút mang dần ra khỏi nhà, từ mấy bữa trước.



Một cuộc sống tay 3: Tô + Thảo+ Nguyên; những người trai bị đời hất hủi; được tổ chức trong một khuôn khổ không mấy khích lệ; vì họ luôn luôn bị ám ảnh, bị mặc cảm, như ý kiến của Tô: 

"... Mày bảo tao không chán chường sao được.  Khi tuổi thanh niên của bọn minh đã chết một cách bất đắc dĩ.  Chỉ còn sa ngã vào tình yêu, dù trụy lạc; dù phải chà đạp lên luân lý ..."   (NỬA ĐƯỜNG ĐI XUỐNG, trang 373.)

Vì vững tin như vậy; họ tạo một lối sống riêng -- Nguyên có leo qua vách để làm tình với mụ me Tây về già, trong một đêm nào đó; cũng là chuyện thường.  Khổ thay, người đàn bà đã lọc lõi ở đời về đường tình ái; vẫn bị thằng  con trai, đáng tuổi 'em út' mình lừa dối !

Trong hoàn cảnh khốn khó như thế; [thì], những người ở xa Nguyên  không nhìn thấy sự thực; nên vẫn mơ mộng, trong từng cánh thư gửi từ Hồng Kông. Nói rằng yêu, chưa đúng; vì chẳng có lời yêu đương nào được ghi nhận; nói không yêu cũng sai, vì, nội dung lá thư có hàm chứ những ý tình.

  Thế Phong đã viết rõ chuyện này trong cuốn tự truyện 'Thế Phong: nhà văn, tác phẩm, cuộc đời' (Đại Ngã tái bản, Saigon 1970) -- với những ray rứt, đứt nuối ở mỗi dòng, mỗi chữ.


Trong suốt phần IV của tác phẩm, dành để nói về mối tình trên với vài hình bóng con gái khác + những dang dở.


Phần V cũng là phần chót của Nửa đường đi xuống; được viết với tâm trạng vô cùng bi đát.  Tình yêu cũng chỉ là hư ảnh.  Nghệ thuật còn xa vòi vọi; chân trời vẫn nặng chĩu mây mù.  Cuộc sống nối tiếp trong thiếu thốn trường kỳ.  Với tình yêu, không phải bao giờ Nguyên cũng là kẻ chiến thắng; dù rằng, có người con gái đã viết thư cho nhà văn, những dòng chữ đằm thắm, chân tình:

" ...Ông Nguyên ơi! ông phải nhớ rằng, giả thử xã hội này; tất cả đều ruồng bỏ ông, ông hãy tự hào sung sướng; có một người bao giờ cũng tìm ông ..."                  (NỬA ĐƯỜNG ĐI XUỐNG, trang 490)

Nhưng đau thay; cũng có giọng khinh bạc đến với Nguyên, qua câu chuyện được thuật lại, cùng trong thư đó :

"...Thưa cô, tôi trông cô quen lắm ". 
"  Thưa cô, cô có phải là cô Lan, không ạ?
"  Thưa cô, cô co nhận được báo gửi tặng cô, chưa ạ?"
" Thưa cô, cô còn nhớ tội không ?"
" Thưa ông; tôi không còn nhớ ông là ai; tôi chỉ quen một anh quét đường  cùng ở xóm Chùa với tôi; mỗi lần tôi      đi học về, anh ta hay đón.  Nhưng lâu nay; tôi không còn gặp nữa, vì xóm Chùa không còn  rác, nên anh ta thất    nghiệp ..."                                                      (NỬA ĐƯỜNG ĐI XUỐNG, trang 491)

Hình ảnh những cái rủi luôn luôn chờ đợi, rình rập xuang quanh Nguyên; đợi dịp thuận tiện xông ra đẩy Nguyên xuống bùn đen. Đã không tiền, không nơi ở; lại còn gặp nhiều điều rắc rối không như ý ; nên có lời nào viết về bạn hữu -- trừ một vài người, vì quá tốt, hay may mắn -- đều bị tác giả ném vào mặt những lời sỗ sàng, tàn bạo. Mỗi khuôn mặt trong trang sách; đều mang theo tì vết chém của Nguyên.

Nào là thi sĩ Trần thanh Đạm, nào T.T. Hoàng, v.v. ; trong đoạn kết cuốn sách, với những cái tát cuối cùng+ những lời sỉ nhục quá đáng!

Thế Phong đã dùng hết sức mìn, để công phá lần chót; trả thù đời. Khi viết lại thân phận, qua những nét gian truân, oán hận; Thế Phong không dằn được cái 'váng nổi của ý thức'-- khi còn trẻ nên nói hết, viết hết những gì chưa chấp trong tâm tư; mặc kệ hậu quả.  Câu mà thi sĩ Đạm nói, " tất cả đều sợ anh", trong buổi tối mà Nguyên đánh T.T. Hoàng; vì anh ta đã nói xấu khi vắng mặt, là như thết đó!


Cuốn sách tạm ngưng với vài lời cảm ơn bạn bè; dù tốt,  hay là phản phúc; nhưng họ đã cho 'nhà văn cái vốn sống để hoàn thành sự nghiệp'.

Thế Phong luộn luôn khát vọng + mơ ước mình sẽ trở thành một Maxime Gorky Việtnam.  Maxime Gorki [1868- 1936] sinh ra tại Nijni- Novvgorod, một thành phố nằm ở ngã 3 sông Volga + Oka.  Thành phố có bến tàu lớn, cũng là trung tâm kỹ nghệ thép, xe hơi + cơ xưởng lọc dầu. Những tác phẩm nổi tiếng hoàn cầu, như Tuổi thơ ấu của  tôi (Ma vie d'enfance),  Những kẻ lang thang (Les vagabonds), Người Mẹ (La mère) v.v... đều được dịch ra nhiều thứ tiếng -- nhà nước miền Bắc [VNDCCH] cũng đã dịch ra việt ngữ.  Thân thế + cuộc đời  Gorki cũng đã gánh chịu vô vàn tủi nhục, hận thù giai cấp tư bản, phong kiến; nên ông dấn thân vào cách mạng Vô sản; dùng văn chương để trình bày cái xấu của một xã hội thoái hóa, bóc lột; đề cao những tấm lòng vàng trong manh áo rách.

  Maxime Gorki đã kích động căm thù + dương danh vai trò vô sản trong mọi tác phẩm.  Ông cũng đóng góp rất nhiều cho công cuộc Cách mạng Nga, tháng 10- 1917.  Do đó, ông được nhà nước Liên xô tôn xưng là 'đại anh hùng văn nghệ vô sản'Hoàn cảnh Việt nam khác; dĩ nhiên mơ ước lại càng khác nữa. 

[Trở về với Thế Phong, của Việtnam Cộnghòa; thì sao?]   

Thế Phong: nhà văn, tác phẩm & cuộc đời' là sự nối tiếp những trang đời của tác giả.

. Ở Nửa đường đi xuống, Thế Phong còn ngụy tạo danh tính+ các nhân vật được đề cập; nhưng, ở 'Thế Phong: nhà văn, tác phẩm& cuộc đời'; nhà văn đã cho người đọc biết tên thật của mỗi vai trò.  Có nhiều chuyện được nhắc lại trong Nửa đường đi xuống , với nhiều chi tiết hơn; những chi tiết  nhức nhối làm chết sững nhiều người.

Người con gái làm thơ: Cao Mỵ Nhân [1939-    ] đã cho Thế Phong [một] nguồn đam mê tình ái + làm khổ nhà văn không ít trong suy nghĩ.  Cuộc tình đằng đẵng, có lẽ sâu đậm nhất; sau mối tình vô vọng với nữ sĩ Linh Bảo.[ Võ thị Diệu Viên 1926-    ]



                                                                                                       linh bảo  [ i.e. võ thị diệu viên 1926 -    ] 
                                                                                                 ( courtesy- photo of đinh thạch bích / usa)

                                                
                                                 gió bấc :  tác phẩm đầu tay của linh bảo do nhất linh chọn, in ấn 
                                                                                 trong tủ sách 'phượng hoàng' xuất bản ở saigon, sau 1950


cao mỵ nhân  (ảnh: internet)

" ... Cao Mỵ Nhân đã cho Thế Phong một nguồn tình ái  ....
tất cả nguồn cảm hứng sáng tạo trong thời gian này này dành cho Cao Mỵ Nhân. " (Tạ Tỵ).




Tất cả nguồn cảm hứng sáng tạo trong thời gian này dành cho Cao Mỵ Nhân.  Cuộc sống của Thế Phong vẫn chưa tìm thấy chân trời. 

Nhà xuất bản Đại Nam Văn Hiến in ronéo; lấy số kiểm duyệt ma;  vẫn ra đời; nhưng với nợ nần, thiếu thốn.  

Trong khi đó, sách bán rất chạy, dù in lem nhem; vì kỹ thuật ấn loát kém.



                                                                 Thế Phong, tác giả 'Nửa đường đi xuống' 
                                                                                               +'Thế Phong: nhà văn, tác phẩm & cuộc đời' 
                                                                                                     sau 1975.  ở Saigon.  [nay, tp. HCM]. 

                                                                                            (nữ nhà văn Nguyễn thị Bích  Nga tới thăm,
                                                                                           sau khi tác giả bị tai nạn giao thông (4-8-2008);
                                                                                           và , chụp tại tư thất TP.  

                                                                                      (ảnh trên cùng (trái) do Trần kiệt Nô chụp ở Dalat/ 1965
                                                                                    -- tác giả cầm trên tay  'Tuyển truyện Thế Phong' 
                                                                                               ( Hoa phương Đông  xb,Saigon 1963). 

                                                                                     (ảnh trên cùng  phải) :  Đỗ Như Tường Khê (con gái tác giả )
                                                                                 + ảnh Thế Phong ,sau khi tập tập boxing ở sân vân động
                                                                                                                            hàng Đẫy, Hà nội.   
                                                                (ảnh: Tam Anh / 66 hàng Gai Hanoi / trước 1954.)


Vừa lo sống, vừa lo công việc nghệ thuật; [lại ]vừa lo yêu -- ngần thứ ấy lúc nào cũng đeo đẳng vào số phận nhà văn; để hành hạ. 

Anh em, người này đi; người khác đến; cả những khuôn mặt đàn bà cũng vậy -- như nàng Oanh, người tình cũ; gặp lại ở một trường hợp đặc biệt, 

[Sau], Oanh đã tự tử, không chết, bỏ chồng; Oanh [1935- saigon 2015] đòi làm lại cuộc đời với Thế Phong -- trong khi đó, tình yêu với Cao Mỵ Nhân đang nồng nàn.  Nhưng Thế Phong vẫn cùng Oanh đi Vũng tàu; rồi những trận tình, làm Oanh mang bầu.  Nhà văn trốn tránh trách nhiệm, bằng cách thay đổi chổ ở.  Đến Tết gặp nhau, Thế Phong đã chán, xô nàng xuống đường ! ...

Thế Phong viết lại rất lạnh lùng, tàn nhẫn.  Mỗi dữ kiện được nhắc tới, bao giờ cũng gói ghém trọn vẹn 2 chữ: 'thù hận', không phải với cá nhân; mà, với cuộc đời. 

 Thế Phong mê mải làm việc; có thể ngồi cả tháng trước máy chữ, đánh bản thảo trên giất xáp (stencil) để in ronéo.  Sự thực trong dòng sống; Thế Phong cũng có chuyện tình chua xót, với một người đàn bà góa, gặp gỡ ở giữa đường. 

 Người [đàn bà] này đã có con gái lớn; [lại] hết lòng chung thủy với [chồng] chết. Nhưng đốm lửa nên duyên; để rồi, ân hận đến cho tới khi nhắm mắt. Trong một đêm vắng; Thế Phong muốn thử xem người đàn bà 40, đáng tuổi chị mình đó, thờ chồng đến mức nào?  Nhưng hỡi ôi! con người đâu phải thần thánh; làm sao chống nổi được với đam mê thân xác, bên cạnh một chàng trai khỏe mạnh.  Thế rồi sau đêm hoan lạc đó; bà ta ở luôn.  Biết cần phải có chồng mới chung sống được; bà bảo tác đưa tiền mua cỗ bài tây, để bà hành nghề bói toán kiếm ăn.  Thế Phong đi vay tiền đưa cho bà. Từ đó ngày ngày; bà kiếm tiền nuôi 2 miệng ăn, bằng cỗ bài tây kia. 

Nhưng có một buổi; bà không quay về nhà nữa, tác giả đoán được là bà đã bị cảnh sát bắt; vì một tội gì đó -- tác giả xúc động viết bài thơ Cửa mở đón em về :

                                           Nửa đêm anh ôm suốt vòng lưng tưởng tượng
                                           đêm không đèn mở cửa đóm em về  ...
                                                        SAI BIỆT/ thơ THẾ PHONG

Rồi một tối, bà trở về cho biết: 'bị giam ở khám Chí hòa'; và, báo tin mình đã mang thai, mang thai sau bao năm chờ chồng.

Nhà văn sợ quá; chợt nghĩ đến chị Năm Hưởng + hộp Hépatrol, bèn tìm cách tháo chạy.  Chạy bà góa mang thai chưa xong; nghe tin nàng Oanh lại sinh nở.  Tác giả muốn có chút tiềnt ặng khi nàng nằm ổ; biết vay không ai cho; thọi đành ăn cắp tiền của bạn cùng nhà; rồi đem tới bệnh viện Hùng Vương cho Oanh. [ nhân vật Thương trong tác phẩm của Thế Phong].  

Chuyện vỡ lở; Thế Phong lại phải lên đường tìm chỗ khác trú ngụ.  Chuyện ăn cắp còn đến với người bạn tốt; thấy nhà văn không có chỗ ngủ; bèn mời đến nhà mình; [ở hẻm đường Bùi Viện]. (Saigon 1).  Nửa đêm; nhà văn móc túi quần, mở ví lấy hết tiền; rồi chuồn sớm, chỉ vì quá túng quẫn.

Tất cả tác phẩm ronéo in trong những năm 1960, 1961, 1962 và 1963; đếu có ý hướng chống chính quyền Ngô đình Diệm; nhất là tập thơ Mây Hà nội/ Nhị Thu; Vô cùng/ Đào minh Lượng.
  
Rồi đến chuyện gây gổ với Nguyên Sa, Hoàng trọng Miên, Mặc Đỗ, Đỗ Tấn, Nguyễn văn Trung, Vũ khắc Khoan , [Võ Phiến], v.v. ...; Thế Phong đã nói hết trong tác phẩm 'Thế Phong: nhà văn, tác phẩm & cuộc đời'.

 Nhưng vẫn chưa hết; còn nhiều khuôn mặt nữa; toàn những khuôn mặt anh em + đôi ba người tuy không làm văn nghệ; nhưng dùng văn nghệ phục vụ cho mình; Phạm xuân Thái, bác sĩ Lý trung Dung, chủ tịch Mặt trận bảo vệ Tự do văn hóa

Ngay cả khuôn mặt Nguyễn đức Quỳnh, thuộc nhóm Hàn Thuyên tiền chiến (Hànội) ; hiện nay chủ trương Đàm trường viễn kiến; mà, Thế Phong đã nhiều lần tham dự, cũng bị kết án làm mật thám cho Pháp; trong cuốn Nhận diện vóc dáng Nguyễn đức Quỳnh.  

Còn nhiều, nhiều nữa; cả đàn bà lẫn đàn ông, mỗi người được Thế Phong đeo cho chiếc thẻ bài + dòng chữ số .

Mối tình Cao Mỵ Nhân, tuy cuối cùng tan vỡ; nhưng có lẽ là mối tình đẹp nhất đời; Thế Phong đã làm nhiều thơ vì nàng.

Để tỏ bày lập trường văn nghệ + sự kiên trì thái độ; Thế Phong viết,

"... Những ngày có dấu chân của chàng kỵ mã văn nghệ, là tôi đây; quang cảnh miền Nam [VNCH] đã thay đổi.  Tôi như là mũi tên, không tha thứ một tên nào; dù có quyền hành móc sau đời sống văn nghệ, tôi cũng lao những mũi tên tẩm thuốc độc để cảnh cáo; hoặc, khử trừ.  Những tên làm 'văn nghệ xấu'; như đạo văn, làm mật vụ; chúng phải nghĩ tới đối tượng tôi, trước khi bắt tay vào việc.  Có thể ghét bỏ tôi; chung quy thì phải nể + kính trọng tôi.  Tôi đòi phải thừa nhận lỗi lầm, nhơ nhớp của họ; mới có thể tránh + sửa chữa tội lỗi ..."
            (THẾ PHONG; NHÀ VĂN, TÁC PHẨM & CUỘC ĐỜI,  trang 199/ bản tái bản của nxb Đại Ngã/ 1970)



                                                                           trái sang, trên, hàng thứ 3:
                                                   - ThếPhong: nhà văn, tác phẩm & cuộc đời( bản in năm 1964)
                           bản anh ngữ  Đàm xuân Cận 'Thephong: The writer, the work & the life' ,(hàng dưới) 
                             'bị'  các nxb ở Mỹ; Amazon.com,  Amazon.co.uk.  WorldCat ,  Rulon-Millwr Books (ABBA) ... v.v... 
                                                                    cho copy lại,  bán với giá cắt cổ, mỗi USED &650,00 + 47 shipping  


Những dòng trên, có chủ quan lắm không ? Với tuổi trẻ, cái gì cũng có thể đúng -- ngay cả mặt trời kia, nếu nổ vỡ + nhiệt độ rớt xuống, có làm cháy tan trái đất này; họ cũng coi như chuyện thường, vì họ không có gì để mất; ngoài tự ái!  Nhưng rồi thời gian+ tuổi đời chín dần; họ mới thấy, mới nhận biết: 'văn nghệ hay gì gì nữa cũng là thừa cả, trước vũ trụ'.  

 Lão Tử đã nhìn rõ, mới cất lên 2 chữ 'vô vi'.

Phải nhận rằng Thế Phong rất yêu nghề; nguyện sống + chết với nghiệp. Dù gặp bao nhiêu khốn khó; dù đói cơm, rách áo, dù tình yêu tội lỗi quây chặt tâm hồn, dù đời có phụ rẫy, dù bạn bè tốt xấu, dù mình có hư đốn; nhưng không bao giờ Thế Phong xao lãng văn nghệ, thứ 'văn nghệ đắng' không nuôi nổi mình.  

Thế Phong viết ra cái xấu bản thân; của xã hội, để ghi dấu khoảng đời, chuỗi thời gian góp mặt.  Công việc nghĩ rằng dễ; nhưng thực khó!

Đã có lúc'nhà văn muốn tự hủy đời sống của mình' ; trong những ngày ở xóm đạo Tân sa châu [quận Tân bình] , vì quá tuyệt vọng!   Nhưng với tuổi trẻ+ Trời phú cho sức chịu đựng; Thế Phong đã vượt thoát, dù vượt thoát với ngàn vạn cay đắng, nhục nhằn ! ...

Ngoài 2 tác phẩm tự-sự-kể 'Nửa đường đi xuống' +'Thế Phong: nhà văn, tác phẩm & cuộc đời'; được ghi nhận như những bài học đắt giá của văn nghệ, Thế Phong còn dùng văn chương để nói về đời sống tình cảm của một nữ văn sĩ nổi tiếng tử thời tiền chiến. 

để tránh những khó khắn về kỹ thuật dựng truyện, Thế Phong phải dùng 'Lời nói đầu'  trong cuốn 'Truyện người của tình phụ' :

" Đây chỉ là thể hiện cuôc đời qua tiểu thuyết; mà, xã hội cỏn con ấy không liên hệ gì; hoặc xa, gần với đời sống một cá nhân nào, trong xã hội thực.  Nói như thế, tác giả không trách nhiệm, biện giải; khi có ai muốn thể hiện tiểu thuyết này có sự liên hệ đến họ ."

Câu trên, thực tình viết ra; mà, chẳng viết gì cả.  Câu chuyện tình của người đàn bà có chút học vấn; vì gi đình hay duyên nợ (?) phải lấy anh chồng nhà quê không ưng ý; gặp người đàn ông hơn thế; [thì] mê liền, bỏ chồng đi theo ; để rồi lại mê nữa,tới người thử, thứ 4 ... 

 Sự mê đắm một phần do nhục thể, một phần vì hào quang sự nghiệp văn hoá + chính trị [từ] người đàn ông tỏa ra.  Cái tâm trạng đứng núi này trông núi nọ; rốt cuộc ngọn núi nào lúc đến gần, cũng ngàn ấy thứ xấu xa, ghê tởm; làm cả cuộc đời tan nát trong đam mê, ước vọng !  

Toàn bộ cuốn truyện không mấy xuất sắc; vì tình tiết cũng như cốt truyện: không nằm ở môi trường chung của mọi thành phần xã hội, nó là ngoại lệ -- nên chỉ có thể gây xúc động  ở một vài tâm sự đồng cảnh ngộ nào đó.  Hơn nữa, các sự kiện nói tới; được tiểu-thuyết-hóa quá độ, trở thành giả tạo.  Nghệ thuật một khi giả tạo, khó gây ảnh hưởng sâu đậm trong lòng người đọc.

Thế Phong: 'nhà văn có khuynh hướng xã hội'...

...  những cảnh sống khốn cùng của một lớp người chỉ trông vào 'đồ thừa'; quân đội Mỹ thải ra, cũng đủ nuôi sống phong lưu cho cả  gia đình: những thân phận con người ngoại ô.  Những thảm trạng xã hội ở đấy; chỉ vì chút lợi lộc, con người có thể căm thù nhau mãn kiếp; có thể hy sinh luôn danh dự + thể xác, để đánh đổi lấy quyền lợi; dù quyền lợi nằm trong đống rác nhơ bẩn, thối tha.  

Truyện Khu rác ngoại thành được viết bằng cả nước mắt, bằng nỗi nghẹn ngào; trong mỗi trạng huống được đề cập.  Phải xác nhận, từ ngày có sự hiện diện quân đội Mỷ ở Việtnam, sinh hoạt thành phố đã thay đổi theo mức độ đáng ngại.  Các 'bar' mọc lên tua tủa + ổ mãi dâm lan tràn trong mọi ngõ ngách; ngay cả trung tâm thành phố. Giá sinh hoạt tăng vùn vụt; muốn ông còn, bắt buộc mỗi cá nhân, mỗi gia đình phải kiếm thêm bằng mọi cách.  

Truyện Khu rác ngoại thành với đống rác cao như núi+ những ti tiện + bỉ ổi trong vấn đề giành mối lới, cái mối lợi do quân dội Mỹ vứt đu; được viết ra với những tình tiết vô cùng càm động. Hình ảnh người lính không quân, tên Tiết; với những hình ảnh GI (di-ai) + vợ Tiết, gái điếm hoàn lương + nhiều vóc dáng khác, quay tròn xung quanh đồng tiền; làm chóng mặt ;

" ... Tôi nhớ lại những buổi tối, mấy người Mỹ đến nhàTiết chơi. Mỗi lần nhìn thấy tắc-xi. đậu trước cửa, vợ Tiết sai thằng con đem tiền ra trả; cho rằng cử chỉ đó là một thái độ chiều chuộng.  Sau đó, chị thường đem chuyện người Mỹ đến nhà chị chơi ra sao, kể lại với hàng xóm; coi như đó là một vinh dự; và, lên mặt với mọi người.  Năm gian nhà khu chúng tôi không rào giậu gì; bếp nước chung nhau một gian nằm dài sau dãy nhà chính.  Giấy má, thư viết bằng tiếng Anh.  Tôi tò mò đọc.  Nội dung lá thư đại khái như thế này: 
 "  Bạn không phải mua quà tặng vợ tôi làm gì.  Tôi chỉ muốn phiền bạn mua giúp tôi 50 'tút' Pall Mall, Lucky, Salem + 20 hộp thuốc píp 79.  Nô-en năm nay tôi sẽ dẫn bạn tới một chỗ tuyệt vời; ' Con gái Việtnam đẹp lắm !'
        Thân kính  'TIẾT'   "             (KHU RÁC NGOẠI THÀNH, trang 20/ bản tái bản của nxb Trình bày, Saigon 1966.)

Tiết là lính không quân, nhưng ăn mặc 'luých' như một công tử miền Nam , gốc giàu có.  Trong nhà có đủ thứ sang trọng  của một gia đình sung túc; nào al2; nho, cm, táo, đào hộp, thịt bò, bánh kem, kẹo, cà-phê bột, chocolat, xà-bông bột , v.v. ... Nhưng vì miếng ăn, cái 'đống rác' ấy lục đục với nhau :

"... Xe ngoại kiều càng ngày càng đổ nhiều vỏ đạn rốc-kết, những thùng đạn đôi khi còn mới nguyên. Bọn Tàu  ve chai, đi mua đạn  để lấy đồng, với gái rẻ mạt.  Bác Chánh bắt đầu làm đon khiếu nại, nhưng không cho tôi biết; khác hẳn với mọi lần -- mỗi khi làm việc già, bác cũng thăm dò ý kiện tôi trước. Chủ căn nhà A ( tức nhà bác Chánh)  khiếu nại rằng : 'đổ rác làm mất vệ sinh'.  Tôi chắc Trần có đóng góp vào việc thảo lá đơn này.  Trong khi đó; ở một mặc khác, tôi được biết Trần cũng làm đơn tố cáo với tòa đại sứ Mỹ + cơ quan quân sự Mỹ, về việc xe ngoại kiều đi đổ rác đều được Tiết ve vãn: cho tiền , dẫn gái; nên đem đi đổ rác mà toàn là những đồ nhà binh còn mới toanh.  Tôi thấy không cần phải đóng góp thêm một ý kiến nào .."
                            (KHU RÁC NGOẠI THÀNH, trang 26 ...)

Rồi cũng quanh đống rác; người ta chửi nhau, đánh nhau, thưa kiện để giết chết nguồn sống của nhau.  Tiết bị quân cảnh bắt giữ, vì dính líu vào vụ rác Mỹ.  Trong khi Tiết bị hoạn nạn; ở nhà, vợ Tiết lao đầu vào tội lỗi :

" ... Bây giờ không phải là mùa xuân nữa; mặc dầu chưa hết tháng 2 âm lịch. Thằng bé càng hát lớn; con bé càng khóc to hơn.  Rồi, thằng bé lại hát bài quốc ca để ruc háu nữa.  Nhịp đi hùng mạnh của đoàn quân, hình như không thể làm cho đứa bé hài lòng.  Gần sáng mẹ nó mới trở về.  Xóm lao động ở bìa rừng cao su, anh Bẩy loan tin về chuyện thức, xảy ra trong đêm qua trong 'rừng ái-ân': " Vợ thằng Tiết đêm qua cặp kè với ngoại kiều suốt sáng; ở chiếc mả cũ trong rừng cao su.  Đ.M. thằng chồng mới bị bắt ít bữa, mà làm vậy rồi.  Đồ chó điến mà, bọn bây ! Con đó trước làm điếm ở xóm Lăng, gái chơi bời mà ...! "   (KHU RÁC NGOẠI THÀNH, trang 36 )

vợ Tiết, người đàn bà Lai tàu đã dày dạn tình đời, bướng bỉnh thừa nhận:

"... Đ.M. tụi bây. Tao không có tiền, tao nghèo, tao 'đi' cho Mỹ đụ đấy... Bọn bay thối miệng, học làm chi đây. Đ.M. tụi bây, chồng tao bị bắt, tụi bay sướng ghê !":

Đời sống cứ tiếp tục chiều quay của nó.  Nhưng vui buồn cũng trở thành tầm thường như mưa nắng.  

Tác giả vẫn phải nhìn ngấn ấy sự việc, trong khuôn khổ đống rác + sự tàn nhẫn chính mình; khi không thích con chó khôn ngoan yêu quý; đi lang thang kiếm ăn, tìm đực.  Con vật bé mọn bị quất một cây gậy lớn đến trụy thai; từ đó, nó ốm đau, lê lết.  Tác gỉa muốn mua thuốc cho nó; mà, không tiền; bởi thân chủ nó còn phải ăn bám bác Chánh; đã bi phẫn, than:

" ... đời sống khốn nạn này không cho phép tôi làm; để tự kiếm đủ miếng sống cho chính bản thân + một con 
chó cái  ! ..."

Trong từng hoàn cảnh; hoặc, trường hợp nào; hễ Thế Phong dấn thân vào, đều bị bao phủ bởi những oán thù, bất mãn. Óan thù những luật lệ xã hội + bất mãn [về] thân phận làm người.

Tập truyện Khu rác ngoại thành gồm 3 truyện ngắn * ; mỗi truyện đều khuấy động, tự đáy tâm tư những dằn vặt, đau đớn; chẳng phải cho bản thân tác giả; mà còn cho xã hội. 
---
  * bản in đầu tiên do Đại Nam Văn Hiến xuất bản, mang tựa 'Con chó liêm sỉ,' gồm 5 truyện ngắn. Khi nhà xuất bản Trình bày tái bản,  giám đốc Thế Nguyên giao cho Phạm văn Rao (Diễm Châu [1937- France 2006]) biên tập, anh ta loại bỏ 2 truyện:'Nôi nuôi mình vợ chồng Tàu' + 'Con chó liêm sỉ'). Sau 1975, nxb Thanh niên (Hànội)cấp phép, sách in đủ 5 truyện 'Khu rác ngoại thành/ The Rubbish Tip outside the City', translated by Đàm xuân Cận. (bilingual)             (TP chú thích)


                                                                                                                 khu rác ngoại thành 
                                                                                              ( bản tái bản của nxb trình bày, saigon 1964)


                                                                     the rubbish tip outside the city
                                                           translated by đàm xuân cận/ đai nam van hien books
                                                                                                 do các nhà xuất bản ở Mỹ, copy thành USED 
                                                                                                              rao bán trên mạng toàn cầu.
                                                           
khu rác ngoại thành/ the rubbish tip outside the city
jaquette bìa trước
jaquette bìa sau
". sau 1975, nxb Thanh niên (Hà nội) cấp phép; in đủ 5 truyện:
 Khu rác ngoại thành/ The Rubbish Tip outside the City'



Từ khuôn mặt Thu, người đàn bà xứ Huế, vợ bạn; đã nhiều đêm, nhà văn muốn mở cửa ngang, lẻn sang buồng nàng để tỏ tình-- trong lúc người chồng đi dạy học xa; đến người đàn bà xứ Quảng lặn lội vào Sài gòn tìm việc làm tôi tớ; việc không tìm được, lại gặp đúng anh thanh niên lãng tử; để Một đêm tình ái xảy ra.  Người đàn bà xứ Quảng cũng thuộc nòi tình, 'điều ấy' được nói ra một cách bình thản:

"... Có thiệt chi đâu anh, tôi và anh đều buồn về cuộc đời cả mà. Ngủ với nhau nói chuyện cho vui. Nhất là đêm nay trời lại mưa lâm râm ... "

câu nói như đưa Thế Phong vào khung trời ước muốn; như kẻ đi giữa sa mạc, gặp hố nước; gục đầu, uống no nê.  Tuy cái hố nước ấy đã có người uống trước; nhưng đấy không phải điều hệ trọng; cái [quan] trọng là  người đàn bà đã biết rõ cuộc tình này  chỉ là chuyện tạm bợ; [xong rồi] rất vui vẻ chia tay, chị xin được địa chỉ thật; để nếu có mang thai, sinh con trai; sẽ báo tin chung sống lậu dài -- nếu hoàn cảnh cho phép.

Trong những câu chuyện nhà văn kể ra, viết ra; đều ẩn nấp những ý nghĩ chống đối, những chua chát não bề; dù đã được ngụy trang, bằng đam mê nhục dục. Những chữ, những câu dùng để tự sỉ vả; buồn thay, nó lại là những lời nguyền rủa một xã hội, một chế độ, một thế hệ-- vì những thứ ấy đã tạo cho tác giả trở nên như thế, trở thành như thế !

Thế Phong viết rất nhiều truyện ngắn.  Mỗi truyện trình bày một nhức nhối về cuộc đời; dù ân tình, hay, thất vọng.  Từng vết roi do cược đời quất vào mặt, Thế Phong nghiến răng chịu đựng; rồi trả thù bằng ngôn ngữ.  Nhà văn không tạo ra cuộc sống; hoặc, dùng cuộc sống như điểm tựa -- nhưng đích thực, Thế Phong đã ném vào cuộc sống những vốc bùn; vì cuộc sống đối với nhà văn như một địa ngục.

 Đi suốt cả cuộc đời thanh niên; tìm không thấy lý tưởng, Thế Phong uất hận; viết thành thơ :

" Chợt nhớ rằng tổ quốc   đang lầm than      nên trời Saigon quanh năm không cân áo ấm      kiếm miếng sống đợi chờ trong đống rác ngoại nhân.       Tôi đứng bên tiềm thức Ngã tư Bẩy Hiền     thấy trẻ con lớn lên  bằng những miếng bánh mì con sót         và, quà đưa anh tặng em, miếng sô-cô-la lượm  ...

                               (THẾ PHONG: NHÀ VĂN, TÁC PHẨM & CUỘC ĐỜI , trang 360)



                                                       thế phong nhà văn tác phẩm cuộc đời/ thế phong
                                                                                         (bản in ty-pô tái bản (Đại Nam Văn Hiến -- Saigon 1964)
                                                         Thế Phong: nhà văn tác phẩm & cuộc đời 
                                                                                                         ( nxb Đại Ngã, Saigon 1970)
                                                                               có 3 ấn bản:
                                                    -  bản in rô nê ô  Đại Nam Văn Hiến (Saigon 1959)
                                                                             -  bản in ty-pô tái bản (Đại Nam Văn Hiến,Saigon 1964)
                                                                              -  bản tái bản lần 2 do Đại Ngã xuất bản (Saigon 1970) 
                                                            ( tác giả Tạ Tỵ sử dụng bản  ái bản của nxb Đại Ngã). 


                                                                                        nhận diện vóc dáng nguyễn đức quỳnh / thế phong


                                                          South Vietnam, the Baby in the Arms of the American 
                                                                     Nurse /  Nam Việt nam, đứa trẻ thơ của vú em Huê Kỳ / Thế Phong (bilingial)


                                                                                                    Asian Morning Western Music / Thé Phong
                                                                                                 with the preface of  Lloyd Fernando ,
                                                                                 professor of English, Dept. of English, Univ. of Malaya (Malaysia)



                                                                                                         Uplifting poems /  The Phong
                                                                                                               translated by Đàm Xuân Cận

                                                                                                              dịch giả  Đàm xuân Cận [1939-       ]
                                                                                     ban biên tập TENGGARA (Dept. of English/ Univ. of Malaya / Malaysia)
                                                                                    giới thiệu về  giáo sư, dịch giả  Đàm xuân Cận: 

                               "....  The poems  reprinted here here  are taken from a mimeographed collection of poetry by the Vietnamese poet,
                                Thê Phong, entitled  Vietnam: the sky under fire and flames, published in Saigon in May 1967.  The collection was 
                                obtained for TENGGARA by the young Indonesian writer, Bur Rasuanto, who was on a visit there recently.

                                       Thê Phong was born in 1932 at  Yên Bái, and spent his childhood in the northernmost part of Vietnam.  He took 
                                part in the resistance at an early age and has been a farmer,  soldier, school teacher and editor, besides writing
                                stories, poetry and critiques. Dam Xuan Can, in his presenting his English translations of Thêphong's poems
                               in Vietnam : the sky under the fire and flames, wrote: " Thêphong's poems are particularly difficult to translate, and 
                              I have no illusion whatever about my command of English.  I trust that one day a poet of talent will revise this version
                              and do more justice to the original. "    Readers are bound to feel that Dam Xuan Can does not himself justice.
                                                                                                                 TENGGARA    APRIL 1968
                                                 
Bị ám ảnh vây hãm quá lậu trong túng thiếu; căm phẫn -- nên mỗi dòng, dù [là] thơ hay văn , cũng gói ghém trọn vẹn những đối kháng tự thâm tâm của một 'con người đã có qúa khứ'

Tác phẩm của Thế Phong còn được dịch sang Anh ngữ, phổ biến ở ngoại quốc -- và, đăng tải. trong tờ TENGGARA ( Malaysia) : Vietnam: under Fire & Flames (Việt nam, vùng trời khói lửa) ; South Vietnam, the Baby in the Arms of the American Nurse ( Nam Việt nam, đứa trẻ thơ của vú em Huê Kỳ) ; Thephong by Thephong: the witer, the work & the life ( autobiography/  tự-sự-kể) ; Asian Morning Western Music ( Sáng Á đông, Nhạc tây phương/ thơ  ( với lời tựa của giáo sư Lloyd Fernando).

Phải chăng, Thế Phong đã mang hình ảnh một Don Quichotte, chàng hiệp sĩ lang thang có gương măt trầm buồn; đánh nhau điên cuồng với những chiếc cối xay gió, trên khắp nẻo đường phiêu bạt -- nhân vật điển hình trong Don Quichotte de la Manche, cuốn tiểu thuyết triết lý, châm biếm bất hủ của đại văn hào Tây ban nha, Miguel de Cervantès. (1547- 1614).

nhưng tiếc thay, không có Sancho Panca tượng trưng cho ý thức, hiện diện đằng sau hay bên cạnh [Thế Phong] . []

  tạ tỵ
   [ hanoi 1921- saigon 2004]

    http://phannguyenartist,blogspot.con/2016/08/the-phong.html



                                                                                  trang 518: trang cuối cùng nửa đường đi xuống/ thếphong

                                                                                  Thephong by Thephong: the writer, the work & the life
                                                                                                                         (  trang 3)