Thứ Ba, 30 tháng 8, 2016

vài bài thơ chọn lọc từ hoài tấn: saigon mùa xuân-- khi mùa mưa bắt đầu ... thận nhiên giới thiệu / source: http//baotreonline/

vài bài thơ chọn lọc từ hoài tân ...
source:http://baotreonline/


                                                        vài bài thơ chọn lọc từ hoài tấn
                                                                   thận nhiên giới thiệu

từ hoài tấn    [1950-        ]
    
Sinh tại Huế/ Thừa thiên (Trung bộ).  Hiện sống
 tại Sài gỏn (blog:http://tuhoaitan.blogspot.com/   Sáng  tác từ những năm 1960-70
trên các tạp chí văn nghệ xuất bản ở Sài gòn+ một số diễn đàn mạng; sau 1975-- 15 năm 
  giang hồ [ở]vùng sông nước, bưng biến của vùng Đức Hòa- Đức Huệ/ tỉnh Long an
(Nam bộ); trước khi cùng gia đình định cư ở Sài gòn.
Tác phẩm đã xuất bản : Hànht rình phiêu lạc (thơ, nxb Thuận hóa 2003) -- Đi đứng + chạy với thời gian
(thơ, nxb hội Nhà văn VN 2010) -- Phục hưng  Tôi & Em (thơ, nxb hội Nhà Văn VN 2013)-- Mấy  khúc
đoạn giang hồ (Cuồng Biển thực hiện, 2016) v.v... 
"ThơTừ Hoài Tấn dung dị mà lắng đọng, hình ảnh + tiết tấu thật đẹp.  Có những khổ thơ được sử dụng
điệp ngữ, tạo hiệu ứng ray rứt, khắc khoải. [Thơ] ông có ý tưởng thâm trầm, tra vấn thời gian; phần lớn
là thơ tình, thấp thoáng tâm tình + bối cảnh đời sống thị thành". --  THẬN NHIÊN /http://baotreonline/--
(ảnh: kèm theo bài)





saigon, mùa xuân


năm tháng sẽ làm đẹp cho mùa màng
           những ngày đông sắp hết
hoa lá trở lại
mới tinh khôi
như tình em
vừa được tân trạng lại
ấy là nụ hôn vào buổi sáng gặp nhau ở một lề đường vắng
(không thể hôn nhau giữa chốn đông người)


có một vài chiếc lá không muốn rời đi
vẫn đu đưa bài hát muộn màng với gió
tôi sẽ về đâu    sẽ về đâu
hóa vàng bay     hóa vàng bay
vực thẳm đời tan nát


có một vài búp hoa nghẹn nở
vẫn nuối thời sơ sinh
tôi không muốn đâu      không muốn đâu
là một sớm rực rỡ
để rồi tăm tối tàn phai


có một tấm lòng ước vọng trinh nguyên
như tuổi xanh như chồi biếc 
tôi sẽ không dậy lớn với thời gian
dẽ không thành lá xanh trên ngọn
để cuối con đường vật vã biệt tăm


có một vài ngày trong một tháng
một vài tháng trong một năm
là mùa Xuân
ở lại cùng cỏ cây hoa lá
cùng sự bất diệt của niềm vui



khi mùa mưa bắt đấu



Cơn mưa đi qua ánh sáng của ngày
khúc hát ru chiều sẩm tối
người thanh niên đứng trong ngõ hẻm cụt nói rằng
môi hôn trên cây và nụ cười trên gió


Cuối tháng này có một cuộc dạo chơi
của 2 người không hẹn gặp 
những cây vẫn đứng trên đỉnh đồi
mùa hạ hanh nồng nỗi mong đợi ai đó


Tại sao không là em những ngày cuối cùng cùng nhau
                                 dưới mái hiên quán vỉa hè
là những cuộc trò chuyện mùa thu êm dịu
gió và nắng -- đi và đứng -- bên ngày dài
không bắt đầu và không kết thúc


Tại sao không là ta có không ngày và đêm của tháng và năm
đi quẩn quanh bên bờ vực của hồi ức
ở đó không có mùi ánh sáng của vị giác bốc hơi
một thời tuổi trẻ không có gì đáng nhớ


Em thân yêu -- những giọt nước trong veo hứng vào lòng bàn tay
chiều không xanh trên đại lộ
chiều thẳng tắp 2 hàng me cao tuổi bên đường
chiều môi hôn hờ hững cuộc tình thấy lạ


Ta cùng em -- đứng bên lề năm tháng nghĩ ngợi gì
đ6i con mắt dõi theo một khoảng xanh trong chiều xám
còn lại âm hưởng xa vắng bản tình ca
khi mùa mưa bắt đấu trở lại


* chỉ mỗi chữ đầu mỗi đoạn, viết chữ hoa . (Bt)




những ngày tháng chạp



cơn gió lắt lay
ngày se se hơi thở của mùa màng cuối năm
đi trên đường hay ghé vào vỉa hè
tìm hơi ấm nóng của ly cà-phê đầu ngày
nghĩ ngợi gì đó


cuối năm lỡ một cuộc hẹn về
những năm tuổi trẻ ngoài ấy
dòng sông cây cầu và giấc mộng lãng mạn ở cố cung
thiếu nữ khuôn mặt trầm buồn thiên cổ


ta sống với quá khứ như lời tưởng niệm về một thời hối tiếc
ví dụ không kịp một lời tỏ tình khi em ra đi
như không kịp yêu một lần đã qua thời tuổi trẻ
ví dụ như không kịp được nhờ hơi ấm của người mẹ sớm ra đi
không nghe được lời di ngôn của người cha sắp mất
khi tháng chạp về mỗi năm lại đi qua
cuộc sống vẫn không ngừng 
mà lòng ta chưa nguôi nỗi ngậm ngùi tìm thời gian đã mất


những ngày tháng chạp
có ai đi qua lại không ngoái nhìn




kỷ niệm


Gió mát như một lần em đi ngang qua đây
trong tầm nhìn của dĩ vãng
sự chia tay ngọt lịm và đau đớn như vết dao cắt trên ngực


Tháng 12 năm ấy
mưa trở lại
trong hẻm có quán cà-phê
bà chủ 40 tuổi
 em trở lại ngồi bên ta
lời tình ái dài và đều như mưa ngoài cửa


Ta kiệt sức trên lối mòn
cuộc sống như những vòng kẽm gai buộc
tìm cơn mộng hằng đêm
cười trong cõi khác


Gió mát như một lần em đi ngang qua đây
chỉ một lần trong cuộc đời gió mát
cuộc hội ngộ trí tưởng
êm ái như một nỗi buồn


* chỉ mỗi chữ đầu mỗi đoạn, viết chữ hoa. (Bt)


 thơ  từ hoài tấn 
   giới thiệu bởi  thận nhiên



   trích lại: http://tuhoaitan.blogspot.com 



mấy khúc đoạn giang hồ / từ hoài tấn
 - bìa sách :http://tuhoaitan,blohspot.com/



Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2016

phỏng vấn các tác giã mỹ gốc việt: andrew lam -- nam lê --dao strom-- quangx. pham / bài viết: nguyễn mạnh trinh (usa)

tựa chinh,' phỏng vấn các tác giả gốc việt'
http://bietdongquan.com/


                                     phỏng vn các tác gimgc vit: 
           andrew lam --nam lê  --dao strom --quang x. pham
                                                          bài viết: nguyễn mạnh trinh

Đối với người bản xứ, đời sống của những người tị nạn có nét riêng kich thích tính hiếu kỳ.  Nói tới Việtnam, là họ nghĩ ngay đến chiến tranh; đề tài này ở những tác phẩm của những người thua trận,tức là tị nạn; thì,ít được hấp dẫn lắm -- nhưng để tài hội nhập được chú ý nhiều hơn.  Chuyện phấn đấu trong cuộc sống, làm lại cuộc đời bằng 2 bàn tay trắng; vượt qua biết bao trở ngại, từ khác nhau về ngọn ngữ, đến cách trở văn hóa; đã trở thành những truyền kỳ của di dân; với người tị nạn càng nổi bật hơn nữa.

Văn chương di dân là một nhánh; có thể gọi là chính yếu trong văn học Hoa Kỳ -- và, văn chương tị nạn cũng là một nhánh đặc thù không thể bỏ quên.

Chúng ta có thể kể đến những tác phẩm Andrew Lam, với Birds of Paradise Lost  + East Eats West; Kiên Nguyễn với The Unwanted+ The Tapestries; Lan Cao với The Monkey Bridge; Monique với The Book of Salt; Lê thị Diễm Thúy với We are Looking For; Dao Strom với Tin Roof + Grass Roof. Và, mới đây Shot Girls với Nguyễn Minh Bích; Monique Truong với Bitter in Mouth Angie Chau với Quiet as They Come.

Tất cả những nhà văn tị nạn gốc Việtnam; thì hầu như; hoặc,gián tiếp;hoặc trực tiếp mang theo biến cố của một đất nước[từng có] chiến tranh.  Chúng tôi mời qúy vị độc giả theo dõi vài câu chuyện với các cây bút; tuy đã hội nhập vào xã hội bản [địa], vẫn đầy tấm lòng hướng về đất nước.  Họ là những người tị nạn; trong từng trường hợp hoàn cảnh lưu vong; đã làm nổi bật cuộc chiến đi xây dựng đời mới, với 2 bàn tay trắng.




                                                      1-  phỏng vấn nhà văn andrew lam


                                                                             andrew lam
                                                                                        (ảnh:  kèm theo bài)

 Tháng 5/ 2013, Andrew Lam vừa ra mắt tập truyện ngắn đầu tiên Birds of Paradise Lost; trước đó là 2 tập biên khảo The Perfums Dreams + East Eats West.


Tập truyện ngắn xuất bản vào năm 2013 gồm 13 truyện ngắn, được chọn lọc với những mành đời đầy cảm xúc+ đôi chút trào phúng mỉa mai; được ghi chép lại với biên niên đầy sự thống khổ+ hân hoan+ can trường của những người đến Hoa Kỳ lập cuộc đời mới.

  Andrew Lam mô tả bằng những nét phác họa khá độc đáo của những di dân đến từ Việt nam; rời bỏ đất nước đến định cư tại vùng vịnh San Francisxo.

Dĩ vãng với những ký ức về chiến tranh+ những hậu quả tôi ác  bắt bớ, trại giam cải tạo, khi kinh tế mới; của những cuộc vượt biên+ những con tàu chìm đắm ngoài khơi + bao mạng sống con người của những tên hải tặc tàn bạo -- đã hiện diện thường trức sâu sắc trong những truyện ngắn; mà, nhân bản tính tràn đầy đẫm ngập cảm giác.  Với phong cách diễn tả gây kinjh ngạc cho độc giả, phác họa những mảnh đời của những người; mà, họ tưởng rằng đã đi qua thời kỳ ác mộng chiến tranh + cơn hồng thủy cuốn trôi đi tất cả.

Có những sự kiện đi;  trở về chương trình truyền hình trong khuôn khổ những lời thú tội kẻ đã ăn thị người [] một quán ăn Việt nam -- như một cựu quân nhân đã tham dự chiến tranh Việtnam, với bí mật đáng hổ thẹn + khớp với một nhân dáng kỳ quặc mang dấu vết hội chứng Tourette (bệnh chứng tại bộ óc gây ra, có thể vì di truyền; hoặc, môi trường sống)  chiến đấu để cố gắng chống lại những bi đát sâu thẳm.

Birds of Paradise Lost là biểu hiện của những chuyến viếng thăm đầy ấn tượng mạnh mẽ; tràn đầy tình cảm với những phân cách, biểu hiện từ  những sai lầm khởi đầu + sự khám phá từ cuộc chiến đấu của những người đi tìm một đời sống khác với nơi quê hương;  mà ,họ đã rời bỏ.  Andrew Lam đã được nhiều người biết đến; từ vai trò một ký giả, chủ bút New America Media, cơ quan truyền thông của sắc dân thiểu số --  tổng cộng có 250 thành viên; gồm các tờ báo, đài phát thanh, đài truyền hình. Thế nhưng; trong năm nay, ông lại xuất bản một tác phẩm mới; nội dung là quá khứ của dân tị nạn Việtnam; vang vọng lại từ những truyện ngắn + những nhân vật có cá tính người tị nạn + đất nước mới; với 2 bàn tay trắng, để bắt đầu đi trên một quãng đời gai góc xứ người.

Trong [lần] phỏng vấn  của ký giả Anna Challet,  tác giả Birds of the Paradise Lost nói về tác phẩm của mình.

Trả lời câu hỏi: ' ông đã làm việc rất nhiều năm trong sự nghiệp một ký giả; tại sao lại xuất bản tập truyện ngắn này'; Andrew Lam trả lời,

" Tôi đã viết truyện ngắn từ 20 năm đến giờ; có lúc ngưng nghỉ, có lúc tiếp tục; từ khi tôi đang học ở lớp sáng tác của chương trình 'Creative Writing' tại đại học San Francisco State Univeristy.  Dù; sau này tôi chọn sự nghiệp là ký giả+ nhà biên khảo; [thì] tiểu thuyết vẫn là người tình đầu của tôi.  Tôi không bao giờ rời bỏ nó; dù cho đó là con đường không dễ dàng để sinh tồn được với nó. Tuyển tập truyện ngắn này là công sức của tất cả nỗi yêu thương, cũng như tận tâm, tận sức; và, khi nào tôi tìm lại được [khoảng] thời gian ít bận rộn của công việc ký giả thường ngày; tôi lại viết truyện ngắn; hoặc là khác hơn, ít nhất cũng tạo được bố cục của tính chất đề tài+ sưu khảo thêm ý tưởng liên quan đến vấn đề còn bị lúng túng. Sau 20 năm ;và, hơn 30 truyện ngắn, 13 truyện đã được chọn lựa; khi tuyển tập ra đời.  Từ đó trở đi; qua lời giới thiệu nồng hậu của các tác giả; như Maxime Hong Kingston; Gish Jen; Robert Olen Butler; Oscar Hijuelos + nhiều người khác, đã khích lệ tôi rất nhiều ."

'Tại sao ông đã viết rất nhiều bài biên khảo cũng như những bài không có tính cách tiểu thuyết; từ khi ở Việt nam đến Hoa Kỳ?   Ông có cảm nghĩ gì, khi mang những kinh nghiệm của đời sống thực vào trong nhân vật tiểu thuyết?' 

Andrew Lam trả lời,

" Vâng, tôi luôn luôn phát biểu rằng 'non fiction' hay 'fiction' có một chút giống nhau; như kiến trúc  với hội họa trừu tượng.   Trong'non fiction'; bạn có thể giữ trung thực từ những dữ kiện lịch sử, có thể là trên bình diện cá nhân con người hay quốc gia. Ở 'fiction' ; có thể là bạn sẽ đi vào một thế giới mơ mộng ảo; mà bạn sáng tạo ra; nhưng những nhân vật đã có tính chất rất tự do.  Họ không làm những gì bạn muốn họ làm; họ gặp những trở ngại, họ hút sách, họ chiến đấu vật vã với những điều tốt đẹp; và, làm những điều tốt đáng xấu hổ; bạn lại không muốn các con trẻ làm. Nói cach khác, bạn có thể tạo ra những bối cảnh; như người gieo hạt -- ở trường hợp của tôi, là bối cảnh người Việt nam tị nạn. Khi những nhân vật tròn trịa đã hình thành; họ sẽ không giảng giải bạn về lịch sử; và, họ đã hiểu biết sai lầm ra so.  Họ sống đời sống của họ, làm công việc mà họ không hề mong ước; và, có thể làm cho bạn cười to, hoặc kêu khóc; 'vì những nhược điểm, thiếu sót rất nhân bản của họ. "

'Tại sao tác gỉả lại chọn nhan đề tập truyện ngắn là 'Birds of Paradise Lost.'

Andrew Lam giải thích,

" Đó là nhan đề của 1 trong 13 truyện ngắn; và là truyện ngắn nói về nỗi chết, sự hận thù; và, tự hy sinh thân mình cho lý tưởng.  Ờ truyện ngắn này, người kể chuyện có một bạn thân muốn tự thiêu tại Washington D.C.; và, để lại một lời nói' ông ta thù ghét những người chủ chế độ CS và muốn dùng cái chết để cảnh tình dư luận+ chấm dứt tội ác do chính quyền này gây ra.'  Nhưng ông ta cũng từ giã người bạn thiết, về San Francisco; và, sau đó đã làm xôn xao dư luận vì cái chết của ông ta..  Đó có phải là một hành động ái quốc ?   Một du khách đi ngang qua đã chụp được tấm ảnh của người đang trong biển lửa; trong ánh lửa ấy đã nhắc người kể chuyện [nghĩ] đến hình ảnh một loài chim trên thiên đường đã mất. Một loài hỏa điểu, một cánh phượng hoàng trong lửa khói.

Anna Challet hỏi:

'Rất nhiều nhân vật của truyện ngắn  ông viết; hình như có nỗi bận tâm ánh ảnh về thời gian, như nói về tương lai (truyện The Palmist); hiện giờ vô phương trở lại quá khứ (truyện Bright Clouds Over the Mekong), sống trong nỗi sợ hãi không dứt về những điều kinh ngạc của giây phút hiện tãi có thể mang đến (truyện Step Up and Whistle).  Ông có thường tự mình tìm kiếm về những nhân vật đã phấn đấu để chạy đua vật vã với thời gian?'

Andrew Lam trả lời:

"Tôi không có ý định theo phương cách trên; thật sự là quá khứ có hiện diện trong những nhân vật của 'Birds of Paradise Lost.'  Có thể điều ấy không tác dụng lắm.   Rồi nhiều người đã có những kinh nghiệm sống về sự tổn thương; chạy trốn khỏi Việtnam, nhìn thấy trước mặt có người bị giết; hoặc, thừa hưởng tổn thương từ kinh nghiệm của những người chạy trốn khỏi quê hương.  Như vậy quá khứ luôn luôn xuôi chảy trong hiện tại.  Tương lai thì hiển nhiên có thể khả hữu sự tha tội; và, có thể khả hữu rằng họ sẽ chinh phục những chiều hướng ám ảnh của quá khứ; mà họ có thể bắt đầu hàn gắn. Không phải tất cả những điều họ đã làm; dĩ nhiên, giống hệt như đời sống thực ..."



                                                                             nam lê 
                                                                                           (ảnh : kèm theo bài)

                                                      2- phỏng vấn nhà văn nam lê

Nhà văn Michael Mc Gaha viết trong San Francisco Chronicle,

'Bạn có thể chưa bao giờ nghe đến tên Nam Lê; nhưng với ấn bản tập truyện ngắn đầu tiên The Boat, bạn có thể trông đợi sẽ nghe nói nhiều hơn về bút danh này trong tương lai.  Nam Lê sinh trưởng ở Việt nam, lớn lên ở Úc; và làm công việc của một luật sư trong một tổ hợp luật; trước khi qua Hoa Kỳ, để học lớp viết văn ở trường đại học Iowa.  Chưa tới 30 tuổi, anh đã hoan tất một cách thật đặc biệt + đầy năng lực chương trình học để đào tạo thành một nhà văn. ...'

Nam Lê có lối viết tả tình, tả cảnh sinh động; những phong cảnh + nhân dáng được lột tả đệp, có nhiều chất lãng mạn, thơ mộng. Nhưng trong những truyện ngắn ấy chứa đựng nhiều biến cố + nhiều dữ kiện bất ngờ; nhiều khi đậm chất dục tình+ bạo lực.

Truyện ngắn cuối được chọn làm nhan đề cho tập truyện The Boat là một truyện ngắn viết về thuyền nhân. Nhân vật chính là Quyên, mang theo đứa con tên Trương vượt biên tìm tự do.  Trương là con của Quyên với người cha không thừa nhận; vì sợ tiếng xì xầm; đã gửi thân nhân nuôi  nấng.  Do dó, tình mẹ con có một chút gì nhạt nhẽo; một chút gì lấn cấn.  Trong cuộc hải hành; Quyên mải suy nghĩ về sự liên hệ lỏng lẻo giữa mẹ + con; trong khi Trương lại  tưởng tượng tới hình ảnh người cha vắng mặt; với những điệu hát, câu ru buồn thảm.

Trong thuyền, Trương có vẻ thân với Mai; một cô gái đi chung chuyến hải hành. Bỗng, Trương bị bệnh nặng; tàu vắng dần đi, vì nhiều người chết vì đó, khát, nắng bỏng cháy da; bị kiệt sức bởi ói mửa.  Những người chết được thủy táng, thân xác vứt bị vứt xuống biển; làm mồi cho bầy cá mập lởn vởn bơi quanh.  Trong cái không khí hãi hùng chờ chêt ấy; người mẹ trẻ là Quyên cũng nghĩ đến lúc phải thủy táng đứa con vào lòng bển.  Cuộc hải trình 13 ngày trên biển; và, nhũng thuyền nhân khốn khổ gần như hầu hết bị kiệt sức khi đến đất liền.

Cai bi thảm không chỉ riêng có trong The Boat; còn ở trong 5 câu chuyện khác, từ cậu bé 14 tuổi người Columbia đến người họa sĩ trưởng thành+ đau khổ ở New York; trong cô bé tuổi teen-age ở Úc; trong cô bé gái Nhật bản 8 tuổi ở Hiroshima vào tháng 8/ 1945; và, trong người luật sư Hoa Kỳ đi thăm người bạn Iran ở Teheran.  Những mức độ của tính chất thực của những truyện ngắn là ngôn ngữ+ mức vang vọng tuyệt hảo trong từng truyện.

Tác giả dùng tiếng lóng của băng đảng Columbia, cà thành ngữ ca dao Việt nam; hoặc, những ngôn từ biểu dương lòng ái quốc người Nhật bản ở thời chiến tranh -- tùy mỗi trường hợp để làm nổi bật cá tính. & truyện ngắn là 7 văn phong, 7 ngôn [từ] khác nhau, 7 không khí truyện khác nhau; đã làm người đọc khó tưởng tượng được rằng một tá c giả; mà, viết được những truyện ngắn khác nhau + phong phú như vậy.

 Trong một số của tạp chí Luna Park (số mùa xuân 2008) phỏng vấn tác giả,  Nam Lê nói một phần về con đường viết văn,

'Anh đã phác họa đầu tiên như thế nào; để viết tiểu thuyết một cách chuyên nghiệp?  Nói khác hơn, anh có thể giải thích một cách ngắn, gọn; tại sao anh lại chuyển từ công việc một luật sư để áp dụng (và ở cái nhiều hơn những gì hấp thụ được) vào chương trình học Iowa Writers' Workshop; rồi xuất hiện trong văn chương, đại loại như trong các tạp chí văn học Zoetrope, A Public Space, Harward Review, và One Story ?  Điều ấy dường như làm anh đã đi xa hơn, tử vị trí một kẻ đi lang thang. Là người đọc mới theo dõi những gì anh viết; tôi đã ngạc nhiên không hiểu rằng  anh có thời gian để vào giương ngủ, không ?' 

Nam Lê trả lời,

" Tôi tuyệt nhiên không nghĩ là mình sẽ viết tiểu thuyết một cách chuyên nghiệp.  Tôi luôn luôn chỉ muốn làm một người viết. Khởi sự tử ít năm gần đây, tôi đã chú tâm về thi ca.  Bắt đầu viết tiểu thuyết một cách thật nghiêm chỉnh  (một danh xưng đã được áp dụng để chỉ một giới hạn làm việc) trong một năm lơ đễnh; thành ra thiếu sót trong lãnh vực luật --  tôi độ chừng rằng ông có thể nói tôi đã phác họa; trong lúc ấy, để thổi một mộng ước là trở thành một nhà văn chuyên nghiệp.  Iowa đến như một may mắn cho tôi; và xuất hiện đúng lúc.     Gần đây, tôi vừa hoàn tất một bài viết; và, khi đọc trong mục điểm sách của John Murray:
' A Few Short Notes on Tropical Butterflies'; thấy một đoạn tin ngắn về chương trình này. Đó là vào năm 2003.  Tôi tìm hiểu, gửi một chương tiểu thuyết của tôi đang viết dở dang; rồi được khuyến khích hoàn tất nó. Kết cuộc thật tốt; và, tôi đã đạt được nhiều cái tôi có như hiện nay..."

Khi có câu hỏi [vớiNam Lê về một truyện ngắn Meeting Elise (chuyện về người cha + đứa con gái từ nỗi hối hận về sự ruồng bỏ + lối suy nghĩ loay hoay theo lối riêng mình của người cha về đứa con) -- đại khái là những ý tưởng khi bắt đầu viết; thì, anh đã trả lời về phương cách viết của mình,

'Tôi phỏng chừng từ những phương pháp; mà mình thu lượm được hơn là những công thức thường dùng. Tôi tự hỏi thế nào là những nỗi đau đớn nhất;mà, một người nào đó cảm thấy. (hình dung khi tôi đã nhảy qua được từ điểm có thể thu hẹp tối thiểu khoảng cách; tôi tự biến mình thành độc giả+ sự tác động để lôi cuốn). Như tôi nghĩ về nỗi buồn của cha mẹ, khi bị mất đứa con. Rồi, tôi nghĩ ngược lại; nếu đứa con còn sống, thì sẽ ra sao?  Phương cách ấy sẽ không thay đổi; và , tiếp tục khai triển về nỗi đau đớn.  Rồi, tôi lại nghĩ điều gì sẽ xảy ra; khi tôi tạo ra trên giấy: mợt anh chàng nào đó không cảm xúc trơ trơ trước nổi đau; và, có phải là tôi đã cố gắng để làm phức tạp hơn; để ảnh hưởng tới sự theo dõi của độc giả.  Những suy nghĩ ấy đã làm thay đổi hình ảnh cuối cùng: người cha nhìn đứa con gái đang trên sân khấu dần xa -- đang nhảy múa; hoặc, có thể trong màn trình diễn -- và trong giây phút cảm nhận (một lần nữa khẳng định sự thiếu hiệu quả) tất cả mọi  huyện; và, tôi đã nhảy được từ hình ảnh nhiều người thành hiệ thực một người.'

Đọc truyện Nam Lê; tôi thấy sự cố gắng một cách có suy nghĩ; để tìm những điều mới lạ trong văn chương. Từ những mẫu nhân vật đến môi trường sống; từ suy nghĩ của con người , từ những không gian, thời gian khác nhau; nhưng có một điểm chung; mong mỏi khám phá được những góc cạnh sâu thẳm nội tâm con người.  Ngay như những truyện viết về những
thuyền nhân Việtnam; hoặc, từ những nhân vật có nhiều nét tương tự bản thân tác giả; người đọc là tôi đã tỉm được nhiều nét; mà, các tác giả khai thác chung một đề tài chưa đề cập. Chưa hẳn là phức tạp, chưa hẳn là cam giác chung chung; mà, chính là sự tìm kiếm để tạo thành những bất ngờ + những tầm nhìn khá độc đáo.   (...)
---
* - tạm lược một số chữ, có thể ít; hoặc, nhiệu. (Bt)

Một nhà phê bình khác, Michiko Kaktutani viết về  The Boat/ Nam Lê,

"... Không những anh viết với một cách có thẩm quyền, từ những phát biểu đầy tự tin rất hiếm thấy; ngay cả chính những người cầm bút lâu năm vẫn chưa có được. Anh còn thể hiện tài năng, khi phác họa được những xung đột nội tâm; cà khi họ chứng kiến mộng ước; hoặc, nguyện vọng của mình bị chà đạp; bởi những ràng buộc gia đình; hay, sức mạnh lôi thao vòng xoay của lịch sử tàn khốc ..."




                                                    nữ nhà văn dao strom
                                                          (ảnh: kèm theo bài)
  

                                         3- phỏng vấn nữ nhà văn dao strom 


Những nhà văn Mỹ gốc Việt thuộc 1 thế hệ rưỡi, hoặc 2; tuy không có những kinh nghiệm sống trực tiếp; hoặc, bị quá khứ đè nặng trên vai như thế hệ thứ 1 -- nhưng, cũng viết với một tâm thức Việtnam.  Biến cố tháng 4 1975 đã làm cả triệu người Việt rời bỏ quê hương ra sống ở ngoài nước; tạo thành một cộng đồng mới mẻ, có nhiều sinh hoạt đặc thù về nhiều phương diện, từ văn hóa đến chính trị, từ kinh tế đến xã hội. 

Một phần nào văn học phản ánh đời sống thực, mở ra những đề tài; ở đó, chiến tranh vừa qua tuy đã chấm dứt; [vẫn] còn nhiều ảnh hưởng.  Nhũng nhà văn trẻ phần đông tốt nghiệp đại học bản địa; đã viết tác phẩm bằng anh ngữ; để tham dự vào nền văn học dòng chính, với nhiều dấu hiệu tích cực đánh dấu sự có mặt.  Tác phẩm của họ được các nhà xuất bản nổi tiếng in; và, cũng đã có những phản ánh từ các nhà phê bình nhận định văn học, [qua  những bài] điểm sách ở các tờ báo, tạp chí uy tín.

Tác giả ấy là Dao Strom, đả xuất bản 2 tác phẩm Grass Roof + Tin Roof (2003)The Gentle Order of Girls and Boys (2006). S ách đã được giới thiệu trong các mục điểm sách The NewYork Times, LA Times, Washington Post.  Dao Strom nhận được nhiều giải thưởng văn học : Arts Literature Fellowship, James Mitchener Fellowship, the Chicago Tribune.

Ngoài ra, Dao Strom còn là một nhạc sĩ kiêm ca sĩ. Cô đã có albums nhạc dân ca Send Me Home; được báo Austin Chronicle khen tặng, 

" Dao Strom hát với những ca khúc hầu như độc nhất ; được cả thế giới lắng nghe; và, cô đã tạo ra được những cuộc ngao du từ CD nhạc tuyệt vời; được người nghe mến chuộng từ dạo khúc mở đầu. Nhạc đã tạo ra cảm giác 'như có một cái gối êm ái đè lên ngực, thoảng nghe tiếng xe dưới xa lộ qua khuôn cửa sổ trong không khí mơ hồ trầm lặng '..."

Tiểu thuyết Grass Roof + Tin Roof có nhiều chất của sự thực; từ những hậu quả chiến tranh: bi thảm của ly biệt, đến những kinh nghiệm của đời sống thực; tất cả những tính chất ấy trở thành tính sáng tạo của nữ nhà văn Mỹ gốc Việt này.

Dao Strom sống, lớn lên từ vùng núi Sierre Neveda (miền bắc tiểu bangCalifornia) . Cô đã tự giới thiệu mình, qua những dòng chữ,

                                                    Tên tôi tự đặt Dao Strom
                                                    tôi sinh ra ở Việt nam, 
                                                    trong cơn thức dậy của chiến tranh 
                                                    Tôi là con gái của một nhà văn
                                                    và cũng là con gái của một tù nhân chiến tranh
                                                    Nhưng tôi đi theo mẹ tôi 
                                                    chúng tôi vượt qua biển, ngủ dưới những nhà lều 
                                                    và mặc quần áo người thải ra cho
                                                    từ những người lạ

                                                    Tôi lớn lên ở nơi chốn
                                                    mà tôi tin rằng chúng tôi được cứu giúp 
                                                    dù một năm sau tôi đã hỏi
                                                    điều gì đã thật sự cứu giúp.  
                                                    Tôi là một đứa trẻ bị phân 2  
                                                    giữa cha và mẹ/ núi non và biển cả
                                                    giữa những vùng địa lý.

                                                   Tôi cũng là một phần của thế giới nửa chừng  
                                                   của những phần pha trộn và là kẻ hát rong.
                                                   Đó là những ghi chú của tôi
                                                   từ thế giới phương Nam ...

trong một bài phỏng vấn khác; khi được hỏi 'nơi đâu là nhà?', Dao Strom trả lời,

"Tôi bị ám ảnh với câu hỏi trên nhiều lần; và, đã phân vân giữa 2 giả dụ: một là quê nhà Việt nam nơi tôi sinht rưởng; và, 2 là nơi tôi đang sinh sống với ngôi nhà chung quanh là những ngọn thông cao ; và dòng sông miền núi lạnh lẽo.  Nơi nào là đích thực quê nhà tôi, như tôi đã thường xuyên đề cập trong những ca khúc. Sự giải thích rốt ráo nhất; mà, tôi tìm được về ý nghĩa của danh từ 'nhà' đã xuất hiện trong ca khúc' Send Me Home'. 

Ý nghĩa  ấy bắt nguồn từ một câu nói của một sư nữ Phật giáo ; trong một cuộc hành trình mệt mỏi, đói khát.  Khi đến một thôn làng, khi sư nữ này xin một chỗ trú ngụ qua đêm; và, bữa cơm đỡ đói, thì bị dân làng từ chối; vì, có thể là khác tôn giáo; hoặc, sợ dính dáng và gặp rắc rối, khi tiếp xúc với vị nữ tu này.

Rồi bà đã tìm được nơi trú ngụ qua đêm, dưới những hàng cây che.  Trời lạnh , khiến bà thức giấc giữa nửa đêm; và, nhìn thấy vầng trăng trên những cành cây trên đầu. Bà chợt nhận thấy rằng mình đã được chở che trong đêm, không những từ hình ảnh của vầng trăng cô độc đẹp lộng lẫy; mà, cả từ tâm thức yên bình.  Và, tự nhiên bà lại cảm thấy cơ duyên từ những giây phút bị dân làng từ chối giúp đỡ ..."



                                                       4- phỏng vấn quang pham

      
                                                                          quang phạm 
                                                                                      (ảnh: kèm theo bài)

                                                          a sense of duty / quang pham
                                                                       ( courtesy photo of nguyen manh trinh)                                               

(...)

Đó là một thiên hồi ký  của một cậu bé ; hồi nhỏ sống ở phi trường Tân sơn nhất, với ước mơ trở thành một hoa tiêu vùng vẫy trên trời cao.  Và, cũng là hồi tưởng từ 2 đời người: một cha, một con cùng theo nghiệp bay bổng; phục vụ 2 đất nước khác nhau+ hoàn cảnh mỗi cá nhân khác nhau. Người cha luôn luôn là hình bóng đi bên cạnh người con, với nét hào hùng một người chiến đấu vì tự do+ hiểu được ý nghĩa của tự do. 

Khi chiến đấu cho đất nước VN, hoa tiêu trung tá Phạm văn Hòa bay chiến đấu cơ A37, sau đó là hoa tiêu vận tải C.130; đã mang cả một thời tuổi trẻ  trong ước vọng thực hiện lý tưởng đeo đuổi.  

cũng như  chiến đấu cho đất nước Hoa Kỳ, hoa tiêu trực thăng Thũy quân lục chiến Hoa Kỳ   phi công Quang Pham [Phạm xuân Quang] hiểu được giá trị của tự do; và, nghĩ rằng đã được hưởng ân huệ của đất nước định cư; thì, phải có nhiệm vụ bảo vệ đất nước ấy.  

Cầm tập hồi ký A Sense of Duty: My Father, My American Journey/ Quang Pham; tự nhiên nhớ đến câu hát trong ca khúc Hòn vọng phu

 Ở đây , người cha là một phi công Không lực VNCH, ban đầu bay khu trục; sau chuyển sang vận tải chỉ huy một phi đoàn C.130

 còn người con , tốt nghiệp đại học, gia nhập Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ; trở thành hoa tiêu trực thăng. 

 Chuyện ấy cũng có thẻ coi là một chuyện bình thường; nhưng người con viết về cuộc đời cha mình; và, cũng là dịp nhìn lại 'một cuộc chiến đã chấm dứt từ 40 năm' -- chuyện lạ ấy mới lá đáng nói.

 qua bóng dáng người cha, qua một thời khói lửa, nay được kể lại. Và; tiếp nới, là người con thế hệ tiếp theo-- tác phẩm,là hồi ký người con; mà, đa phần có hình bóng người cha+ đồng đội cũ của cha. Cuôc chiến đã qua đi 40 năm ngoài; như vẫn còn dư âm tưởng như 'mới hôm qua'.  Quang X. Pham kể lại,

" Tôi sinh ra  là một người Việt nam, tại một bệnh viện cổ của Pháp; 6 tháng trước khi tổng
thống Lyndon B. Johnson gởi hàng ngàn Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ đến đất nước tôi.  Tôi vẫn có thể tìm nơi sinh quán của tôi, trên bản đồ.  Tuy nhiên, bây giờ nó đã bị đổi tên ...  Sài gòn,    cái tên dù đã bị cưỡng đoạt; nhưng, nó vĩnh viễn không bị mất, tôi có thể cho mọi người biết lý do tại sao; mà, không khỏi nghẹn ngào.  Như là một đứa trẻ mồ côi bán phần; tôi tự bằng lòng với chính tôi; một nửa là Việtnam còn sống, tồn tại trong tôi + một nửa là tình yêu của tôi dành cho nước Mỹ , một người VN đối với Hoa Kỳ; mà, bây giờ là quê hương tôi.  

Khi tôi 20 tuổi, tôi trở thành công dân Mỹ, do sự lựa chọn của chính tôi.   Thật ra tôi chỉ là một sản phẩm phụ hiện hữu; bởi, hôm nay sự thất bại của chính sách Hoa Kỳ ủng hộ chế độ VNCH, làm tiền đồn chống CS ở Á châu.  Tôi vẫn có thể giữ 'thẻ xanh' ; và, trở thành thường trú nhân, như một số người VN khác. Nhưng tôi biết một điều:' muốn gia nhập quân đội Hoa Kỳ, tôi phải là công dân Mỹ'.

Ngay từ thuở ấu thơ; giấc mơ lớn lên; tôi sẽ trở thành một phi công, như cha tôi. Tôi cũng không ngờ để theo đuổi giấc mơ này; đã giúp tôi trả ơn việc trở thành công dân Hoa Kỳ; và, hiểu biết được sự thật về nghĩa vụ của cha tôi, trong cuộc chiến triền miên.  

Có lần cha tôi đã viết,  ' Có lẽ là số phận ngẫu nhiên , con đã ở cùng ở một đơn vị Thủy quân Lục chiến; mà, cha thường bay yểm trợ, đã cứu thoát cha trong những ngày cuộc chiến bắt đầu dữ dội. '  

Chuyện của tôi chỉ là môt câu chuyện đơn giản, của một đứa trẻ tị nạn; lớn lên không cha; và, trở thành [hoa tiêu trức thăng]  -- cũng có đôi lúc ngẩn ngơ vì nỗi nhung nhớ quê hương. Có lúc sôi nổi; vì tiếng gọi của nghĩa vụ quê hương, ngay cả  trước khi chào đời; đứa bé đã hoàn thành giấc mơ của một công dân Mỹ, dù phải trải qua sự kỳ thị+ chập chùng chướng ngại. Tuy nhiên; nhờ sự thú đẩy từ người cha thân yêu; người lúc nào cũng dấn thân cho danh dự; không đòi hỏi một sự đền bù nào-- và, người thiếu niên trẻ ấy là  tôi; đã tìm được sự hòa hợp của những người lính Hoa Kỳ phục vụ dưới cờ .

Năm 1975, một tuần lễ trước khi quân Bắc việt tràn ngập Sài gòn; mẹ tôi + 3 cô em gái+ cả chính tôi đào thoát ra khỏi Việtnam. Quê hương tôi tan vỡ ra thành từng mảng hy vọng. Một quốc gia hoàn toàn có tự do ,đã trở thành thất vọng não nề. Thực tế; không thể đoán trước được là: 'gia đình tôi trở thành một trong số hàng trăm ngàn gia đình có thân nhân là tù binh chiến tranh. Sau cùng, nỗi lo sợ kinh hoang của chúng tôi khi rời khỏi Việtnam đã chấm dứt.

Cha tôi bị CS cầm tù; và, bị giam 12 năm tại các trại tù khổ sai; sau khi ông được lệnh đi trình diện, để 'học tập có 30 ngày'. ... 

 Đời sống tù ngục của cha tôi là những chuỗi kinh hoàng; đương đầu với phù thủng, kiết lỵ, sốt rét; chịu đựng đói khát ... tưởng như có lúc đã sắp đi gặp tử thần. ...  Nhưng khi ông đến được bến bờ tự do; tại đây, ông chẳng bao giờ nhận đươc sự chào đón chân thành; nói chi đến những quyền lợi cựu chiến binh hay hưu dưỡng. [] 


   nguyễn mạnh trinh

  http:/www.bietdongquan.com/baochi/munau/so43/phongvantacgiagocviet.htm   
               

Thứ Tư, 24 tháng 8, 2016

'sau cuộc chiến' : " tập thơ đáng trân trọng của cao mỵ nhân & chúng ta' / bài viết: song nhị -- http://songnhicoinguon-thienly.blogspot.com/

tựa chính,' sau cuộc chiến/ 'hình như là tình yêu'
http://songnhicoinguon-thienly.blogspot.com/



                                                              sau cuộc chiến/ cao mỵ nhân
                                                                          (ảnh+ bìa sách : songnhicoinguon)

                                                      'sau cuc chiến':
                                     tp thơ đáng trân trng ca
                                     cao m nhân & chúng ta
                                                                        bài viết:  song nhị


'Sau cuộc chiến' đã được sáng tác vài ba năm sau; khi cuộc chiến tranh VN kết thúc ; tập thơ đã được sáng tác cách đây 25 năm (tính tới 2003) + tình cảm xác thực, tựa như [một] bút ký ghi lại sự kiện, từ một hiện trường. ...

Tôi được tác giả trao vinh dự viết tựa cho tập thơ; giới thiệu thi phẩm này trước cử tọa; trong lần ra mắt sách tại San Jose.

Cùng với sự phân chia 2 miền Nam, Bắc; cuộc chiến ý thức hệ kéo dài trong 20 năm, đã kết thúc cách đây hơn 1/4 thế kỷ.

  kết cuộc đó đã đánh động lương tri loài người; làm tỉnh ngộ ... một Jane Fonda, nữ minh tinh màn bạc Mỹ, từng lên tiếng xin lỗi chiến binh Hoa Kỳ,  xin lỗi dân miền Nam Việtnam - vì sự lầm lạc của bà đứng vào hàng ngũ phản chiến , ...   một Eddie Adam, ký giả Newsweekngười nhận giải Politzer với tấm ảnh chụp tướng Nguyễn ngọc Loan; bắn một [tù binh] VC giữa mặt trận.

  [thì,] hơn 20 năm sau đã tìm [được]; đến bên giường bệnh, nói lời xin lỗi vị cựu tướng VNCH -- và, trong lễ tang tướng Loan; Eddie Adam gửi vòng hoa phúng điếu:

 " General, I am so, so... sorry. Tears are in my eyes".
   (Thưa tướng quân, tôi rất... rất lấy làm tiếc. Nước mắt đã tuôn tràn trong mắt tôi). (...)

  ---
*  (...)  ...  -  tạm lược một số chữ;  có thể ít, nhiều. (Bt)

Cao Mỵ Nhân, nhà thơ nữ vào làng văn từ tuổi 13, nguyên al2 một sĩ quan cấp tá, một cán sự xã hội cũng không thoát khỏi lưới định mệnh của biến cố 30-4-1975.

cùng với hàng chục ngàn quân, cán, chính VNCH, nhà thơ bị đưa vào trại tập trung cải tạo; sau 3
 năm , bà được chuyển sang lao động tại một nông trường Tây Nam; nằm giữa khu vực tam giác
 Sắt: Đồng Xoài, Rạch  Bắp- Bình Dương.

cùng với bà, một số sĩ quan, viên chức chế độ cũ; được gom về đây, đem chất xám xây dựng nông trường.

nhà thơ nghiễm nhiên trở thành y tá bất đắc dĩ ;và, là 'chị nuôi' cho toán chuyên viên này.

Lịch sử đã sang trang; nhưng lịch sử là sự tái diễn không ngừng.(L'histoire est perpétuel recommen-
cement).

có một chàng trai trong toán kỹ thuật, ... một cựu thiếu úy [VNCH] 25 tuổi; là người em, cả về tuổi đời + cấp bậc trong quân ngũ, ... cùng chia sẻ gian lao, khốn khó trong cùng cảnh ngộ -- [được] người 'chị nuôi' mới ngoài 30, dành hết tình cảm, quan tâm cho 'người em, người đồng đội, chàng trai tuổi trẻ đầy nhiệt huyết' [này] .


                                                                       ***

Đọc hết ['Sau cuộc chiến'], đây là một tập nhật ký ghi lại những suy nghĩ, tình cảm đang làm xốn xang, chộn rộn cõi lòng từng ngày, từng giờ, từng phút của tâm hồn thơ Mỵ.

Trái tim tử bản chất vốn yếu mềm+ đầy ham muốn.  Có một lúc, chúng ta cảm thấy: 'hình như là những lời nói, những cử chỉ vỗ về, chăm sóc của người chị dành cho đứa em' :

                                                Nghe em kể chuyện ấu thời
                                         chị thương đứt ruột những lời trẻ thơ

một góc khác, chuyện giữa những chiến hữu cùng lý tưởng, mâu cờ,  ước nguyện:

                                                Tôi vừa thoát khỏi đam mê
                                          lại thương vướng bận lời thề vừa trao

bên cạnh đó; tình cảm thiêng liêng dành cho quê hương, tổ quốc :

                                                 Non sông hiu quạnh nỗi mình
                                             sang trang lịch sử trở thành ước mơ

Và, với vai trò người chị, tác giả trao gửi tới chàng trai lời nhắn nhủ, dặn dò:

                                                Như dòng máu đỏ về tim
                                           em ơi giữ mãi ảnh hình quê hương
                                                                (VỀ TIM)
                                                  Hỡi em Tổ quốc mênh mông
                                           lửa thiêng em đốt cho hồng chí trai
                                                  (NHỮNG LẦN NGỒI BÊN BẾP LỬA)

một khoảnh góc khác, nhìn vào 'hình như là tình yêu' -- sự quan tâm gần gũi, sẻ chia, chung đụng dành cho nhau; giữa cảnh 'cá chậu, chim lồng' ; bên những mầm chồi niềm tim, hy vọng đã nảy nở đóa hoa lòng, như lời thú nhận 'phải rồi mình đã si mê'.

Và, chàng tuổi trẻ đã đi vào thơ Mỵ:

                                                  Đêm ơi, đêm tự bao giờ
                                            và em, hiển hiện trong thơ tôi hoài

một sự nhập nhằng, đắn đo giữ lý trí+ tình cảm, giữa con tim+ khối óc; nhưng, chắc chắn trong tình yêu, sự lựa chọn bao giờ cũng dành phần quyết dịnh cho nhịp đập trái tim:

                                                 Nhiều lần thổ lộ cùng thơ
                                           thương yêu nhưng lại giả vờ như không

có sum họp là phải có chia ly.  Người trai trẻ ấy, để thực hiện hoài bão, để có thể tìm cách thoát thân; đã mượn cớ xin đi đánh 'bá quyền' trong cuộc chiến biên giới Việt Hoa. (1979). Người Cộng sản cũng mượn cớ này để đem 'chàng trai kia' đi biệt tích. [Thế là] tình 'người chị nuôi trên 30' dành cho 'người em trên dưới 25 tuổi' [đã chia xa] ;và, hơn hết sự trống vắng của 'đôi bạn' chung lòng, đã khiến tác giả dội lên nỗi dày vò, thao thức, nhớ nhung; để không còn [gì, phải] úp mở:

                                               Thương em hay chỉ là yêu cuộc tình

có lúc, tác giả thấy lỡ làng, ân hận:

                                                Nhưng đã lỡ thương em thành khờ dại
                                                tôi thả em đi lặng lẽ một lần  

'Tôi thả em đi' ; để rồi tôi thơ thẩn; như vừa đánh mất một cái gì mơ hồ, ảo thực; không hình, không bóng, lãng đãng nơi cuối đất, cùng trời :

                                                     Tôi đi giữa lối hoa tươi
                                              tìm em khắp nẻo chânt rời buồn tênh

và, chung cuộc:

                                                      Hai năm kể chuyện sông hồ
                                                 người quen lặng lẽ ngó gò mối cao

'đóa hoa lòng' này đã chiếm phần lớn tập thơ 'Sau cuộc chiến' -- với gần như toàn tập là những bài lục bát, có những câu rất đắt giá.  'Sau cuộc chiến' có giá trị đặc biệt: 'một tác phẩm đặc thủ của hoàn cảnh+ giai đạon hình thành; mà, người viết là một nhân chứng sống của một thời đoạn lịch sử'; môt kỷ niệm đáng quý, đáng trân trọng của tác giả + chúng ta.'   []

   song nhị

   http://songnhicoinguon-thienly.blogspot.com/2014/03cao-my-nhan-ua-nguoi-tinh-i-tu.html