Thứ Tư, 30 tháng 9, 2015

mùa hạ buồn tênh : tùy bút: hoàng vũ đông sơn ( tuấn báo đời nay / usa, 2002)



                                             mùa hbun tênh
                                                   tùy bút hoàng vũ đông sơn


    lẽ suốt đời tôi không biết đến hương vị êm dịu của mùa hạ là gì ?  Tôi sinh ra và lớn lên trong thời loạn ly -- ngoài việc chạy bom đạn thuở bé tại quê nhà; kể cả khi đi học ở trường huyện.  Đông triều là nơi tôi xém chết; vì bom mìn trên quốc lộ 18.

    Vào miền Nam; tôi là thứ thằn lằn đứt đuôi; tự nuôi mình lớn.  Nên; cũng chẳng bao giờ có mùa hạ, để nghỉ ngơi; nói chi đến việc đi núi, đi biển -- như các bạn cùng lớp, cùng lứa ở tuổi thiếu niên lắm mơ, nhiều mộng.

    Phải tự nuôi thân; tôi lại không chăm chỉ học hành ; để rồi niên học nào đi thi cũng trượt; chỉ quá dư điểm để thi lại kỳ 2.  Nhiều gia đình bằng hữu có xe hơi; và nhà nghỉ mát ở Đà lạt, Nha trang, Vũng tàu ... thương mến tôi; lại có nhã ý cho tháp tùng;' để biết thế nào la phú quý.  

    Thế mà chả bao giờ tôi có dịp đáp ứng lòng tốt của bắng hữu và gia đình họ.

    Thời tôi vào đời, có câu cách ngôn mới : " Kẻ có , lấy của che thân/ Người không, lấy thân làm của'.   Cả 'có' lẫn 'không'; tôi đều thiếu, nên phải bỏ thân bằng 3 thước 'kaki màu cứt ngựa đậm'  [ mầu áo lính trận]  là chính đáng thôi.

    Tôi đã cho là 'đời tàn trên cánh nhạc chơi vơi',  từ khi vào đây.  Nhưng khi nghe loa phóng thanh Trại nhập ngủ số 3 đọc họ, tên, cùng số quân, với lời phán, 'Đủ sức khỏe' -- tôi vẫn cảm thấy như trời long, đất lở.  Sân trại sỏi đá bụi mù; không một bóng cây, một ngọn gió; trời nắng chang chang, sao trước mắt tôi al5i đen xì, đen xịt. ...

    Những người tuân hành lệnh gọi nhập ngũ ; và những kẻ bị cảnh sát 'tuyển'; đẩy lên xe ở '8 nẻo đường thành' đưa đến Quân vụ thị trấn; rồi bây giờ ở đây cũng có chung một thủ tục, " Vào hàng dọc, thằng"; nếu như đủ sức khỏe.  Mỗi người trong hàng; được các 'đấng' lĩnh cũ  phát cho một xấp giấy tờ là 'Hồ sơ quân bạ', có cả 'Y bạ' với 3 chữ đỏ lòm ĐSK.

     Mà; khổ vì không cố học thật giỏi ; để được đi du học, họ cái hay, cái mới; về nước được làm nhân tài phụng sự tổ quốc; hoặc, chui vào các cơ quan công quyền, với nghề nghiệp chuyên môn; còn được miễn, hoãn dịch. Còn tôi thì thua đủ thứ, đã cạn láng rồi !

   Đau đớn và nhục nhã cho tấm thân nam nhi 7 thước của mình, nhìn lại, thật mắc cỡ với anh em bằng hữu.   Cấu cách ngôn mới : " Thua thầy một vạn không bằng thua bạn một ly."  Khi 'đời sẽ khổ' -- chỉ có 3 tiếng ngắn, rút gọn; tôi đã khắc dấu vào 'y bạ' cho tiện việc nhà binh là ĐSK ; đã xác định một thân phận, " Tôi sinh ra đời với một ngôi sao xấu" (Vũ trọng Phụng)  -- tự biết mình đã thu bạn bè cả tỉ lần về tất cả mọi phương diện.

    Thua thầy,  kém bạn; tự cho là số phận đi; tôi còn thua cả 'tụi láu cá vặt' nữa.  Những đứa to, khỏe hơn tôi nhiều lần; có cả mấy bạn cũ trong số đó.  Chỉ có vài ngày; mà, chúng nó cấy được vào thân thể cơ man : nào là bệnh ho lao, sơ gan cổ chướng, đau tim ... tất cả đều ở giai đoạn' hết thuốc chữa'; phải ra khỏi trại cấp kỳ; để tránh lây lan cho những người ĐSK (đủ sức khỏe) phục vụ quân dội.

    Những ngày lưu lạc ở miền Trung, cái nắng ngốt người ở Quảng trị; mỗi cơn gió Lào thổi qua, hắt cái nóng hừng hực vào mặt, cùng với cát trắng tung bay mịt mù .  Cả bầu trời biến thành màu sữa loãng.  Mùa đông, lạnh thấu xương tủy tại Đông hà, Gio linh, Cam lộ ... mưa phùn, gió bấc; nếu không, thì sương mủ dày đặc làm tê cóng cả không gian.

    Một lần ra Quàng trị; tôi gặp Nghiệp, người bạn không thân thiết lắm; ở sân Tòa tỉnh trưởng-- đến khi vào họp ở tiểu khu; mới biết đại úy Nghiệp đang là quận trưởng quận Hương hóa.

     Nghiệp đã nhận ' ngưu canh điền khí' về cấp phát cho đồng bào thiểu số.  Trâu bò được trực thăng vận đưa xuống quận, chờ cấp phát; thì bị pháo kích.  Có con bị mẻ sừng, què chân; nên dân chúng chê trâu bò gầy ốm.   Họ đang khiếu kiện về tỉnh.  Đại úy Nghiệp  phải về tỉnh xin ý kiến giải quyết.

   Sợ báo chí biết sẽ làm rùm beng; là, không tốt cho một tỉnh ở điạđầu; vốn được nhiều ưu đãi của cả nước --nên đại tá tỉnh trưởng khuyến khích tôi lên quận Hương hóa. [Thế là tôi có cơ hội] được ngủ một đêm, qua lời mời thân thiết của đại úy Nghiệp; lvà, đi đường bộ; được ngắm cảnh đồi núi, thật đã con mắt.   Ngồi ở ghế trưởng xa, do  đại úy Nghiệp lái; xe chạy hết tốc lực, theo đàn 'công-voa' của Thủy quân lục chiến Mỹ, có xe tăng; lẫn trực thăng võ trang hộ tống.

    Lần đầu tiên trong đời; tôi mới được nhìn thấy mảng nắng vàng chảy xuôi theo từ đèo cao xuống lũng thấp; rồi lại chảy ngược từ khe sâu lên đỉnh những ngọn núi chót vót.   Màu nắng, màu rừng núi , khe suối biến hiện như 7 sắc cầu vồng.  Nắng cứ tà tà khuất dần ở những nẻo núi đồi xa xa ở trước mặt, ở say lưng.  Ở bên trái, ở bên phải.  Thời gian đi vào hoàng hôn; vài tia hồi quang đã tắt lịm;là lúc chúng tôi về đến quận đường Hương hóa.  Những cây số cuối cùng; tôi ngước nhìn lên đỉnh cao; thấy những ngọn núi xa thâm u, pha tí rùng rợn cùa ' Vàng và máu';  khi nhà văn Thế Lữ tả núi Văn dú-- truyện của người lớn, nhưng trẻ con như tôi ngày xưa đọc xong; đêm buồn đái không dám đi.

    Chuyến đi chẳng làm gì này; đối với tôi là có cơ hội cảm nhận được thơ Tản Đà hay hơn, kỳ thú hơn; khi ngâm nga, lúc đối cảnh sinh tình; mà bản thân tôi thì không đủ thi tài để viết ra.  

     Vậy Tản Đà đích thị là bậc thi thánh; khi ông ngược bắc, xuôi nam-- vào một buổi chiều tà nào đó như chiều hôm nay chẳng hạn -- tôi rất tâm đắc với 2 câu thơ của bậc thi thánh, trong bài 'Cảm thu tiễn thu'

                                     Sắc đâu nhuộm ố quan hà
                                Cỏ vàng cây đỏ bóng tà tà dương
                                                  THƠ TẢN ĐÀ

    Đêm ở quận Hương hóa ấy; tôi còn nghe thấy gió hú lê thê, vang vang; từ hang đá này kéo qua động khác; như những tiếng ma gào, qủy khóc, oán than cho thân phận; hay đó là tiếng tức tưởi của kẻ như tôi đang ở 2 bên bờ sông bến Hả , [như đêm nay, chẳng hạn. ] ..!

    Càng về khuya, gió càng hú mạnh.  Gió hú cả 4 phương, 8 hướng, như hý lộng thần oai.  Gió từ hang này thổi qua động khác; từ động nọ thổi qua hang đá kia, đã gặp nhau ở hẻm hốc nào đó; tạo nên tiếng nổ lớn, có lúc liên hoàn, có khi cách quãng -- và, những tiếng ù ù bốc thẳng lên trời cao, vang vọng khắp cả núi đồi.  Ai đã ở Trường sơn , ngoài miệt Hương hóa; cứ vào dịp cuối hạ, đâu thu; vào những buổi chiều vàng, vào những đêm trăng sáng thì cũng có cảm nhận như tôi.

   ' Mùa hè đỏ lửa', tác phẩm Phan nhật Nam + 'Đại lô kinh hoàng' --  tên chung cho những bài phóng sự về việc di tản khỏi Quảng trị của dân chúng trong mưa bom, lửa đạn, pháo kích -- điểm báo hiệu trước cho cáo chung của một chế độ, một quốc gia.

     Những tháng năm dài phải một mình ôm xô nhiều cơn mộng dữ về mùa hạ, sao àm thê thảm quá!   Bây giờ đến thế hệ con cháu tôi.  Những đứa trẻ đang còn học ở cấp 1, 2, 3; cũng chẳng biết  'Mùa Hè Đỏ Lửa' là gì?  Đất nước nay không còn binh lửa; những đứa con nhà khá giả chẳng được hưởng vị của mùa hạ Hồng, hạ Trắng .. Vì; bắt buộc phải học hè, dù muốn hay không, vì' tiên học lễ, hậu học văn' -- thì chỉ khổ cho Trần-Minh-Khố Chuối thời nguyên tử này thôi.  

    Vậy chẳng lẽ MÙA HẠ MÃI MÃI BUỒN TÊNH? đến bao giờ mới là thuở ' THANH BÌNH 3 TRĂM NĂM CŨ'

     HOÀNG VŨ ĐÔNG SƠN
     Thanh đa , 20/5/ 2002.

                                            (trang 232- 233 'Giai phẩm hè'/. tuần báo ĐỜI NAY, 2002.)


                                               bút tích+ chữ ký  hoàng vũ đông sơn [1939- 2014] .

Thứ Ba, 29 tháng 9, 2015

nhá văn võ phiến qua đời ngày 28/ 9/ 2015 ở california (hoa kỳ) ( blog đào hiếu)


                                 nhà văn võ phiến qua đi
                                  ngày 28/ 9/ 2015californi


                              võ phiến [ i.e. đoàn thế nhơn 1925- 2015 ] (trái) 
                                                                + nguyễn mộng giác (phải)
                                                                                    (ảnh chụp 2004 /đào hiếu)


Võ Phiến  [ tên thật Đoàn thế Nhơn], con ông bà Đoàn thế Cẩn + bà Ngô thị Cương. 
[Võ Phiến] có người em ruột là Đoàn thế Hối (1932- 1968?)  cũng là nhà văn, bút danh Lê vĩnh Hòa.
- sinh 1925 ở Quy nhơn (Trung bộ)
- 1933 : bố mẹ cùng người em trai vào Rạch giá [Nam bộ] -- còn [Đoàn thế Nhơn] vẫn ở lại  Bình định [Trung bộ] với bà nội.  Theo học trường làng, trung học ở Quy nhơn.
- 1942 :  ra Huế [ làm con nuôi hoc giả Đào duy Anh], học trường Thuận hóa; và, bắt đầu viết văn.  Tùy bút đầu tiên 'Những đêm đông' viết vào năm 1945, được đăng trên báo 'Trung bắc chủ nhật'.
- 1945 : đi bộ đội tới 1946; ông ra Hà nội học trường Văn lang.
- 1948 : kết hôn với bà Võ thị Viễn Phố -- dạy học tại [Bình dân học vụ]  tại Liên khu 5.
- 1954 :  hồi chánh về vùng Quốc gia], làm việc tại nha Thông tin [Trung Phần, dưới quyền giám đốc Võ thu Tịnh]; bắt đầu đăng bài trên 'Mùa lúa mới' ( chủ nhiệm: Võ thu Tịnh.)  Rồi chuyển vào Quy nhơn; tại đây, ông tự xuất bản 2 tác phẩm: 'Thư tình' (1956) + 'Người tù' (1957); gửi bài đăng trên tạp chí Bách khoa.[ Lê ngộ Châu chủ trương.]  Sau tác phẩm 'Mưa đêm (Sài gòn, 1958); Võ Phiến được [công chúng] biết đến [nhiều hơn.]  [Thời gian này ông làm việc ở sở Phối hợp nghệ thuật .( kiểm duyệt ấn loát phẩm, thuộc bộ Thông tin tuyên truyền VNCH.]
 30-4-1975 :  [được Mỹ chở] di tản ngay đợt đầu tiên sang Hoa Kỳ.
[Ở Hoa Kỳ], Võ Phiến tiếp tục xây dựng nền văn chương [hải ngoại], cho xuất bản tạp chí Văn học, từ 1978.
- xuất bản bộ phê bình văn học 'Văn học miền Nam' (nhiều tập) được đánh giá là bộ văn học công phu [ nhưng chủ quan phiến diện.]            (theo WIKIPEDIA + FB Nguyễn đình Bổn.)


                             ( trích lại từ Blog Đào Hiếu.)


 Related article;


                                                               võ phiến
                                                                   thơ vương tân


                      Quê đất võ cưới Viễn Phố
                      Viết văn thành Võ Phiến
                      Ra đi sau Tạ chí Diệp hơn nửa thế kỷ
                      Lưu vong sang Mỹ vinh dang tiếng Việt
                      Viết rất nhiều nhưng chỉ còn lại
                                  mấy tập tùy bút
                                        trong lòng người đọc
                      Phê bình văn học thì hỏng hết
                      Một đời văn bị 'con đấu tố' sổ toẹt sạch
                      Oan nghiệt cuộc đời là thế đó
                      Chết không nhắm mắt được
                      Dù là nhà văn lớn lưu vong.

                        vương tân

                                    (www.gio-o.com)
                                                         
phác họa chân dung+ bút tích+ chữ ký võ phiế
   (photo: phan tan hải/ vietbao.com)

một tác phẩm của võ phiến
( nxb thời mới / saigon/  ảnh: Internet)

Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2015

nhà văn mặc đỗ [ i.e. đỗ quang bình 1920- 2015) qua đời ở austin ( hoa kỳ), ở tuổi 95.



              nhà văn mc đỗ qua đi austin,
        tuổi 95* 
             
mặc đỗ dưới mắt tạ tỵ

   Ông là một trong những nhà văn, dịch giả, nhà báo nổi tiếng trong nhóm Quan điểm tại Saigon. (VNCH). Năm 1957, luật sư Nghiêm xuân Hồng lam trưởng nhóm; có văn sĩ, nguyên chủ soái nhóm Hàn Thuyên (tiền chiến) làm cố vấn-- cùng Vũ khắc Khoan, Mặc Đỗ v.v ; đổi tên nhóm thành Quan điểm lọai mới.
    Đỗ quang Bình, Vũ khắc Khoan đều là học sinh của 'thầy dạy sử địa Nguyễn đức Quỳnh' -- tuy ông Bình học luật; sau lại hành nghề làm báo, viết văn.
  ở Hà nội (trước 1954) ông viết cho tạp chí Phổ thông. ( báo Đại học Luật,Hà nội.)
  
   Sau hiệp định Genève 1954, Vũ khắc Khoan xin tài trợ của Sở Nghiên cứu chính trị, xã hội ( tên gọi Sở Mật vụ thời đệ 1 Cộng hòa' giám đốc :  y sĩ đại úy Trần kim Tuyến) xuất bản nhật báo Tự do, do Vũ đình Chí (Tam Lang) đứng tên chủ nhiệm, ban biên tập có   Vũ khắc Khoan; Mặc Thu( Lưu đức Sinh) ; Như Phong (Lê văn Tiến); Mặc Đỗ ( Đỗ quang Bình) tham gia. ( sau này,  nhật báo Tự do được giao cho nhóm khác, Phạm việt Tuyền đứng tên làm chủ nhiệm; Tam Lang-Vũ đình Chí bị gạt ra rìa.) 
   Năm 1957 trở đi, nhóm Quan điểm loại mới in các tác phẩm của Mặc Đỗ:  Bốn mươi (1956)- Siu cô nương (1958) - Tân truyện (1967) - Tân truyện 2 (1973) - Trên đảo San hô (2011) - Truyện ngắn (2014) ( trừ Tân truyện 2; các tác phẩm  đều mang logo nxb Quan điểm hoặc Quan điểm loại mới)  v.v ...
   ông còn là dịch giả các tác phẩm các văn sỉ nổi tiếng quốc tế: Ông già & Biển cả (Ernest Hemingway) -- Con người hào hoa
( F.S. Fitzgerald) -- Người vợ cô đơn (Francois Mauriac) -- Thời nhỏ trong gia đình Luvers (Boris Pasternak) -- Vùng đất hoang vu (Leo Tolstoi) -- Giờ thứ 25 (Constant Virgil Gheorghiu ) ...

   nhà văn Mặc Đỗ qua đời vào ngày 20 tháng 9 năm 2015.
    []

---
*  có báo ghi năm sinh :1917. (Bt)

                               ( một phần tư liệu, viết theo  Blog Từ Hoài Tấn) 
                                                   
                                                mặc đỗ [i.e. đỗ quang bình 1920- 2016]
                                                                     (ảnh: internet)

Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2015

chúa nhật 20 .9.2015: 46 năm thành lập chi hội tin lành thị nghè /: đinh bạch dân ghi .



            chúa nht 20.9.2015:
         46 năm thành lp chi hi tin lành
     th nghè
                                              đinh bạch dân ghi 

                                           
                                                        nhà thờ tin lành thị nghè ( 2015)
                                                                         124 phan văn hận, quận bình thạnh, tp hcm


    " ... Đường Phan văn Hân trước đây là Tôn thọ Tường; bắt đầu từ chân cầu Điện biên phủ, đến chân cầu Thị nghè.(phía quận Bình thạnh.)  Trước ngày 30.4.1975; nơi đây là khu vực giao thông khá khó khăn; và, dân cư thưa thớt. Sau 1975, một vài gia đình con cái chúa trong khu vực này kể cả Thanh đa, đã trung tín nhóm -- trong số ấy, có một số tín hữu từ hội thánh Trần Cao Vân bị đóng cửa, đã trôi giạt về đây; nhóm, gầy dựng, nay trở thành một chi hội vững mạnh.

          Khu vực Phan văn Hân gần trung tâm thành phố; nên nơi đây trở thành khu vực có dân cư đông đúc.  Thành lập từ 1969 [từ hội thánh mẹ Saigon] công đầy gầy dựng là mục sư Lê văn Phải -- ban đầu Chi hội Tin lành Thị nghè chỉ là một căn nhà có diện tích 36 m2 (4x 9m); cùng 5, 6 gia đình, hơn 10 tín hữu, nhóm thờ phượng Chúa vào mỗi chúa nhật.

       Tới nay đã 46 năm, trải qua nhiều khó khăn, thách thức; Chúa vẫn giữ gìn hội thánh đứng vững, một ngày một phát triển.  Số lượng tín hữu gia tăng khoảng 180 gia đình, gồm 550 tín hữu .
     [thực tế; tôi đi thờ phượng ở đây trên dưới 10 năm;  chỉ thấy khoảng chừng 100 tín hữu nhóm ở lễ 1, vài chục lễ 2; và lễ 3 con số ít hơn lễ 2 khá nhiều.- Bt.]

       Cơ sở  được nới rộng, nhiều lần trùng tu, sửa chữa; để đáp ứng nhu cầu của con cái Chúa ... "

     [tín hữu đóng góp 2 lần, lần đầu 550 triệu (công bố chính thức)  - lần sau khoảng trên 250 triệu (thông báo miệng  + một bài giảng kêu gọi con cái Chúa mở rộng hầu bao,  đóng góp tiếp -- có lẽ, để bù khoản đã chi. ( một nữ tín hữu chép miệng; "hơn nửa tỷ  cứ ít ỏi gì; vậy mà cầu tháng phía sau nhà thờ vẫn dột tứ tung...".]  (Bt)
                                              (trích:  Kỷ yếu ƠN CHÚA GHI SÂU -  trang 4 )

      tới 2 tháng trước ngày kỷ niệm 46 năm;  ban hát Thị nghè được tập hát hàng 2 tiếng đồng hồ vào mỗi tối thứ 5, hàng tuần. Vợ tôi 78 tuổi, ca viên nhiều tuổi nhất, rất chăm chỉ 'ới' tôi vào chân 'xe ôm tại gia' đưa tới nhà thờ. Ban hát hội thánh Thị nghè tuyển chọn (ca viên trong các ban)   đồng ca 'Liên khúc thánh vịnh' -- chẳng hiểu giọng 'hát' vợ tôi có 'hỏng' không -- nhưng;  nổi nhất chỉ có giọng  cao soprano của Mỹ Duyên -- nghe giọng hát ấm tuyệt vời, lòng yêu Chúa dâng cao.




                                                   một mp3 của mỹ duyên hát tôn vinh Chúa
                                                       ( bút tích + chữ ký mỹ duyên)



                                                       mỹ duyên  ( hàng đầu; bên trái, ngoài cùng)
                                                                                                 (ảnh: nguyễn tăng sơn)

    8 giờ sáng, rất đông tín hữu chen chúc vào ghế ngồi. (chỉ có 1 lễ) ;  đưa phiếu, kỷ yếu được trao tay. Tập kỷ yếu in đẹp,trình bày trang nhã, hình ảnh đầy đủ; từ lúc phôi thai thành lập sau 30-4- 1975 -- truyền đạo Bùi trung Thành (1947- 2015) cùng gia đình, ngồi trên chiếc chiếu túm tụm chén cơm chộn bo bo vào miệng dằn bụng ; để có sức hầu việc Chúa. (tháng 9/1975.)

    Khuôn mặt chàng thanh niên 28 tuổi khi ấy, khá bảnh trai, giọng nam ấm -- có lần, tôi nói  đùa, 
   " ông mục sư ơi, giá ông không là mục sư; chỉ cần thi hát, trở thành nam ca sĩ nổi danh,thì tiền xếp thành đống; có người đếm giùm !."

    Ộng mục sư cười cười ; rầu rầu, gật đầu nhè nhẹ. 

    Nhớ lại; năm 2009, hội thánh tổ chức cho nhân sự đi Dalat bồi dưỡng.(không là nhân sự, đóng 500 ngàn Vnđ cho 3 ngày 4, đêm.) Hội thánh tổ chức đi thăm thác Dattanla, dưới chân đèo Prenn.

     Lội bộ từ đầu đèo xuống tới thác khá vất vả; nếu ngồi lên giây đu , vừa nhanh, vừa đỡ mệt. Mua vé xong, tôi ngồi phía trước ghế xe đu, quay lại thấy mục sư Thành.  Khi xe đu  xuống dốc; giây kéo bật mạnh, ngồi không vững, có thề tuột ra khỏi ghế, ông túm chặt áo tôi.  Ngoảnh lại,  thấy ông nhắm mắt, vẻ lo âu, sợ hãi. Tới đích; ông nhìn tôi cười;  tôi nói nhỏ rót vào tai, 

   " mục sư ơi! giả thiết bữa nay Chúa có mặt ở Dalat này, nếu Chúa  muốn 'ngắt hơi thở một ai đó'; thì Chúa chỉ nhìn thấy tôi, 'thằng ba búa, thiên hô bát xát, múa bát leo giây' ngồi ở ghế trước . Nếu Chúa có gọi ai trở về nhà Cha; chính là tôi ngồi phía trước;  không phải người ngồi phía sau.' 

    Mục sư Thành qua đời vào 26.1. 2015 ; sau hơn một năm bàn giao hội thánh cho tân quản nhiệm Khuê.  Hai vị này cùng được phong mục sư cùng năm 2002.

    Lần cuối cùng, nhìn thấy ông vào một buổi thờ phượng, ở lễ 1. Một trung niên trọc đầu,vết sẹo dài lớn sau ót;  áo lạnh khoác ngoài, được người nữ giắt; đỡ vào ghế ngồi.  Người nữ ấy là vợ ông [bà Liên]; tôi mới nhận ra ngươi được giắt vào chỗ ngồi; là mục sư Thành. 

     Nhà ông ở một ngõ nhỏ trên đường Điện biên phủ, gần cầu Phan thanh Giản. Hàng năm, vợ tôi 'ới' tôi;  chở đến nhà biếu quà tết, chỉ là một cặp bánh chưng nấu lấy ở nhà. Cũng có lần; nồi cơm điện nhà ông bà bị cháy; vợ tôi lại 'ới' tôi đưa lại một nồi cơm điện lít 8 mới cáu cạnh, mua dịp khuyến mãi, chưa dùng tới. 


                                                    mục sư  lê văn phải + gia quyến
                                                                                          


                                               mục sư Bùi trung Thành  [1947- 2015]

      Bà Liên (vợ mục sư Thành) ngồi cạnh tôi sáng nay, đưa tay chỉ vào tấm ảnh cũ ( gia quyến mục sư Phải)  gia đình  có 5 người: vợ chồng gia chủ , con gái, 2 con traiNgười thanh niên cao nhất đứng giữa, Lê văn Thiện  (mục sư, hiện  ở Mỹ) và cậu em trai nhỏ thấp, tên L... có khuôn mặt hiền hậu.  

    Tôi nhớ ngay chuyện cậu em trai này sau làm chủ tọa một hội thánh Tin lành ở Biên hòa .(sau 1975) -tín hữu quyên góp tiền, vàng, ngoại tệ; để xây dựng nhà thờ mới; thừa cơ ' cậu ta chộp dông tuốt'.  

      Thế rồi; một ngày thánh nhật, không thấy vị chủ toạ đâu; hóa ra đêm qua 'người' cùng 'gia quyến' đã tìm đường 'vượt biên' sang Mỹ. 

       Và; ngôi nhà thờ Tin lành vẫn được xây cất đồ sộ , nóc cao ngất trên bầu trời xanh; các tín hữu vẫn è cổ đóng góp trả nợ mấy năm mới hết ; thế cho 'ông chủ tọa đào ngũ'.

       Bà Liên ngồi cạnh tôi; lấy bút ghi lời giảng diễn giả sáng nay. Ông không còn dùng xe hơi mầu đen bóng loáng đến đây như những năm trước .( khi còn là  NGƯỜI SỐ 1 của Tổng hội Tin lành miền Nam. ) Bà Liên quay sang tôi, hí hoáy ghi, trên đời có 3 thứ BIA: bia MIỆNG, bia ĐÁ và bia LÒNG .

     " ...Chúa không bao giờ quên chúng ta, người mẹ cho con bú còn có phút bẵng quên khát sữa; nhưng Chúa thì không.  Không giờ phút nào Ngài quên con cái  của Ngài; và, Ngài ở cùng cho tới ngày tận thế . Bia miệng là rèm chê, sẽ qua đi; bia đá lâu hơn; rồi mờ phái; chỉ bia lòng còn lại trong con người cho tới ngày tắt hơi thở ..."

     Diễn giả nhắc giáo sĩ lừng danh Billy Graham  rất yêu quí mẹ -- điều  mà Billy nhớ nhất-- mẹ dạy dỗ lời Chúa từ khi còn thơ ấu tới trưởng thành, Billy thờ phượng Chúa hết lòng; rao giảng Tin lành có tới cả  ngàn ngàn người nghe, giơ tay tin nhận Đấng Christ.

     (tôi nhớ tói chuyện thiếu thời Billy,  khoảng 12, 13; cậu  ta hay trèo leo lên cây cối ngoài vườn; bà mẹ gọi về, buồn rầu khuyên dạy; lo lắng ; cầu nguyện với Chúa thương xót đưa trẻ thông minh thì có; nhưng ngỗ nghịch, ham chơi v.v...  Tôi còn nh , trước 1975, tôi đọc Bình an trong Thượng đế' ( bản dịch củaCTC,  trung tá Không quân, tên CTC  ,nhận dịch thuê cho Hội thánh Báp tít ân điển xuất bản trước 1975.)  Gặp dịch giả,  tôi hỏi anh ta tin Chúa chưa ( hồi ấy ở Không quân ;  mục sư đại úy Tươi đặc trách Tin lành Không quân VNCH.), anh ta lắc đầu.  Hệt trường hợp Phan Khôi dịch thuê Kinh thánh cho các giao sĩ Tin lành;còn dịch giả vẫn là người 'ngọai đạo'.

     Bà Liên quay sang tôi, " diễn giả trước kia là  NGƯỜI SỐ MỘT, nay chuyển sang NGƯỜI SỐ 2 của Tổng hội Tin lành miền Nam."  -- tôi gật đầu, " ông ta đang đóng vai thủ tướng nước Nga Medvedev đấy, còn NGƯỜI SỐ 1, đương kim hội trưởng  hệt như tống thống đương kim nước Nga hiện thời ." --  bà có đồng ý với tôi không?" 

     bà  Liên rướn mắt, ngạc nhiên, lắc đầu .

    bèn, lại phải giải thích : trước kia 2 vị lãnh đạo nước Nga này đã hoán 'ngôi vị' cho nhau; có lúc thủ tướng đương kim làm tổng thống;  [bây giờ là đương kim thủ tướng]-- còn ông cựu thủ tướng hoán vai; nay là tổng thống."

 " ông nói tôi chẳng hiểu gì cả",  bà Liên trả lời

     Bà Liên giở sang trang  sau,  ' mục D. mục sư truyền đạo quản nhiệm: 1969- 2015'; chỉ vào ảnh số 1,

     " truyền đạo sinh Phan quang Thiệu, chủ tọa : 1969- 1971'-- rồi dẫn giải, bây giờ mục sưThiệu là tổng thư ký liên hội; [Tổng hội Tin lành miền Nam]  bữa nay ông có mặt ở lễ cảm tạ; kể cả mục sư Phan minh Nghĩa ( nay, quản nhiệm Gò vấp) ; mục sư nhiệm chức Nguyễn đình Tín;  truyền đạo Đỗ hữu Hoàng... -- cùng nhà tôi gầy dựng hội thánh Thị nghè từ sau 30.4. 1975. "

   (...  thế là truyền đạo Hoàng; bị vuột mất cơ hội hốt bạc; để thầu 50 bàn tiệc, dự định cho ngày 46 năm thành lập. [ từ tháng 10/ 2013,  H... độc quyền thầu ẩm thực thông công của hội thánh Thị nghè. ]

   trước đó; quản nhiệm hội thánh Thị nghè dùng cả một bài giảng, 'í ới' kêu gọi đóng góp :  chớ quên 1/ 10 dâng vào nhà Chúa , làm đúng vậy, quí vị rướn mắt lên xem,  Chúa sẽ đồ đầy ơn phước thuộc linh,thuộc thể trên quí vị  -- nghe thật bùi tai, mà vô hiệu .

   bởi; thuộc viên đã đóng góp quá nhiều: ' bổ sung sửa chữa món tiền trên 250 triệu' -- lại được nghe kêu gọi ủng hộ  ban thanh niên, thiếu nhi , ấu nhi ... đi học kinh thánh,  dự trại hè  ở Đà lạt.

   bvài giảng gần nhất, vẫn tiếp tục 'í ới' kêu gọi đóng góp thêm  60 triệu cho 'Ngày 46 năm..."  v.v.

  một nữ tín hữu bụm miệng thủ thỉ với người bên, " bầu sữa dâng hiến tín hữu Thị nghè không còn là bầu sữa mẹ Huê kỳ nữa đâu, ' vì đã bị vắt cạn kiệt rồi !"  


                                           truyền đạo sinh Phan quang Thiệu  [1947-    ]
                                                                    chủ tọa đầu tiên  hội thánh Tin lành Thị nghè 1969. 
                                                                                                '
                                                                           

                                                mục sư  vũ đinh khuê  [ 1955-      ]
                                                                       quản nhiểm chi hội tin lành thị nghè, từ 10/ 2013



                                                                             bút tích + chữ ký của mục sư vũ đình khuê


                                                                                            
    Ban hát cuối cùng là 'Ban hát Hội Nhánh Bình phước'  hợp xướng 'Bài thánh ca 415'; thật phấn chấn, lòng yêu Chúa có dịp dâng cao.  Hội Nhánh Bình phước đang kêu gọi tín hữu đóng góp để xây dựng nhà thờ mới;vì,  nhà thờ cũ chật hẹp, chưa ra dáng 'nhà thờ Tin lành' ; chính quyền địa phương chỉ hứa cấp phép, một khi xây dựng được' nhà thờ mới khang trang'

                                               Hội nhánh Tin lành Bình phước (quận Thủ đức)
                                                         trực thuộc Hội thánh Tin lành Thị nghè
                            \                      -  mục sư nhiệm chức  Võ văn Phước, chủ tọa-
                                                                           ( bên phải, đứng ngoài cùng, bên phải)
                                                                      (ảnh: Internet)

   tôi bật nhớ: một quán cà phê, nơi tôi thường uống vài năm nay; nằm  trên đường  Nhiêu Tứ. (quận Phú nhuận.)\Chủ quán cho biết, sau khi cất nhà 3 tấm 5 xong, nhà mới sẽ được đổi số, tên đường mới Hoa Cau -- chứ không còn là đường Nhiêu Tứ nối dài nữa."   Tôi uống cà phê nghe chim hót líu ríu , ly cà phê chỉ tăng thêm 20 Vnđ,vị chi 100 đồng chẵn  cho ly cà phê phin sữa nóng ngon tuyệt -- thay vì 380 Vnđ/ ly; ở Gold -- nơi Lữ quốc Văn rủ rê tới thường xuyên ; vừa uống cà phê 'vừa 'phê' (effet) sắc vóc các nàng bán cà phê, đẹp rợn hồng đào

    tay  Lữ quốc Văn,  vốn là cựu hiệu trưởng một trung học chuyên khoa ở Biên hoà (trước 1975) được mời tới nghe giảng Tin lành. Anh ta nghe xong, mọi người xúm vào kêu gọi tin Chúa đi ,bèn lắc đầu quầy quậy: " tôi nể thằng bạn mời;  mới đi nghe giảng, nhưng chưa được Chúa kêu gọi ; nên chưa thể giơ tay xưng nhận đức tin được..."  

    quả là mấy tên; được gọi có học thức, khó mà tin Chúa, chỉ với đôi lần nghe rao giảng Tin lành. Hèn gì mà Chúa rất khinh mạn lũ này, chỉ kêu gọi ' mấy tay đánh lưới người' ít học mà thôi.  


                                                             ban hát hoành tráng hàng đầu  
                                                                                        - đó là  ban hát thanh niên -


                                "âm nhạc , một nhu cầu không thể thiếu trong buổi thờ phượng Chúa... "
                                                                                -- và đây là ban âm nhạc thị nghè- 

         Tắt lễ ra về,  tín hữu được tặng túi quà 'thông công' không tệ, đủ chất dinh dưỡng + cuốn Kỷ yếu 46 năm thành lập Hội thánh Thị nghè (1969- 2015) -;đầy hình ảnh ông bà  quản nhiệm, các ban bệ :  Thăm viếng' ;' Cơ đốc giáo dục'; Trung [lão] niên; trường Chúa nhật,   Truyền giảng   ... đều có mặt nữ tín hữu Nguyễn thị Khê, sinh 27- 7- 1937.

    ở tuổi này ; vợ tôi vẫn được xưng tụng  đẹp lão, có sức khỏe để hầu việc đấng Christ không mệt mỏi --  với tôi -- hình như hầu việc Ngài, bà ta không vì 'cái bụng của mình' .

    
đinh bạch dân
 21 Sept. 2015



                                            " ban đầu, được thông báo: mỗi gia đình nộp 1 tấm ảnh  in vào tập kỷ yếu-
                                                          -- kêu gọi rất nhiều lấn,  chỉ có khoảng mươi gia đình nộp.
                                                            ( trong số ấy có gia đình Đỗ mạnh Tường+ Nguyễn thị Khê).
                                                         - cuối cùng  thông báo : đành  hủy bỏ việc in hình các gia đình
                                                                           tín hữu vào tập'ƠN CHUA LÒNG GHI SÂU'.
                                                                                -  và đây là tấm ảnh được hoàn trả."


     


                                              ban thăm viếng chi hội tin lành thị nghè
                                                                        đứng giữa, hàng 2 :   nguyễn thị khê 
                                                                        đứng, hàng 1 bên trái :
                                                                                            chấp sự Dương lệ Thủy, trưởng ban.


                                             ban cơ đốc giáo dục chi hội tin lành thị nghè                                               
                                                                        hàng thứ 3: 
                                                                        truyền đạo Hoàng; chấp sự Tín (trưởng ban);  ms Khuê;
                                                                            ms Bùi trung Thành; chấp sự Nguyễn thiện Chính 
                                             hàng thứ 2:  nguyễn thị khê (bên phải sau cùng)

                                                                       (ảnh: KỶ YẾU 46 NĂM THÀNH LẬP CHI HỘI THỊ NGHÈ)


                                                                tập kỷ yếu ' 46 năm thành lập chi hội  tin lành thị nghè